Đến Thái Lan, không chỉ có chùa tháp thờ Phật mà còn thấy vô số những “ngôi nhà thần linh” cầu kỳ, nguy nga rực rỡ ở khắp mọi nơi: bên cạnh nhà, ở trường học, khu buôn bán, công trường xây dựng hay các tòa nhà cao tầng… Lưu tâm một tí, chúng ta sẽ thấy người dân Thái luôn cung kính xì xụp vái lạy, khi đi ngang qua hay dâng cúng vật thực, nhang đèn, hoa quả và đủ loại đồ mã ngày ngày tại các “ngôi thần linh” này. Gọi “ngôi thần linh” là cách gọi theo nghĩa đen. Thực ra, đó là các ngôi miếu thờ các thần linh bảo hộ gia đình hay cộng đồng của người Thái.
1. Khoảng 97% người Thái Lan theo đạo Phật, nhưng họ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi khuynh hướng tôn sùng sức mạnh siêu nhiên của thuyết vật linh và các thần linh gốc từ đạo Hindu. Những nhân tố của các hệ thống tín ngưỡng khác biệt này đòi hỏi sự cầu cúng hằng ngày và những lễ nghi định kỳ. Như vậy bên cạnh đối tượng tôn kính của Phật giáo, người dân Thái còn tin vào các vị thần linh địa phương, thần đất, nữ thần cây, cô hồn, rắn thần Naga và các vị thần Hindu khác…Điều phổ biến là họ đặc biệt tin tưởng vào khả năng tác động, ảnh hưởng của vị thần đầy quyền năng này trong mọi công việc lớn nhỏ của cuộc sống đời thường.
Do đó, khi xây dựng nhà mới, cửa hàng buôn bán, kinh doanh…thì nơi trú ngụ của các linh hồn, thần thánh, ma quỷ đó cũng sẽ mất đi. Nhưng đối tượng thiêng liêng này do không có nơi cư trú sẽ trở nên giận dữ và tạo ra tai nạn, vận rủi cho kẻ phá bĩnh.
Vì vây để xoa dịu, người chủ buộc phải dâng cúng cho họ một ngôi nhà mới mà dân gian thường gọi là miếu thờ thần, có phần tương tự như miếu thủ chủ, miếu thổ địa hay miếu thờ phúc thần của người Việt. Việc thiết lập ngôi miếu thờ thần linh này nhằm đảm bảo cho gia chủ sức khỏe thịnh vượng và hạnh phúc. Khi các vị thần linh thỏa mãn, họ sẽ ban cho gia đình hay cộng đồng dân cư nơi này một cuộc sống an lành sung túc.
Để lập một ngôi miếu thờ thần, đòi hỏi người chủ nhà phải hỏi ý kiến của ác vị thầy lễ Bà La Môn hay tu sỹ để tìm ra đúng loại miếu phù hợp với nghề nghiệp hay tử vi của người chủ nhà. Thầy lễ sẽ tra cứu lá số tử vi và tính toán ngày giờ để tranh cử hành lễ nghi xây dựng, màu sắc ngôi miếu. Thầy lễ thậm chí còn chỉ dẫn kiến trúc sư phác họa nên kiểu thức những ngôi miếu này. Một số nguyên tắc thiết lập ngôi miếu thờ thần linh mà người Thái Lan rất tin tưởng là miếu thờ tốt nhất nên đặt trước một cái cây, không nên để ngôi miếu nơi mặt trái cửa; miếu nên đặt cùng dãy với điện thờ Phật trong cao ốc; không nên đặt miếu thờ đối mặt với nhà vệ sinh hay con đường; miếu thờ nên đặt hướng Bắc hoặc Đông Bắc; không đặt ngôi miếu dưới bóng của ngôi nhà…
Tuy nhiên, khi nhà cửa ngày càng đông đúc, để thỏa mãn những nguyên tắc trên, người dân đã lập miếu nơi đầu mái nhà. Đó là trường hợp phổ biến ở vùng đô thị, thị tứ.
2. Có 4 loại miếu thờ thần linh thấy khắp Bangkok, phổ biến nhất là San Jao Tii và San Pra Phoom, chúng thường tồn tại bên nhau. Phần lớn chúng được làm bằng gỗ tốt tương tự như những ngôi nhà, điện thờ Thái Lan truyền thống. Ngoài ra, chúng còn được đúc khuôn bêtông hay làm bằng đá…Nó thường thể hiện những kiểu thức kiến trúc ngoại nhập giống như đầu hồi chùa tháp Trung Hoa, hay phong cách đường cong uốn lượn xoắn ốc Khmer. Màu sắc ngôi nhà thờ thần thường được liên hệ với cung hoàng đạo, tử vi của người chủ đất. Nhưng người Thái gốc Hoa thường xây dựng miếu thổ chủ màu đỏ hay may mắn hay màu vàng ánh kim.
San Jao Tii: miếu thờ thổ chủ
San Jao Tii là linh hồn/thần linh của những vị chúa tể, kẻ đã sinh sống ở vùng đất/địa phương này. San Jao Tii điển hình có 4 cột đỡ cắm sâu vào lòng đất, tương tự như những ngôi nhà Thái Lan bằng gỗ kiểu cũ. Các loại miếu thổ chủ có nguồn gốc từ tín ngưỡng của thuyết vật linh, đó là quan niệm về sức mạnh và linh hồn của thế giới vô hình hiện hữu trong các dạng vật chất có thực. Giữa chúng và người chủ đất do đó phản ánh mối quan hệ lợi ích qua lại truyền thống của thuyết vật linh: vị thần đất chăm sóc, che trở và cho con người chỗ ẩn náu, nương tựa thì chính con người cũng phải chăn sóc, phụng sự cho chính họ. Đó là triết lý hỗ tương của cuộc sống.
Vị chúc Đất thường được biểu thị bởi cặp tượng lão ông – lão bà đặt trong miếu và cùng với việc cúng tiến các thiên thần, vũ công, voi, ngựa kễ cả cúng tiệc chiêu đãi họ. Thông thường, những linh hồn/thần linh của thuyết vật linh cư ngụ trong mọi đồ vật, ở mọi nơi từ những cánh đồng lúa, kho thóc, cây cối, cầu cổng, cũng như con người… Những ngôi miếu này được thiết lập nhằm an ủi, dỗ dành các thần linh hơn là thể hiện sự tôn kính, sùng kính thành tâm được duy trì, giữ gìn như đối với các thiên thần hay Đức Phật.
San Jao Ti
San Pra Phoom: miếu thờ phúc thần bảo hộ địa phương
San Pra Phoom là miếu thờ thiên thần bảo hộ hay thần linh ở địa phương. Nó được dựng lên một đế cột tương tự như điện thờ Phật giáo Thái Lan và phong cách uốn cuộn Khmer được thể hiện ở chóp miếu. Ở khu buôn bán Bangkok, chúng ta thấy mọi phong cách, chất liệu từ cổ điển đến những kiểu dáng đẹp đẽ hiện đại, công nghệ kỹ thuật cao; chúng là những kiểu thức bằng gỗ, bê tông, đá và cả thủy tinh.
Vào khoảng thế kỷ thứ 1, miếu San Jao Tii ngày càng mở rộng khi ảnh hưởng của Hindu giáo và Phật giáo bắt đầu xâm nhập vào Thái Lan. Cột trụ đơn lẻ được cho là biểu thị núi Meru, ngọn núi thiêng của Hindu giáo và trong quan niệm về vũ trụ Phật giáo, đó là trú sở của các thần linh. Để phản ánh thứ bặc tự nhiên của vũ trụ Hindu giáo (điều này không được thể hiện trong thuyết vật linh), miếu San Pra Phoom bởi vậy được dựng cao hơn và uy nghi hơn San Jao Tii. Bức tượng nhỏ biểu thị cho thiên thần bảo hộ thường được đặt bên trong miếu. đó là hình ảnh của vị thần Hindu Phra Cahi Mongkon với một tay cầm gươm, một tay cầm túi. Vị thần được tin rằng sẽ kiểm tra, xem xét và bảo hộ tài sản và cộng động dân cư. Một nhóm người hầu pha tạp, sặc sỡ nhiều màu và vật cưỡi đi cùng thần. Không giống San Jao Tii, loại San Pra Phoom này biểu trưng cho hệ thống vũ trụ của tín ngưỡng Thái Lan có ảng hưởng rộng lớn. Do đó ngoài việc dâng cúng thiên thần bảo hộ, người dân còn cầu xin sự giúp đỡ tại miếu San Pra Phoom và thỉnh thoảng tụng kinh niệm phật.
San Phra Brahm: miếu thờ thần Bốn Mặt Bahma.
Đây là ngôi nhà thờ thần linh mở rộng bốn mặt, thường thấy bên ngoài những ngôi nhà và văn phòng lớn, là nơi thờ vị thần Hindu Phra Brahma, vị thần sáng tạo. Sau khi mời thần về ngụ nơi miếu này thì nơi đó trở lên thiêng liêng; đặc biệt, nó có thể trở thành điện thờ có uy linh lớn và người dân lũ lượt kéo tới để bày tỏ lòng tôn sùng và biết ơn đối với vị thần Brahma linh thiêng và cầu xin sự giúp đỡ (như điện thờ Erawan). Bốn mặt mở rộng của điện thờ ứng với bốn mặt tượng thần Brahma bên trong, mỗi mặt lần lượt biểu trưng cho đức hạnh của lòng tốt, sự nhân từ, lòng thương cảm và tính vô tư, không thiên vị.
San Phra Brahm
Điện thờ Erawan
San Piyanda: miếu thờ thần giám sát
Đây là những ngội miếu tạm thời, có hình đơn giản. Nó đặc biệt được người Thái thường tạo lập trong quá trình xây dựng ác cao ốc để đảm bảo cho công nhân được an toàn. Nó tồn tại cho đến khi việc xây cất hoàn thành và một ngôi nhà thờ thần linh cố định được thiết lập.
3.Lễ khởi công thường được cử hành vào lúc 5 giờ 52 phút 32 giây (giờ) tốt. Nghi lễ bắt đầu đúng như cách thức nghi lễ mua bán đất. Thầy cúng/tế triệu nữ thần Đất Mae Thorani đến và ca tụng vị nữ thần Đất này. Sự gọi/triệu nữ thần Đất là nhằm loại bỏ, làm tiêu tan những yếu tố, tính chất tiêu cực/xấu xa của đất. Để tẩy trừ những tai ương trên đất, thầy cúng/tế truyền vào cái hố/lỗ đặc tính của cây cột đại diện cho vị nữ thần Đất, đặt 9 chiếc lá may mắn, hoa và tiề đặt cọt bằng gỗ khắc các ký tự Lanna may mắn để xua đuổi ma quỷ. Một ma trận gồm những hình vẽ hình học và 9 viên đá quý có mối liên hệ với các hành tinh trong thuật chiêm tinh cũng được bỏ xuống hố.
Sau khi các thầy cúng tụng kinh, mọi người cùng nhau hợp sức dựng ngôi nhà thờ thần. Hành động này được gọi là chuyển dịch, được thể hiện ở việc tụng kinh kể lể trước khi thỉnh triệu những thần lực vào bức tượng thần Phra Chai Monkon. Thần Phra Chai Monkon được biết đến như là vị thần canh giữ nơi kinh doanh, hàng quán, nhà cửa với một tay giữ túi tiền, một tay cầm gươm mà chúng ta có thể thấy ở phần lớn các loại miếu thờ San Pra Phoom. Năng lực thiêng từ thế giới thần linh trực tiếp đi vào bức tượng và một chiếc lá vàng được đặt trên đỉnh tượng. Người chủ đất là người duy nhất được phép tiến vào bên trong ngôi miếu để đặt tượng. Sau đó họ dâng cúng những người hầu (đồ mã), hoa và cột vải nhiều màu quanh tượng.
Bên cạnh ngôi miếu thờ thần San Pra Phoom, là ngôi miếu thờ San Jao Tii. Thầy cúng sẽ thực hiện một nghi lễ vắn tắt và đời thường hơn để khẩn cầu thần Đất và truyền đại những mong c ầu, sự tôn kính của công đồng qua các lời cầu nguyện đến với thần. Bức tượng nhỏ thể hiện mộ cặp đôi lão ông - lão bà già cả biểu trưng cho linh hồn của đất đặt trong điện thờ. Sau cùng, nhang được đặt trên mỗi các đĩa ở trên bàn cùng phía trước ngôi miếu, thầy cúng tụng kinh khoảng 30 phút trước khi rảy nước thiêng xuống mỗi ngôi miếu. Vậy là những thần linh đã có một ngôi nhà mới.
Một ngôi miếu của thần linh được xây dựng đòi hỏi phải luôn giữ được vẻ đẹp hấp dẫn, lôi cuốn và gây chú ý hết mực có thể. Thường người dân dùng mọi cách để trang trí chúng thật nguy nga, lộng lẫy hơn là xây dựng một ngôi miếu cho thật to lớn. Để làm được điều đó, đòi hỏi người chủ và người thân đều đặn dâng cúng nhang, đèn cầy, thức ăn và các vòng hoa hằng ngày. Để thần linh không bỏ đi, ngoài bức tựợng đôi lão ông – lão bà nhỏ đặt bên trong tranh thờ, người dân còn dâng cúng ngững mô hình voi, ngựa để cho thần linh di chuyển đây đó, thậm chí họ còn cúng tiến những phương tiện vận chuyển hiện đại như xe hơi đồ chơi, máy bay nhựa được để bên phía ngoài. Những dây đèn điện nhấp nháy, kiều cách được mắc quanh miếu để thần linh không lạc lối khi trở về nhà.
Người ta tin rằng thần linh của người chủ đất cũ sẽ gây ra những nguy hại vể sức khỏe nếu bị đuổi đi. Khi những người chủ mới đến, họ di dời nguyên trạng các ngôi nhà thờ thần này đi và ít khi phá hủy nó và xây một ngôi nhà thờ thần mới dọc theo vị trí cũ. Một lễ nghi di dời cũng sẽ được thầy cúng thực hiện đúng nghi lễ. Họ sẽ quyết định ngày, giờ di dời. Ngôi nhà thần linh của chủ cũ sẽ được chuyển tới khu chỉ định của nghĩa đại hay bãi tha ma.
" Còn được gọi là Bùa Xiêm , nôm na gọi như vậy nhưng thực ra có rất nhiều trường phái , môn phái huyền thuật trên đất Thái ở các miền Nam , Bắc ! Thông dụng được nhiều người biết và tín ngưỡng cao là Pháp : NÔ MÔ BÚD THIA DẮ (Ngũ Phương Phật) , HINDU , JATUKHAM MARATHEP , KHUNPAEN v.v......
Mỗi năm tổng số tiền thâu nhập được từ các dịch vụ bán Bùa , cho thỉnh phép (Amulet , Charm) trên Mạng của Thailand có năm lên tới hơn 300 triệu Mỹ Kim . Trong đó bao gồm tất cả các loại Bùa Phù , tình yêu , công danh , ăn nói , lên chức v.v........ với nhiều hình thức mang , đeo , nuôi , thờ , luyện ..... .
Ví dụ như Gumanton (Ma con , Bé Linh Vàng) , Phorngung (Binh rừng , tướng núi), Lõ Lườn (Bùa hình dương cụ) v.v..... Dĩ nhiên những loại Bùa Phép do các Acharn (Sư Phụ) thiệt làm ra thì có số lượng và chất lượng rất là linh ứng , thường là làm để gây quỹ xây Chùa , cứu tế . Cũng không hiếm những loại Bùa , Phép dỏm mà người thỉnh tốn tiền cũng chẳng thấy kết quả gì . Vì do thỉnh trên mạng , tiền bạc thanh toán qua thẻ tính dụng hay ngân phiếu và do xuyên quốc gia nên việc đòi tiền lại cũng mong manh lắm khi gặp Bùa giả , điều này coi như là hên xui mà thôi . "
Bùa Thái còn được gọi là Bùa Xiêm, nôm na gọi như vậy nhưng thực ra có rất nhiều trường phái, môn phái huyền thuật trên đất Thái ở các miền Nam, Bắc.
Có nhiều loại bùa khác nhau và có những tâm niệm khác nhau nhưng cùng chung một ý nguyện như, sức khỏe, cầu con, bảo vệ thai nhi, bảo vệ trẻ con, hạnh phúc gia đình.
DƯƠNG HOÀNG HẢI