Cách tu trong trần gian được chia ra ba cấp ,y như ĐI HỌC vậy
CẤP 1=Khi một đứa trẻ đã có sự nhận biết rồi ,nó phải đi học là trường mẫu giáo ,nhà trường dạy ca hát ,tô vẽ và học đánh vần A B,C, rồi ráp vần ,ở tiểu học nó thích học vừa hát ,khi phát hiện cái gì hay nó muốn được khen tặng .
Được chấm điểm ,và được mọi người chú ý ,một đứa trẻ đó luôn vui mừng thường khoe thành tích ,lời nói quả thật ngây ngô thân tâm biết đó là thiện , biết đó là lành, chưa phát triển trí tuệ ,luôn cho việc làm của mình là hay hơn hết .
Khi bài vở từ cô giáo đưa đứa bé phải học thuộc ,lập lại lời của cô giáo,kỷ luật ,giới rất trang nghiêm cho có khuông khổ ,ăn uống nếu không có giới luật nó sẽ tranh dành và lộn xộn .
Sự tu học ở cấp một cũng vậy ,ai tu mà cũng có những đặt tính ham thích nơi vui nhộn ,tranh dành hơn thua ,ham những lời ngon tiếng ngọt vẫn gọi là con nít .
Cấp 2=đứa bé đã có suy nghỉ hơn , những bài do cô giáo đưa nó có nhận xét lập luận hơn , biết làm bài ,biết suy ngẫm tuy nhiên nó vẫn còn bản tánh tranh chấp,đương nhiên nó vẫn mong muốn sự khen tặng từ mọi người .
Nhưng đã có sự suy nghỉ nó lại hạn chế những ham thích nhỏ nhoi kia nữa ,mà người học trung học chỉ mong mình trở nên trưởng thành,có tài năng hơn để ra làm việc giúp ích cho đời, ko còn muốn long bong, nghĩa là sự tự do thoát .
Cấp 3=là đã có trí tuệ hơn ,bình tỉnh hơn, trưởng thành hơn ,và có ý thức từng hành vi, suy nghỉ ,hành động biết nên làm hay ko nên làm những nội quy ,kỷ luật ,bây giờ đã như ăn sâu ko còn bị lệ thuộc của nhà trường .
Người tu ở cấp 3 cũng vậy biết làm chủ biết quan sát ,oai nghi đức hạnh , người tu bậc tiểu học ko thể nhận ra người tu học bậc 3 , nhưng người tu bậc 3 lại nhìn ra người tu bậc 1
Người tu cao có thể nhận xét phê bình người thấp được ,người thấp ko thể phê bình nhận xét được người tu cao, Nếu người tu thấp phê người tu cao ,nghiệp quả ập xuống .Nên người tu phải cẩn thận khi nhận xét
Cách cư xử của cấp một :
Người tu ở cấp một khi chưa đủ trí tuệ,người tu phải dựa trên nền kinh tảng có sẳn ,luôn đọc học thuộc nếu thâm tâm chưa đủ trí thì đừng tranh cải, hoặc đem kinh ra để chấp kinh vì bản thân mình chỉ học kinh nhưng chưa thông hiểu ,chưa nếm đây là cách để người tu ở cấp 1 để tiến trình trên con đường tu .
Một đứa trẻ hay bắt chước những gì người lớn nói ,hành động hay suy nghỉ ,tập sự theo người lớn nhưng bản thân nó ko hiểu được tại sao/tôi cho một ví dụ :hai từ có ,và không,người tu ở bậc thấp nghe nhưng ko sao hiểu nổi hết cái có và cái không ,cũng thường lập lại nhưng ko hiểu hết .
Hoặc người nói tham danh tham lợi nhưng ngay bản thân lại ko sao hiểu nổi hết chữ của tham danh ,tham lợi này hầu đa số chỉ có nói người nhưng ko thấy mình vẫn đang vướn mắc .
Không riêng người tu cấp một mà tu ở cấp hai dẫu từng suy ngẫm ,nhưng vẫn tăm tối ,khi chưa đạt cái gì thì mong cầu cho đạt ,khi có một chút thành tựu được mọi người tôn sùng thì lại rơi ngược xuống ,và bản tánh đứa trẻ thường hờn dỗi ,lại ham thích leo cao .
Thích làm lớn ,ví dụ = thích làm phật ,thích làm bồ tát ,thích làm thánh, nhưng lại ko thấu đáo những quả vị này là sao?nghĩa là gì?và thường hay đánh những ai cười mình .
Muốn biết quan sát người tu cấp một phải biết quán sát tâm gọi là thiền minh sát cho cặn kẻ định cho vững mới quan sát được mình và người rõ ràng minh bạch ,và ko bị chi phối bởi sự phản kích của cảnh đời.
Người tu chẳng khác gì là người đang leo núi ,mọi sự hiện diện trên đường đi còn nhiều gian nan,và chính bản thân chưa hiểu hết ,cái gì cũng phải hỏi cái gì cũng phải suy ngẫm người nào đủ sức đủ trí thì vượt qua ,những trở ngại còn nhiều,cái dốc thấp đó chưa dùng sức nhiều ,nhưng đến bậc 2 lên nữa người tu phải dốc sức để leo ,những trở ngại là thử thách vô cùng khó khăn .
Người tu ở cấp ba =là người đã đi quảng đường gần đến đỉnh ,mọi sự ham muốn ,vướn mắc họ trãi qua đều là kinh nghiệm, thậm chí họ đủ sức nhảy vọt ko cần sự giúp đỡ của ai .
Ở cấp ba vẫn là người đang tập làm người lớn ,nhưng vẫn chấp đúng sai,phải trái ,vẫn chấp phân biệt giữa hai mé ,như người đã thấu hết như chưa giáp vòng của vũ trụ nên cái nhìn vẫn còn chấp nho nhỏ vi tế .
Khi đã thấu triệt rồi ,đã thấu đáo hai lề ,viên mãn thì không còn chấp ,thân tâm thành vô ngã ,không trụ nơi nào ý thức mọi thân khẩu ý ,và đạt đến đỉnh vô hạn ,chỉ đem dây thả cho những người ở dưới thấp níu kéo lên thôi .
Khi đã hoàn mãn thì họ quay về nơi họ đã từ đó đi
Phật là lời nói gọn, nói đủ là Phật-đà (Buddha) dịch âm tiếng Phạn, dịch nghĩa là Người Giác Ngộ. Phàm nói Phật là chỉ cho đức Thích-ca Mâu-ni (Sakyamuni). Trước đây hơn hai mươi lăm thế kỷ, ở thành Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu) phía Bắc miền Trung Ấn Độ, trong cung vua Tịnh Phạn (Suddhodana) đã sanh một vị Thái tử tên Tất-đạt-đa (Siddhartha). Lớn lên, có dịp Thái tử đi dạo bốn cửa thành, chứng kiến sự sanh già bệnh chết của kiếp người, khiến Ngài xót xa đau đớn.
Sau đó, Ngài quyết định từ bỏ một cuộc đời sang cả trong hoàng cung, dấn thân vào rừng núi để tìm ra con đường giải thoát sanh tử. Trải qua mười một năm trời học đạo và khổ tu, bốn mươi chín ngày tọa thiền dưới cội bồ-đề, Ngài bỗng nhiên hoàn toàn giác ngộ, thành Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni. Sau khi giác ngộ, Ngài thấy rõ manh mối lôi cuốn con người trôi lăn trong dòng sanh tử và biết tột cùng con đường giải thoát sanh tử. Nói một cách khác, Ngài biết rõ nguyên nhân và thành quả của sanh tử, biết rõ nguyên nhân và thành quả của giải thoát sanh tử, đồng thời Ngài cũng biết rõ sự sanh thành và hoại diệt của mọi sự vật. Cũng gọi sự giác ngộ ấy là “Trí biết tất cả loại” (Nhất thiết chủng trí).
Chính trí tuệ này, Ngài đã được viên mãn và cũng đem nó giáo hóa chúng sanh khiến tất cả đều được viên mãn, nên gọi là Phật.
Phật chỉ nguyên nhân đưa con người vào đường sanh tử và manh mối giải thoát sanh tử một cách rõ ràng, là Mười hai nhân duyên: Vô minh duyên Hành... cho đến Sanh duyên Lão Tử. Đây là vòng tròn nối tiếp triền miên trong sanh tử. Muốn giải thoát sanh tử, tức là: vô minh diệt thì hành diệt... cho đến sanh diệt thì lão tử diệt. Thế là vòng sanh tử rã rời. Nhìn vào mười hai nhân duyên, chúng ta thấy vô minh là chủ động cuộc sanh tử, tiêu diệt vô minh là giải thoát sanh tử. Thế thì, vô minh là đầu mối sanh tử, tiêu diệt vô minh là đầu mối giải thoát sanh tử. Đầu mối còn thì chi mạt ngọn ngành tiếp nối sanh trưởng, đầu mối diệt thì chi mạt ngọn ngành theo đó hết sạch.
Vô minh là gì mà có khả năng mãnh liệt như thế? Vô minh là không sáng, là mê lầm. Ngay nơi cuộc sống này, mà không biết cái nào là giả dối, không nhận ra cái nào là chân thật, là vô minh. Giả không biết, thật không hay, quả tang là kẻ mê lầm. Đức Phật biết rõ những cái nào là giả dối, nhận chân cái chân thật, nên gọi là Người Giác Ngộ. Được giác ngộ thì không còn vô minh, nên giải thoát sanh tử, đồng thời cũng có đầy đủ mọi diệu dụng mà người đời không thể biết hết, nên nói “giải thoát bất tư nghì”. Thế là, Ngài đã đạt được bản hoài trước khi phát nguyện đi tu. Cũng chính là cái thành quả viên mãn của bao nhiêu năm Ngài khổ công đeo đuổi.
Sau khi đạt được sở nguyện, Ngài đem pháp của mình đã được chỉ dạy lại cho mọi người, để cùng giác ngộ như Ngài. Trong thời gian ấy, Ngài đã giới thiệu bao nhiêu bản nguyện công hạnh của chư Phật khắp mười phương cho đồ đệ nghe. Do đó, chúng ta được biết thêm nhiều danh hiệu chư Phật khác. Đức Phật là một con người thật, có cha có mẹ có lịch sử rõ ràng và sự giác ngộ của Ngài cũng hoàn toàn chân thật. Chúng ta có thể kiểm chứng sự giác ngộ ấy qua Tam Tạng giáo điển của Ngài còn lưu lại. Đó là vấn đề Phật pháp.
QUA ĐÓ ta mới thấy phật ,bồ tát là con người thật thị hiện trong thế gian ,thân tâm do hạt chủng nhiều kiếp đã luân chuyển ,chứ ko phải nhiều người nghỉ phật ,bồ tát đã quay về tá nhập xác ,những quan niệm này là u mê ,tá nhập , là những vị thần ,thần quỷ, ma ,quỷ . thường nhập để xưng cao cho mọi người phải quỳ phải phục dâng hương hoa ,để nó hưởng ,làm mọi thứ thị hiện thần thông phơi bày ,thần thông nhằm dụ chúng sanh theo nó ,tung hô nằm dưới cai quản ,chúng sanh chìm mãi trong u mê , để nó khống chế sanh tử mà thôi