Bé Bùi Lạc Bình sinh năm 2000 ở xóm Cọi (xã Yên Phú, Lạc Sơn, Hòa Bình) gây xôn xao dư luận suốt một thời gian dài. Bởi lẽ bé Bình sinh ra ở gia đình người dân tộc Mường, nhưng biết nói tiếng Kinh. Bé lên 4 tuổi thì thường nhắc lại kiếp trước của mình là đứa trẻ người Kinh bị chết đuối, cách đó 10 năm. Đặc biệt, bé Bình đòi được đưa đến ngôi nhà cha mẹ kiếp trước của mình, nằm cách đó chỉ 1km. Tại đây, Bé Bình kể rõ từng chi tiết về đời sống trước đó của mình ở trong nhà này với tên là Nguyễn Phú Quyết Tiến, khiến cho mọi người sững sốt.
Chị Thuận là mẹ “kiếp trước” của Bình cho biết ban đầu chị nhận Bình làm con nuôi cho đở nhớ đứa con trước đó đã chết đuối. Tuy nhiên, càng về sau này khi bé Bình ở nhà mình, chị càng thấy nó có nhiều đặc điểm sinh hoạt giống hệt bé Quyết Tiến là đứa con của chị . Dần dần chị càng tin rằng bé Bình tức là bé Tiến, tuy hai hình hài khác nhau, nhưng chỉ một con người cũ. Ai nấy đều cho rằng bé Bình là sự đầu thai của bé Quyết Tiến, cho nên nhớ lại kiếp trước và có thói quen hệt như kiếp cũ của mình. Giờ đây, bé Bình chỉ biết mình là Quyết Tiến, con của mẹ Thuận, em Tiến đang ăn học ở thị trấn Vụ Bản, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Còn chị Bùi Thị Dự là mẹ ruột đã đồng ý cho con mình ở đó nhằm tiện việc học hành. Chị tâm sự: “Hai bên gia đình đã làm thủ tục cho cháu, làm con nuôi của gia đình anh chị Thuận, người mà bé vẫn nói là cha mẹ đẻ kiếp trước của mình. Giờ cháu chỉ muốn gọi tên kiếp trước của mình là Nguyễn Phú Quyết Tiến. Mỗi khi sang nhà tôi gọi tên Tiến thì thấy ngượng lắm vì trong tâm trí tôi, cháu vẫn tên là Bình..” (trích chuyên đề báo Đời sông và Pháp Luật là chuyên san “Pháp luật và cuộc sống” số 10 Bộ tháng 4 năm 2013).
ĐA ĐOAN QUỶ KẾ
Hiện tượng kỳ lạ trên có thật ở một đối tượng có thật và nơi chốn có thật, người dân cho là có sự hiện hữu giữa kiếp trước và kiếp sau, gọi nôm na là đầu thai. Khoa học hiện nay lý giải gì về hiện tượng này? Tiến sĩ Đỗ Kiên Cường, người thâm niên 30 năm nghiên cứu các hiện tượng dị thượng, nhận định: “Theo quan điểm cá nhân, đây không phải là đầu thai, mà chỉ là một trường hợp phân ly nhân cách”. Sau đó, ông còn giải thích rằng do phân ly nhân cách mà Bình tự nhận mình là Tiến, như một cách thoát ly thực tế không mong muốn (!) Còn tại sao Bình biết thông tin về Tiến, biết một số thông tin về chị Thuận, theo TS Cường đó là kết quả của hiện tượng ký ức ẩn giấu: Bình từng tình cờ nghe một số thông tin về Tiến. Và bộ não con người dù chỉ là em bé bảy tuổi, cũng đủ khả năng ghép chúng thành một câu chuyện có lớp lang.
Quỷ vương và quyến thuộc
Phân tích của TS Đỗ Kiên Cường mới nghe qua có vẻ thật khoa học, nhưng chúng ta cần xét lại những góc cạnh sau:
Một là một đứa trẻ 7 tuổi sao lại rắp tâm tính toán “đổi đời” trái với bản chất ngây thơ là tâm lý trẻ em?
Hai là không thể nói Bình tình cờ nghe một số thông tin về chị Thuận mà xâu chuỗi chúng thành sự kiện khiến chị Thuận nhất nhất tin Bình là Tiến đã chết, cháu Bình không thể có điều kiện xã hội để có thể thu nhặt được thông tin.
Ba là chị Thuận lần đầu tiên vào nhà chị Bùi Thị Dự gặp cháu Bình liền cảm thấy gần gũi đến lạ thường.
Bốn là sinh hoạt của Bình hiện kiếp giống hệt Tiến kiếp trước, thì không thể lý giải vì bệnh lý rối loạn tâm thần kiểu phân ly nhân cách. Bởi thông tin nào đó có thể nghe khi người ta còn sống nói ra; còn thói quen, kiểu cách, sinh hoạt kiếp cũ của ai đó, làm sao giả giống, làm giống chỉ vì nghe nói lại?
Hai giả thuyết nêu ra từ dân gian gọi là “đầu thai”, hoặc theo khoa học gọi là “phân ly nhân cách” đều không chính xác. Bởi vì theo kinh điển Phật môn, (để đầu thai làm người thì kiếp trước phải giữ được 5 giới cấm (sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối hại người, lạm dụng các chất gây nghiện); hoặc trạng thái tâm trước giờ chết giữ được niệm tưởng tích cực mà kinh Thủ lăng nghiêm gọi là “ tưởng và tình ngang nhau” sẽ thác sanh làm con người); và con người như vậy sẽ được “thiện chung”, tức là “chết lành”. Còn bé Tiến chết đuối năm 10 tuổi, gọi là “chết dữ”, cho nên lúc lâm chung chất chứa đầy xúc tình tiêu cực, do đó chưa chắc hiện nay đã đầu thai, đừng nói gì đến việc trở lại làm người. Vậy thì làm sao lý giải được hiện tượng nhớ lại kiếp trước của mình mà bé Bình tự nhận mình là Tiến?
Như đã viết ở bài 1, loài quỷ oai đức thỉnh thoảng ưa “chọc phá” loài người. Với những ai có trường tâm linh (tầng số điện trường sinh học) tương ưng với loài quỷ, tức là có “chất quỷ” nổi trội thì sẽ là điều kiện thuận lợi cho “quỷ nhập”. Trẻ em dưới 10 thường dễ bị tiếp cận. Đó là vì lúc bấy giờ ở thân thể của các em phóng xuất những trường khí tương hợp với loài quỷ thì sẽ dễ chiêu cảm họ đến. Trường hợp cháu Bình là vậy. Loài quỷ có quỷ thông nên dễ dàng dựng ra “kịch bản” kiếp trước, kiếp này, rồi giả điệu bộ sinh hoạt y hệt người đã chết để người khác tin sái cổ. Từ đó, quỷ ta tự tung tự tác, tha hồ đùa giởn theo ý của mình, cho đến khi thỏa mãn xong, nó sẽ tự động thoát ra. Do quỷ nhập nên con người bị rối loại tâm thần, cụ thể là cháu Bình bị “phân ly nhân cách” thực sự trên góc độ tâm thần học. Đương nhiên, tùy theo quỷ lực của mình mà gã quỷ oai đức ở được trong “nạn nhân” lâu hay mau.
Quỷ vương
Đây là trò chơi cao cấp của loài quỷ chớ không phải là sự đầu thai. Trên thế giới đã xảy ra những trường hợp như vậy. Trong kinh điển đạo Phật, có viết rằng ngay cả vị thánh tăng khi được sinh ra cũng mờ mịt ý thức, bồ tát giáng phàm cũng phải học lại từ đầu mới biết, đừng nói chi đến một kẻ phàm phu thế tục. Suy ra, trường hợp của bé Bình tự nhận là cháu Tiến không phải là trường hợp đầu thai mà là “chiêu trò” của quỷ, gọi là quỷ kế đa đoan. Từ đây suy ra những trường hợp “bà đồng” “bà cốt” tự xưng là tiên, thần, thánh, Phật đều là sai bét, là trò chơi của quỷ, chỉ khác nhau là gây hại hay làm lợi cho kẻ khác.
Đức Phật trước những trò mị của quỷ
Có loài quỷ nhập đồng, giáng cơ khuyên người làm lành tránh dữ, thậm chí lập ra cả một giáo phái bằng những luận lý riêng của mình. Đây là loài quỷ thiện oai đức, quyến thuộc Quỷ vương, được Đức Phật giác ngộ cho, họ trở thành Hộ pháp. Từ đó, mỗi khi Đức Phật giảng kinh, thuyết pháp, họ nương theo oai thần của Phật mà vân tập về. Do ngưỡng mộ và sùng kính Đức Phật, họ giúp đỡ, hỗ trợ người tu Phật, khuyên người niệm Phật, trì chú, tụng kinh. Phần lớn những người được loài quỷ oai đức nhập vào, thường không biết bị nhập, họ vẫn sống đời sống bình thường như trước kia. Duy nhất khác một điều là từ đó họ có khả năng đặc biệt, gọi là “thần thông”. Có người mở được quỷ nhãn nên nhìn thấu lòng đất, thấy trước được tương lai khoảng vài ngày. Có người mở được “tha tâm thông” một ít có thể đoán được ý nghĩ của người trước mặt. Có người mở được “như ý thông” liền mát tay chữa bệnh bằng nhiều cách khác nhau, đôi khi khá kỳ quặc nhưng hiệu nghiệm: như dùng miệng hút bệnh; dùng tay sờ vào, dùng chân đạp lên; dùng roi quất vào người; nói chuyện, niệm quỷ chú..
Có loại quỷ làm ác, gây hại đã tìm cách gá vào bào thai những phụ nữ mong sinh con mà lên miếu đền, am miễu lạy tế những tà thần. Hậu quả, hài nhi sinh ra đời mang chất quỷ đậm đặc, sau này lớn lên chúng làm những điều bất nhân, sử dụng nhiều thủ đoạn tàn độc để thỏa mãn lòng tham của mình. Quỷ nhỏ thì tham ngũ dục (tiền, sắc đẹp, ăn uống, ngủ nghỉ); quỷ lớn thì tham danh vọng tột cùng.
NHẬN BIẾT VÀ PHÂN BIỆT
Song, đôi khi ai đó trong loại quỷ thần oai đức muốn “giương oai, diễu võ”, muốn “đánh bóng bản ngã” đặc biệt là muốn dân chúng thờ phụng và cúng tế mình, họ làm đủ chiêu trò giả mạo để dân chúng tin họ là bậc thánh. Quỷ thần oai đức nhập đồng hoặc gá vào những kẻ “linh môi” (tức là đối tượng có linh căn mang nhiều chất quỷ thiện oai đức của kiếp trước), nói lời hay ý đẹp, khuyên làm lành tránh dữ, cũng có khi gá vào người tu đạo Phật để thuyết kinh giảng pháp, thậm chí rất hay nhờ khả năng diễn đạt. Tuy nhiên, để phân biệt được đâu là “chân-ngụy” (thực giả) chúng ta dựa vào giáo huấn của Đức Phật. Trong bộ kinh Trung A hàm, Đức Phật dạy “ Có 3 hạng người khó gặp: Một là Bồ tát, Thánh tăng; hai là người biết nhớ ơn và trả ơn; ba là người biết giảng kinh và luật”. Cần minh định rằng ở đây Đức Phật dùng chữ “người”, có nghĩa là bất kỳ ai chứ không phải thầy tu cạo đầu, nhà sư áo cà sa, miễn sao hội tụ được những phẩm chất trên.
Quỷ đói
Về phẩm chất thì thứ hai và thứ ba ở loài quỷ thần oai đức không có. Do bản chất nghiệp báo của Quỷ là gây hại, nên loại quỷ khó biết ơn ai và lại càng không biết trả ơn như thế nào cho đúng quỹ đạo chánh pháp đạo Phật. Riêng về phần giảng giới luật nhà Phật, thì họ không dám vì bản thân họ không được thọ giới nên không trì giới, không tu hành vì không có thầy dạy đạo. Cho nên họ chỉ có thể ngợi ca, tán thán chánh pháp Thích Ca, nhưng không thể hành trì Phật pháp, mà cụ thể là tuân thủ giới luật. Do vậy, những vị tỳ kheo, tỳ kheo không giảng được luật giới vì bản thân đã cố tình phạm học giới nhiều lần mà không phát lồ sám hối, nhất là chỉ chăm bồi đắp cho tư lợi của mình; Đức Phật dạy chúng ta không nên cung kính, lễ bái, cúng dường tứ sự những thầy tu như vậy (kinh Đại bát Niết bàn, phẩm Tánh Như Lai, quyển I). Đức Phật khuyến cáo như vậy để khỏi nhầm lẫn giữa vị tu chân chánh với vị tu bị quỷ oai đức gá vào, hoặc trong họ nhiều “chất quỷ”.
Cõi giới của quỷ đói trong mạn đà la
Mặt khác, để có thể phân biệt chúng ta cần biết rằng loài quỷ không có quỷ tự (tức là chữ viết của quỷ) nên họ khó có thể viết ra những gì họ suy diễn . Cho nên, những vị tỳ kheo đạo Phật, hay đạo sĩ, giáo sĩ các đạo khác có thể nói hay, nhưng không thể viết lên những tác phẩm mang tính học thuật, đúng theo quỷ đạo chánh pháp. Nói như vậy có nghĩa là một số người tu bị quỷ thần oai đức gá vào có thể có khả năng viết lách, nhưng đậm đặc trong tác phẩm của họ là những câu từ ca ngợi, đánh bóng bản ngã cá nhân của họ.
Quỷ và người trong cõi nhân gian
Ngoài ra, Đức Phật đưa ra một thí dụ để phân biệt trong Tăng chi bộ kinh rằng thanh danh, cung kính, lợi dưỡng là 3 mủi tên độc, làm hại thân căn huệ mạng của các tỳ kheo. Ba mủi tên đó dụ cho “chất quỷ” trong người của hành giả đạo Phật. Do vậy, khi nhìn vào hành trạng của người tu Phật mà thấy bóng dáng của 3 mủi tên ấy, chúng ta có thể phân biệt được dễ dàng. Cũng cần nhấn mạnh ở đây, khác nhau giữa một bậc thánh và quỷ ác là bậc trí dùng danh vọng thế gian để thực hành Bồ tát đạo, cứu độ chúng sanh về cõi Phật; còn bọn quỷ thì lợi dụng danh vọng để thỏa mãn lòng tham vô độ của mình.