1. Mật Tông là gì?
2. Tu Mật phải làm gì?
3. Quan điểm của người tu Mật.
Phần 1
HL: Mật Tông là gì?
HP:Mật Tông là một tông phái của Đạo Phật dùng các Mật Ngữ của Chư Phật làm phương tiện tu hành.
HL: Mật Ngữ là gì?
HP: Mật Ngữ có nghiã là lời nói kín, gọi là chân ngôn, tức là lời nói chân thật. Mật ngữ còn gọi là chú, đây là tiếng thông thường người đời hay dùng nhất, chú cũng có nghiã là lời nói bí mật vậy.
HL Tại sao là chú lại là bí mật?
HP: Bí mật vì nó không được giải nghiã, bí mật vì chỉ có Chư Phật thì mới hiểu trọn vẹn. Bí mật vì nó đem lại những kết quả không thể ngờ. Bí mật vì tùy trình độ căn cơ và sự ứng dụng, mỗi người hiểu một khác nên đạt một kết quả khác nhau. Bí mật vì nó chỉ truyền đạt do Tâm truyền tâm giữa Thầy Trò, giữa Chư Phật hoặc người nói ra chân ngôn với hành giả, điều này, chỉ người nào tu Mật rồi thì mới chứng nghiệm được. Bí mật vì kết quả đạt được tuỳ vào tâm của hành giả.
HL: Tại sao lại dùng chú làm phương tiện tu hành?
HP: Theo Đạo Phật thì có rất nhiều cách để đi đến cứu cánh giải thoát, có người niệm Phật, có người tụng kinh, có người ngồi thiền, vậy thì dùng chú cũng chỉ là mượn xe để đi đến đích mà thôi.
HL:Tại sao lại chọn chú mà không dùng các cách khác như niệm Phật, tụng kinh?
HP: Trong một cuộc hành trình muốn đi đến mục đích nào đó, người ta thường thích chọn xe nào đi cho nhanh nhất, và thoải mái, vậy thì việc chọn chú hay dùng cách phương tiện khác cũng là như thế mà thôi.
HL: Tại Chú là phương tiện đi nhanh nhất?
HP: Vì dùng chú thì ngoài tự lực của mình, còn nhờ tha lực như đi thuyền biết trương buồm, nên nhờ đến sức gió đẩy mà đi nhanh hơn.
HL: Vậy thế nào là tự lực? Thế nào là tha lực?
HP: Tự lực là dựa vào sức của chính mình mà thành việc, tha lực là nhờ vào sức khác ở ngoài mà trợ giúp, người tu mật tông nói đến tha lực là nói đến sức hỗ trợ vô hình từ các cõi khắp thế gian đưa đến.
HL: Vậy tại sao là phải nhờ vào tha lực?
HP: Bởi vì sức người có hạn, và sức ngoài thì vô hạn, nếu nương vào sức đó thì sẽ giúp ta sớm đạt được kết quả
HL: Nhờ đâu ta có tha lực hổ trợ?
HP: Nhờ chân ngôn tức chú.
HL: Căn cứ vào đâu mà nói chú lại có tha lực?
HP: Điều này thuộc về bí mật mà chỉ có thể chứng minh bằng đức tin của mình, bằng sự chứng nghiệm và cảm nhận. Kết quả chỉ được xác mình khi thực sự đã hành trì.
HL: Vậy thì chú do đâu mà có?
HP: Chú do tâm Phật mà có, Chú do lòng thương sót chúng sinh mà có, Chư Phật , chư bồ tát hoặc các vị khác khởi từ tâm chân thật, lòng thương xót chúng sinh mà nói ra chú để cứu độ. Vì xuất phát từ tâm chân thật nên có tên là chân ngôn.
Lời bàn thêm của đệ:
Tụi mình để ý đến hai cách trình bày một sự việc như sau:
Cũng như khi ta dùng câu:
Tiếng chó sủa để diễn tả hành động của con chó.
Thì ta còn một cách khác nữa là ghi lại: Gâu! Gâu! Vốn là âm thanh thật sự của con chó khi sủa.
Thêm một ví dụ nữa để cho thật là rõ:
Khi ta dùng câu: Tiếng xe đang leo dốc nặng nhọc thì đó là ta đang nói về cái tiếng phát ra từ cái máy xe khi leo dốc, nhưng không có âm thanh.
Nhưng khi để diễn tả rõ ràng hơn thì ta lại dùng thuật ngữ:
Xe ầm ì leo dốc một cách nặng nhọc: Ùnn! Ùnn!!!
Thì âm thanh ầm ì: Ùnn! Ùnn! đó chính là tiếng động do máy xe phát ra khi leo dốc.
Thì ở đây, khi bàn về những hành động cứu độ của một Đức Phật (như Ngài A Di Đà Phật chẳng hạn) thì ta phải nói đến bốn mươi hai đại nguyện của Ngài :
Nhưng khi đối trước Pháp Thân và lắng nghe âm thanh của Ngài khi cứu độ thì mình lại nghe được chân ngôn là “Hrih” vốn là cái âm thanh đại diện cho những đại nguyện của Ngài.
Và khi ta dùng tâm ta để phát ra chính cái âm thành này thì ta lại vô tình ... được đồng hành với Pháp Thân do vậy mà có kết quả nhanh chóng.
Báo cáo bài viết này Thông tin chi tiết về bài viết Cảnh cáo thành viên Xoá bài viết Cảm ơn bài đăng của đạo hữu: LIENHOADIEUPHAP
Đầu trang Xem thông tin cá nhân Gửi tin nhắn Gửi Email Sửa bài viết Trả lời với trích dẫn
LIENHOADIEUPHAP
Tiêu đề bài viết: Trả lời: MẬT TÔNG LÀ GÌGửi bàiĐã gửi: Thứ 4 Tháng 3 28, 2012 9:40 am
Ngoại tuyến
Ngày tham gia:
Thứ 7 Tháng 9 10, 2011 10:57 pm
Bài viết: 214
Đã cảm ơn : 1 lần
Được cảm ơn : 181 lần
HL: Đọc chú có lợi ích gì?
HP: Vì chú xuất từ chỗ vô hạn là tâm Phật, nên lợi ích của nó cũng vô cùng, không thể kể hết, nên đối với người tu thì lợi ích đúng đắn và thiết thực nhất là giúp chúng ta được tìm cầu giải thoát mau chóng, giúp người khác cùng tiến với ta trên con đường giải thoát còn các pháp khác như là thần thông trừ tà ma, chữa bệnh là phụ. Không nên nhìn chú bằng con mắt hạn hẹp đó.
HL: À!!!! Vậy những ai có thể đọc chú được?
HP: Chú là phương tiện của Phật cho mượn, nên ai mà không có quyền đọc? Tuy nhiên khi ta mượn một cái xe thì điều cần thiết nhất là ta phải biết sử dụng nó hay không? Nếu không thì xe lại trở thành một trở ngại, một khó khăn cho ta, làm cho ta dừng lại với xe mà không tiến được trên con đường Đạo. Bởi vậy, những người biết lái xe, hiểu bệnh của xe, phải là người được huấn luyện chuyên môn.
Do đó đọc chú thì ai cũng đọc được nhưng có kết quả hay không? Kết quả nhiều hay ít thì đó mới là vấn đề!!!
Ấy là chưa nói đến cái hại có thể đến nữa. Nói như thế không hẳn chỉ những người tu chân ngôn mới được đọc chú mà bất cứ ai nếu với tâm thành thật hướng đến sự tốt lành của ngươ‘i khác vẫn có thể dùng chú mà vẫn thấy linh nghiệm.
HL: Đọc chú đòi hỏi những điều kiện gì?
HP: Đương nhiên là cần một số điều kiện, thông thường thì ta phải có sự tin tưởng vững chắc vào chúng, lòng thành khẩn khi đọc, hướng về sự làm lợi ích cho tha nhân hay các chúng sanh.
Người tu Mật Tông còn cần nhiều điều khác như: phải xả thế nào? Dụng tâm ra sao? Dụng ý thế nào? Dùng lực làm sao? Dụng thế nào trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm , ngồi? Phải làm thế nào để “Tam Mật Tương Ưng”? Phải làm lợi ích cho chúng sanh thế nào? Phải hồi hướng công đức ra sao? Tất cả những điều đó, nói riêng cho người tu Mật sẽ được giải đáp trong phần 2 (Người Tu Mật Tông Phải Làm Gì?).
HL: À!!! Vậy khi nào nên đọc chú? Và khi nào không nên đọc?
HP: Nên đọc chú lúc tâm thanh tịnh, làm lợi lạc cho người khác! Không nên đọc trong lúc tâm rối loạn hay khởi những ý ác hại người.
Tuy nhiên, nếu giữ được tâm bình thản thì lúc nào cũng đọc được.
Ngược lại chú cũng giúp cho tâm ta an ổn khi ta biết sử dụng chú đúng lúc và đúng chỗ.
Đối với người tu Mật thì không có lúc nào là không nên đọc chú, vấn đề là nên đọc chú nào? Vào trường hợp nào, để làm lợi lạc cho chúng sanh.
HL: Đối với người tu Mật thì mục đích trì chú là gì?
HP: Mục đích tối hậu là giải thoát cho mình và để cứu độ cho người khác.Mục đích là phải tu thành Phật bằng phương tiện trì chú ngay hiện kiếp.
HL: Muốn tu thành Phật bằng phương tiện trì chú thì phải làm sao?
HP: Thì hành giả tu Mật phải thực hiện được “Tam Mật Tương Ưng” nghiã là làm sao cho thân, khẩu, ý giống như chư Phật.
HL: Làm thế nào có được “Tam Mật Tương Ưng”?
HP: Muốn được Tam Mật Tương Ưng thì phải qua một quá trình tu tập và hành trì. Đi nhanh hay chậm là ở sự tự ngộ và mở tâm của mình.
HL: Người tu Mật Tông đối với Giới, Định, Huệ là như thế nào?
HP: Tu theo Đạo Phật mà muốn thành tựu thì chẳng có tôn phái nào mà không có Giới, Định, Huệ. Đối với người tu Mật Tông: Giới là tâm giới, định giới nghiã là tự lòng mình thấy cần phải giữ giới, tự mình trở về với cái tịnh, cái sạch đó là thân tương ưng.
Nếu không giới tịnh thì việc tu không kết quả, khi đã giới rồi thì vào định chẳng khó. Vì tự giới đã sinh Định rồi lại còn nương vào oai lực của chơn ngôn nữa thì kết quả phải đạt do đó: Do có Định mà Huệ phát là cái tất nhiên. Tuy nhiên nếu nhìn sâu hơn thì Định Huệ là một, không rời nhau do đó nếu giữ Giới rồi, sau đó nương vào chơn ngôn mà hành trì thì có đủ cả Định và Huệ
HL: Mật Tông thuộc Tiểu Thừa hay Đại Thừa?
HP: Phân chia Tiểu Thưà và Đại Thưà chỉ là tạm tách ra cho dễ hiểu về đường hướng tu tập và quan niệm hành trì mà thôi. Mật Tông không nằm vào Thưà nào kể trên cả vì con đường Mật Tông là con đường nhanh nhất, ngắn nhất, một bước đến giải thoát nên còn gọi là “Tối Thượng Thưà” hay “Kim Cang Thưà”.
HL: Thế nào là “Tối Thượng Thưà”?
HP: “Tối Thượng Thưà” là một bước đi lên thành Phật, Tối Thượng Thưà là vạn Pháp thông đạt, vạn pháp đầy đủ, tâm vô cấu nhiễm, lià các pháp tướng đi hẳn vào tâm Phật.
HL: Đường lối của Mật Tông ra làm sao?
HP: Mật tông tu là để cứu độ chúng sanh, chớ không phải là chỉ để giải thoát cho riêng mình, do đó đường lối của Mật Tông là: mọi nơi, trong mọi lúc đều nhằm vào việc làm lợi lạc cho chúng sinh, lấy phương tiện độ sanh, độ tha làm tự độ.
HL: Mật Tông khác với các Tông khác như thế nào?
HP: Vì mục đích sau cùng của các Tông phái đều đạt đến chỗ “Giác Ngộ” và “Giải Thoát” vì vậy Mật Tông cũng không đi ra ngoài mục đích đó. Nếu có khác, là khác trên phương diện hành trì đối với các tông phái khác mà thôi. Hay nói khác đi là chỉ khác về cách dùng các phương tiện để đạt đến mục đích cứu cánh, vấn đề này sẽ được bàn rộng về phần 3 (Quan Niệm Của Người Tu Mật). Còn về sự khác nhau trên phương diện độ sanh tôi không nói đến vì tất cả đều là tùy duyên mà đáp ứng.
HL: Tu Mật Tông có khó lắm không?
HP: Khó hay dễ đều do mình, các cụ thường nói: Vạn sự khởi đầu nan, nghiã là mọi việc khi bắt đầu đều khó. Lúc quen rồi thì cũng thấy dễ thôi.
HL: Người Nữ có thể tu được Mật Tông không?
HP: Đạo không phân chia nam nữ, Phật không chọn nam nữ để độ riêng, vậy thì tại sao ta lại phân biệt? Đã là đi tìm giác ngộ thì già trẻ, lớn bé, gái trai gì mà không đều đi tìm giác ngộ được?