Đề Mục Và Trình Tự Tiến Tu
Chánh Định:
Chánh Định là an trú chánh niệm đằng trước mặt, có nghĩa là mình nhắm mắt 100% và dùng trí tưởng tượng của mình mà vẽ cho ra cái đề mục, đó là giai đoạn đầu (hình ảnh đứa bé đứng chựng và đi lạng quạng, té lên, té xuống, khóc lóc trong bước đầu tiên là giai đoạn này đây).
Giai đoạn thứ hai là do thói quen (làm đi làm lại nhiều lần) nên mình có thể giữ được lâu hơn cái hình ảnh mà mình tự vẽ ra. (hình ảnh đứa bé dựa vào bàn, ghế để đứng lâu hơn và "đi" xa hơn, là giai đoạn này đây).
Hai giai đoạn này là chưa nhập Chánh Định.
Điều nên làm: Hay lắm rồi đó! Nhưng, chưa được gì đâu em ơi! Chỉ mới là giai đoạn đầu mà thôi! Cố lên!
Điều cấm kỵ: Tự cho đó là ảo giác. Điều này là cho chính tâm thức của mình nó ... bị rối loạn! Nó không biết phải làm sao luôn!
Đây nè nha:
Bắt nó vẽ ra cái đề mục! Nó nghe lời, nó bỏ những suy nghĩ lăng xăng và cố gắng vẽ cho ra! Rồi khi nó vẽ ra được rồi thì kết án nó là "Mầy làm sai rồi! Vì đây chỉ là ảo giác!" Thế là nó hết đường chạy và không biết làm sao luôn.
Điều sửa chữa: Ý quên, nói lại: Em đi đúng hướng rồi đó, vì anh biết là còn nhiều giai đoạn lắm lận! Việc của em, hiện này, chỉ là đứng chựng được ngay trên đề mục này là anh ưa lắm rồi đó!
Giai đoạn kế tiếp là đề mục phát sáng: Đây là khởi sự của phép lạ và cũng là giai đoạn của "Chánh Định"
Nói về thời gian xuất hiện của đề mục thì có 12 giây mà thôi.
Nói về khó khăn thì "khỏi nói":
Tình trạng "Khó được và dễ mất" xảy ra thường xuyên (nguyên nhân: Lo ra, không giữ giới, nghĩ tầm bậy tầm bạ, ăn nói tàm xàm ba láp, thức khuya nhiều quá, cười nói nhiều quá, ngủ nhiều quá, ăn nhiều quá, bị dị ứng về phương hướng, dị ứng về tiếng động, dị ứng về cuộc sống... ).
Sách gọi đây là "Sơ Thiền".
Lộ Đồ Tu Tập (trích từ Tập tin 5)
Bước 1: Trước hết làm bặt cảm thọ của năm thức bằng cách: Dùng trí tưởng tượng mà tạo thành một hình đơn giản (hợp với tính tình mình). Như ngọn lửa chẳng hạn (đệ). Sự tình xảy ra như sau: Vì đây không phải là chuyện dễ làm nên khi mình cố vẽ cái hình ảnh đó thì mình vô tình không còn dùng đến (hay để tâm đến) năm giác quan trên nữa: Cái mẹo rẻ tiền này, nhiều lúc cũng linh nghiệm.
Bước 2: Kế đó làm bặt những tâm tưởng của ý thức, tức thức thứ sáu.
Cũng bằng cách trên, hành động tưởng tượng ra cái hình ảnh quái dị (ngọn lửa đó) không hề Kích Thích Tâm ta ở những điểm như Tham, Sân, Si.
Thật vậy cũng chẳng có ai làm giàu, hay làm lớn được với sự xuất hiện hay không xuất hiện của hình ảnh đó. Do vậy mà bài tập trên có khuynh hướng dạy dỗ hay luyện Tâm Thức tụi mình hoạt động ở Dạng Trung Tính.
Theo kinh nghiệm của đệ thì: Đây là một bước cần thiết (tâm thức vẫn hoạt động rất mạnh nhưng lại hoạt động ở dạng trung tính) trong sự chuẩn bị để vào cái Vô Ngã.
Khi mà mình nhận được pháp môn để mà mình tu. Và pháp môn này được coi tới coi lui để làm sao cho hạp với căn tánh thì cũng nên hiểu là:
1. Đây là một bàn cờ tàn, và lại là cờ thế luôn.
2. Mình đánh với ác nghiệp.
3. Vì Ác nghiệp vô hình. Do đó cho nên mình đánh cờ tướng bằng trí nhớ, chớ không có bàn cờ.
4. Vì là cờ tàn nên Mình phải tranh tiên bằng cách chiếu tướng liên tục.
Bằng cách là hể mà rảnh là tìm đề mục, là theo dõi hơi thở, là vui trong công phu, là ghiền tập dợt. Và suy nghĩ về những người tu giỏi hơn mình để mà lấy hứng.
5. Vì nếu mà mình mất những cái cảm giác vừa kể ở trên thì:
Bên kia (Ác Nghiệp) mà nó dành lại được quyền ưu tiên là nó sẽ không ngần ngại gì mà chiếu bí mình.
TB: Định nghiã Cờ thế:
Là những con cờ được các Vua Cờ sắp xếp. Do đó, nó ít khi xảy ra đúng như thực tế. Vì là do các Sư Tổ sắp xếp nên bên nào cũng có nguy cơ là thua.
Trong tất cả các cơ thế thì: Cờ hoà là khó chơi nhất.
Vì bên nào mà đi không đúng thì sẽ thua ngay lập tức.