..
Thanh lọc tâm được hiểu trong lời giảng dạy của Đức Phật là một nổ lực kiên trì lâu dài để làm sạch cái tâm phiền não, các nghiệp bất thiện chi phối đang vận hành dưới bề mặt của dòng ý thức làm tổn hại đến những suy tư, các giá trị, ứng xử và hành động của bạn.
Một câu cách ngôn xưa được tìm thấy trong Kinh Pháp Cú có nội dung nói lên cách thực hành lời giảng dạy của Đức Phật theo ba nguyên tắc đơn giản để áp dụng: Tránh làm các điều ác - Làm tất cả các điều lành - Giữ tâm thanh tịnh. Ba nguyên lý hình thành một sự nối tiếp thứ tự cho các bước tiến cần thiết từ bên ngoài và để chuẩn bị đi sâu vào nội tâm.
Khi áp dụng, mỗi bước thực hành tự nhiên dẫn hành giả đi đến đỉnh cao của ba nguyên lý tẩy tâm làm tâm mở rộng bao la mà người hành giả Phật giáo thực hảnh cần đạt đến.
Thanh lọc tâm được hiểu trong lời giảng dạy của Đức Phật là một nổ lực kiên trì lâu dài để làm sạch cái tâm phiền não, các nghiệp bất thiện chi phối đang vận hành dưới bề mặt của dòng ý thức làm tổn hại đến những suy tư, các giá trị, ứng xử và hành động của bạn.
Dẫn đầu trong số các phiền não là ba nghiệp mà Đức Phật gọi là “Gốc rễ của bất thiện", đó là - tham lam, hận thù, và si mê- mà từ đó nổi lên trên bề mặt với các biến thể như : tức giận và tàn ác, lòng tham và đố kỵ, tự phụ và kiêu căng, cố chấp và ngã mạn, và còn biết bao nhiêu nhận thức sai lầm.
Quan điểm hiện đại có cái nhìn không thuận lợi về các khái niệm như phiền não và tẩy tâm, và điểm đầu tiên mà họ có thể đề cập tới bạn như là một thứ đạo đức lỗi thời, có lẽ chỉ thích hợp trong một thời đại khi mà còn sự khép kín và điều cấm kỵ chi phối, nhưng không có đòi hỏi bạn phải tách rời cuộc sống hiện đại. Phải thừa nhận rằng, không phải tất cả bạn bị đắm mình trong vũng lầy của vật chất và nhiều người trong số bạn tìm được sự giác ngộ và các mức độ tâm linh cao, nhưng bạn muốn họ nhận thức về thời kỳ nầy, và bạn như là người giữ truyền thống của sự tự do mới, được tin tưởng rằng đã đạt được sau khi trải nghiệm qua mà không cần thiết bất kỳ sự cảnh giác hay thay đổi nhân cách, hoặc tự kiểm soát.
Tuy nhiên, trong lời pháp của Đức Phật các tiêu chuẩn chân chánh về giác ngộ nằm hoàn toàn trong sự tẩy ttâm. Mục đích của tất cả các nội quán và chứng ngộ nhằm để giải thoát tâm ra khỏi các phiền não, và cứu cánh Niết bàn có nghĩa, được xác định rõ ràng là hoàn to giải thoát khỏi itham lam, sân hận, và si mê. Từ quan điểm của Giáo Pháp về phiền não và thanh tịnh không phải mặc định cho một nền đạo đức cứng ngắt, nhưng với các dữ kiện thực tế bền vững rất cần thiết để có sự hiểu đúng về giá trị của con người trong thế giới.
Như các dữ kiện về sống thực nghiệm, phiền não và thanh tịnh đặt ra một sự phân biệt hệ trọng có ý nghĩa rất thù thắng cho những người đi tìm sự giải thoát khỏi khổ đau. Chúng biểu hiện cho hai điểm giữa con đường hướng mở ra giải thoát – phần trước với vấn đề chính nó, là điểm khởi đầu, rồi sau đó là sự quyết tâm và đoạn trừ. Đức Phật nói rằng các phiền não, nằm phía dưới cùng của tất cả đau khổ của con người. Bị đốt cháy bởi tham dục và chấp trước, hoặc sân hận và oán thù, làm tàn phá tâm hồn, cuộc sống, hy vọng, và các nền văn minh, và đưa bạn vào sự mù quáng và tham ái để trôi lăn theo vòng sanh tử. Đức Phật mô tả phiền não như các nội kết, kiết sử, chướng ngại, và các hệ phược; để từ đó tiến đến con đường dẫn đến mở các nội kết, giải thoát, và tự tại, tháo gở các triền phược, cùng lúc người hành giả đạt được tẩy sạch nội uế.
Thực hành sự tầy tâm phải được áp dụng nơi mà phiền não phát sinh, đó là trong tự tâm và phương pháp chính yếu của Giáo Pháp đế thực hành là thiền định để thanh tịnh hoá tâm. Thiền, được dạy trong đạo Phật, không phải là một sư tìm cầu sự xuất thần, hoặc kỹ thuật để áp dụng tự chữa trị bệnh tâm bệnh, nhưng là một phương pháp cần yếu để phát triển tâm, với lý thuyết chính xác và hiệu quả thiết thực - để đạt được nội tâm thanh tịnh và tinh thần giải thoát. Các công cụ chính của thiền Phật giáo gồm những yếu tố cốt lõi như năng lực của tâm linh, chánh niệm, định lực, và sự lãnh ngộ. Nhưng phương pháp thực hành của thiền định, chúng được củng cố và nối kết cùng nhau trong một trình tự thanh lọc tâm với cứu cánh là đoạn diệt những gốc rễ phiền não và các liên hệ, để ngay cả các phiền não vi tế cũng không còn sót lại.
Khởi từ các trạng thái tâm bị uế nhiễm phát sinh ra do sự thiếu hiểu biết thấu đáo về các phiền não, nên sự chấm dứt và đoạn trừ của sự thanh lọc tâm được thực hiện xuyên qua các phương tiện của trí tuệ, nhận thức và đốn nhập thực tướng của các pháp. Tuy nhiên, tuệ giác không phát sinh do sự tình cờ hay từ các khái niệm tốt ngẫu nhiên, nhưng chỉ đến từ tâm thanh tịnh. Vì vậy, để cho tuệ giác có mặt và tâm được thanh tịnh hoàn toàn do đoạn diệt tận gốc phiền não, trước tiên chúng ta phải tạo một không gian tạm thời cho tâm- đó là sự thanh lọc tâm dù tạm thời và có yếu điểm, vẫn rất cần thiết như một nền tảng làm hiển lộ tính giác.
Để đạt được tâm thanh tịnh phải bắt đầu bằng nội quán. Do đó, muốn đoạn trừ những phiền não, trước tiên bạn nhận thức rõ và phát hiện chúng tại nơi phát sinh và chi phối tư tưởng và đời sống hàng ngày của bạn. Trong vô số kiếp trôi qua, bạn đã có hành động bị thúc đẩy bởi tham lam, sân hận, và si mê, và vì thế việc quán chiếu để tâm thanh tịnh không thể thực hiện được nhanh chóng, theo như bạn đòi hỏi có kết quả sớm. Mọi sự ứng dụng cần phải kiên nhẫn, tinh tấn và kiên trì và được Đức Phật chỉ dẫn một cách rõ ràng, trong sáng. Vì lòng từ bi, Ðức Phật đã chỉ cho bạn phương thuốc giải độc tùy theo phiền não, để chế ngự và đoạn trừ nó. Bằng cách suy tư và áp dụng giáo pháp một cách khéo léo, dần dần bạn sẽ rửa sạch những nội kết ô nhiễm, kiên cố và cuối cùng, chấm dứt được khổ đau, và tâm hoàn toàn giải thoát khỏi mọi uế trược.