Chúng ta đang sống ở thời kỳ khoa học và không chấp nhận những ý tưởng vu vơ, hoàn toàn trái với lý thuyết khoa học cũng như trái ngược với những lời dạy bảo đầy bác ái, nhân từ và sáng suốt của đấng Cứu Thế. Chúng ta những linh hồn đang sống trong cõi vật chất và chỉ biết đến những sự kiện liên quan đến cõi vật chất này mà thôi. Tất cả mọi sự hiểu biết của chúng ta đều dựa trên những giác quan của thể xác. Nhưng các giác quan này thì bất toàn. Thí dụ như chúng ta có thể thấy được những vật thuộc thể lỏng hay thể rắn nhưng lại không thể thấy được thể hơi mặc dù chúng ta biết rằng thể hơi hiện hữu. Hiển nhiên nếu có những thể khác thanh nhẹ hơn thể hơi thì làm sao chúng ta có thể thấy được. Nói tóm lại, vì giác quan của chúng ta bất toàn mà chúng ta không thấy được một số dữ kiện, tuy nhiên chúng ta không thể kết luận vì không thấy được mà chúng không hiện hữu. Người Phương Ðông đã ý thức được điều này từ lâu qua các công phu luyện tập đặc biệt mà nhiều người cho là phi thường.
Thật ra nguyên lý của nó rất giản dị. Người nào biết rèn luyện tinh thần, phát triển các "giác quan" của tinh thần thì họ sẽ có các quyền năng về tinh thần. Nếu các bạn biết rằng thể tinh thần cũng giống như thể vật chất (thể xác), đều có những giác quan riêng biệt thì bạn sẽ hiểu điều tôi nói. Nếu thể xác có thị giác thì thể tinh thần cũng có một thị giác tương tự, nhưng đây là một thứ thị giác đặc biệt, có thể nhìn thấy những cái mà nhãn quan của thể xác không nhìn thấy được. Người Tây Tạng gọi quyền năng này là Thần Nhãn hay là con mắt thứ ba (Third eyes). Sách vở huyền môn Tây Tạng nói rõ rằng, thể tinh thần có những giác quan tương ứng với những giác quan của thể xác nhưng bao trùm một giới hạn bao la, rộng rãi hơn nhiều. Các danh sư Tây Tạng gọi đó là các năng khiếu mà con người có thể sử dụng được nếu họ biết cách chủ trị tinh thần, khai triển các giác quan này. Dĩ nhiên những người đã khai mở những quyền năng đó có thể ý thức được nhiều điều mà người thường không thể biết được.
Chính nhờ khai mở được các giác quan đặc biệt này mà các danh sư Tây Tạng đã nghiên cứu về đời sô"ng cõi giới bên kia, cõi giới mà chúng ta thường gọi là "cõi chết" hay "bên kia cửa tử". Họ xác định rằng chết không phải là sự chấm dứt của kiếp sống mà chỉ là một bước đi từ giai đoạn sống này qua giai đoạn sống khác. Xác thân phục vụ tinh thần và là một phương tiện liên lạc (communicate) với cõi trần. Nếu khôgn có xác thân thì phần tinh thần không thể liên lạc được với cõi trần được và dĩ nhiên không thể ảnh hưởng hoặc thọ lãnh ảnh hưởng của nó. Cõi trần là một trường học hết sức quan trọng để linh hồn học hỏi, kinh nghiệm; và những điều học hỏi đều được lưu trữ trong ký ức tâm linh, một thứ ký ức vô cùng giới hạn. Chỉ riêng ở cõi trần người ta mới có thể thực sự học hỏi và áp dụng hay thực hành những điều đã học. Ở những cõi khác, vì sự cấu tạo của nguyên tử quá thanh, quá nhẹ nên việc học hỏi chỉ có tính cách lý thuyết chứ không thể thực hành được.
Ðiều chúng ta cần biết là những người mà ta cho rằng đã chết thực ra không hề chết, không hề lìa xa chúng ta. Vì một lý do mơ hồ mà người ta tin rằng chết là chấm dứt, là chia ly, sau đó linh hồn được lên thiên đàng hoặc xuống địa ngục rồi ở đó vĩnh viễn. Tác động của Thượng Ðế chắc chắn vô cùng huyền diệu, nhiều khi chúng ta không thể hiểu được nhưng không bao giờ trái ngược với định luật thiên nhiên. Khi một người cởi bỏ bộ áo choàng ra thì họ vẫn đứng ở chỗ củ chứ nào có thể biến mất được. Hình dáng của họ thay đổi phần nào nhưng chắc chắn họ không thể phút chốc biến ra người khác được. Vì thể xác đã bỏ lại nên bạn không còn thấy người đó nữa mý chỉ thấy cái thể xác bất động nằm ở đó thôi. Nhưng điều này không có nghĩa là người bạn yêu thương đã đi xa rồi.
Khoa học đã chứng minh mắt của chúng ta chỉ đáp ứng được với một số rung động tối thiểu trong vũ trụ. Nếu sử dụng các dụng cụ tinh vi hơn, người ta có thể nhìn thấy được các sự rung động mà mắt thường không thể nhìn thấy như tia hồng ngoại, tia tử ngoại v.v... Nếu bạn tin rằng các giác quan của thể xác đã giúp bạn cảm nhận được những vật chất cấu tạo bằng nguyên tử của cõi hồng trần thì các giác quan của thể tinh thần cũng sẽ giúp bạn cảm xúc được các nguyên tử cấu tạo bởi cõi đó. Nhờ xúc giác, chúng ta có thể sờ mó các vật chất của cõi trần thì một thứ xúc giác đặc biệt của thể tinh thần cũng giúp chúng ta sờ mó được các vật chất cấu tạo bởi nguyên tử cõi này. Bạn đừng nghĩ rằng cõi tinh thần đó nằm đâu xa xôi, thực ra nó và cõi trần này ở cùng một chỗ, chiếm cùng một vị trí trong không gian và thời gian, nhưng vì cấu tạo bởi các nguyên tử khác nhau nên người ta không cảm thấy nhận được nó đó thôi. Quy tắc của điều mà khoa học gọi là "chiều không gian" (dimension) hiển nhiên đã vén lên một phần của sự bí mật này. Dĩ nhiên ngoài cõi tinh thần còn nhiều cõi giới khác nữa nhưng điều đó không quan hệ đến chúng ta hiện nay.
Tóm lại, người mà bạn tưởng đã đi xa rồi thật ra vẫn ở bên cạnh bạn và có thể đứng sát kề vai với bạn nữa kìa. Dĩ nhiên bạn còn mặc một tấm áo choàng dầy, còn người kia thì đã cởi bỏ chiếc áo đó rồi, do đó bạn không còn nhìn thấy người ấy nữa nhưng người ấy vẫn còn nhìn thấy bạn vì sự rung động của các nguyên tử của cõi kia thanh nhẹ hơn nên có thể nhìn thấy được nhiều hơn.
Trong khi ngủ, khi bạn tạm thời cởi bỏ bộ áo vật chất này ra thì bạn và người đó có thể tiếp xúc với nhau dễ dàng. Vì đa số mọi người thiếu sự chuẩn bị công phu hàm dưỡng tinh thần nên vẫn luôn luôn có một khoảng cách giữa tri thức của thể xác và thể tinh thần, do đó họ không thể nhớ lại được việc làm của thể tinh thần trong giấc ngủ. Hiển nhiên nếu chúng ta có thể nhớ trọn vẹn thì sự chết đâu còn nữa. Một số đạo sư phương Ðông đã tập luyện được công phu gìn giữ cái trí nhớ liên tục này mà giao tiếp với cõi tinh thần trong giấc ngủ hoặc khi hành thiền. Dĩ nhiên đôi lúc ngủ cũng có người nhớ lại một vài chi tiết trong lúc ngủ nhưng họ thường kết luận là chuyện chiêm bao vô giá trị. Một người biết đoán điềm giải mộng có thể nói cho họ biết nhiều điều lý thú mà họ không ngờ.
Ðối với những người thân quyến vừa lìa đời, nếu họ ngủ được một giấc thoải mái thì khi tỉnh dậy họ đều có cảm giác an tĩnh, phúc lạc như vừa được gần người thương yêu. Ðiều này không lạ vì hiển nhiên họ đã tiếp xúc được với người thân trong giấc ngủ. Nếu bạn biết rằng cõi trần của chúng ta là cõi thấp, và cõi bên kia cửa tử vốn cao hơn thì hiển nhiên cõi cao bao trùm cõi thấp theo định luật thiên nhiên. Ở cõi tinh thần người ta có thể nhớ lại rất rõ ràng các chuyện gì đã xảy ra trong cõi trần. Cũng như thế, khi ngủ người ta có thể hồi tưởng được nhiều chuyện đã quên từ lâu rồi, vì không còn bị cản trở bởi các chướng ngại thuộc thể xác. Khi thức giấc, con người khoác lấy bộ ác vật chất, ký ức bị chi phối bởi các ảnh hưởng của thể xác, nó che khuất các linh năng cao hơn nên ít ai nhớ được điều gì rõ ràng. Các danh sư Tây Tạng chỉ dẫn rằng, nếu muốn chuyển đạt tin tức cho người quá cố, bạn có thể giữ trong tư tưởng điều bạn muốn nói thì chuyện đó sẽ xảy ra. Tuy nhiên bạn nên biết rằng ở cõi tinh thần, người ta có thể đọc được tư tưởng của người sống. Nếu người quá cố vẫn còn luẩn quẩn gần đó thì họ có thể đọc được tư tưởng của bạn dễ dàng. Ở cõi tinh thần, người ta không rảnh rỗi ngồi không mà có những việc khác để thi hành, do đó nếu có thể, bạn không nên làm rộn đến họ....
Cho đến nay, tôi chỉ đề cập đến vấn đề tiếp xúc với người chết bằng cách vào thế giới bên kia trong giấc ngủ vì đó là đường lối tự nhiên thông thường. Kĩ nhiên vẫn có những đường lối khác thường và không tự nhiên. Có người chết tạm thời mượn lấy một hình thể khác trong chấc lát (trường hợp lên đồng, nhập cốt) hoặc sử dụng một hình nộm, một cái bóng, tạo ra bởi các nguyên tử vật chất, để tiếp xúc với người cõi trần. Ðây là những điều không đứng đắn, mơ hồ, khó kiểm chứng, dễ bị lợi dụng, có thể đưa đến sự bịp bợm, phỉnh gạt của một số thầy pháp, thực hành tà thuật. Dó đó, theo sự nghiên cứu và hiểu biết của tôi, đây là điều nên thận trọng vì việc vong linh cố gắng liên lạc với cõi trần bằng cách này thường bắt nguồn từ những nguyên nhân đặc biệt. Có thể vì họ có điều gì oan ức cần biện bạch, hoặc các đau khổ lo âu cần được giúp đỡ. Trong trường hợp này, tốt nhất là rán tìm hiểu xem họ muốn gì rồi chúng ta giúp họ giải quyết những việc đó sớm chừng nào tốt chừng nấy để tâm hồn họ được an tĩnh...
Tôi mong bạn hiểu rằng sự chết không đem lại một thay đổi gì cho con người thật sự cả. Không thể nào một người vừa chết đã trở nên một vị thánh, hay một đấng thiên thần. Người chết không thể trở thành một bậc vĩ nhân hiểu biết tất cả mọi sự được, mà chỉ là một người giống như trước khi chết một ngày hay một vài giờ mà thôi. Hiển nhiên người đó cũng có tình cảm, kiến thức, sự hiểu biết; chỉ khác ở chỗ họ đã cở bỏ bộ áo mặc trên người ra, cởi bỏ gánh nặng trên vai (bệnh tật, mệt nhọc của xác thân) và có cảm giác thảnh thơi tự tại. Khi còn sống, ai ai cũng phải làm việc để giải quyết những nhu cầu vật chất như thực phẩm, nơi chốn cư ngụ, quần áo che thân, v.v... Tại cõi tinh thần, những thứ này trở nên vô dụng. Thể tinh thần không cần thực phẩm hay nơi chốn cư ngụ, do đó người ta dường như thoát được cái áp lực lớn lao về sự sinh sống. Ðây là cả một sự cởi bỏ gánh nặng rất lớn nên người ta thường thấy nhẹ nhàng thoải mái.
Theo các danh sư Tây Tạng, trong cõi tinh thần, không gian không còn là một trở ngại nữa. Người ta tự do di chuyển đó đây tùy theo ý muốn. Nếu thích phong ca/nh trời biển, họ tha hồ ngao du những chỗ nào đẹp đẽ nhất. Nếu thích mỹ thuật, họ có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sẽ tài ba mà không phải chờ đợi xếp hàng hay mua vé vào cửa. Nếu thích âm nhạc họ có thể di chuyển từ hí viện này đến hí viện khác để thưởng thức các khúc nhạc tuyệt diệu. Bất cứ thích điều gì họ có thể thưởng thức điều đó hết sức dễ dàng, miễn là những cái đó thuộc về phạm vi tinh thần hay xuất phát từ các tình cảm cao thượng. Tại sao ? VÌ những thứ này không cầ phải sử dụng đến một thể xác vật chất. Dĩ nhiên nếu điều họ thích là một thú vui dựa trên các cảm xúc của thể xác thì vấn đề hoàn toàn khác hẳn vì họ sẽ không thoải mãn được.
Một người nghiện rượu sẽ không uống được rượu vì đâu còn xác thân nữa để mà uống. Cũng như thế một kẻ thèm ăn sẽ khổ sở, luôn luôn có cảm giác đói khát! Một kẻ tham lam, bỏn xẻn tiền bạc sẽ khổ sở vì không còn gì để chất chứa. Kẻ ham nhục dục sẽ điên cuồng vì thèm khát mà không được thoải mãn. Người ghen tuông sẽ bị tình cảm dày vò, nhất là khi họ không còn xen vào công việc của người mà họ ghen tức được nữa.
Tóm lại, sự khổ sở chỉ bắt nguồn từ những đam mê xây dựng trên căn bản xác thịt, trên thể vật chất. Nếu biết kiềm chế những cảm giác này thì họ bớt đau khổ hơn vì nguyên nhân của đau khổ bắt nguồn từ ham muốn. Khi hết ham muốn thì những đau khổ sẽ chấm dứt ngay.
MINH THIÊN Sưu tầm