Khái niệm Động Long Mạch nằm trong lĩnh vực tâm linh, nên nhiều người cũng không hiểu được rõ ràng tường tận. Mặc dù vậy trong thực tế khi làm nhà, đào giếng, đào ao, làm kênh mương … khái niệm trên thường được mọi người nói đến và hay được nhắc tới như một yếu tố không thể thiếu.vắng. Khi xảy ra việc rủi ro thì việc đầu tiên người ta thường nghĩ đến và đặt câu hỏi là : “Không biết có phải do động long mạch không nhỉ? “ Hoặc là : “Chuyện này là do động long mạch rồi?” Hoặc: “Bị động long mạch rồi, tìm thầy mà xem thế nào kẻo lại toi “ ..vv.
Vậy rốt cuộc “ động long mạch” là như thế nào và cách hóa giải nó ra làm sao?
Ở đây ta hiểu :
Chữ Động : nghĩa là Chấn động
Chữ Long Mạch nghĩa là Dải đất (Mạch) có giới hạn phạm vi giống như hình một con Rồng ( Long) .
Động Long mạch nghĩa là sự mất cân bằng, mất bình an và lộn xộn quy củ trật tự trong khu vực sinh sống thuộc một dải dất có giới hạn phạm vi nà theo cõi tâm linh quy định gọi là Long Mạch.
Trong cõi tâm linh thì mỗi một Long mạch được sự quản lý, bảo vệ bởi một vị thần có danh hiệu là Quan Đương Xứ Thổ Địa Chính Thần. Mỗi vị quan đó có năng lực thần thông khác nhau, không ai giống ai phụ thuộc vào Long mạch. Long mạch càng lớn thì năng lực thần thông càng cao và ngược lại.
Tuy nhiên đối với người phàm trần thì không thể nào nhìn được long mạch, chỉ có những người có khả năng đặc biệt mới có thể trông thấy hoặc nhận biết . Do đó hầu như không ai biết được vị Quan Thổ Địa nào là pháp lực cao, người nào thì pháp lực thấp.
Có hai trường hợp động long mạch như sau:
1.Trường hợp thứ nhất : Động long mạch do tác động của con người
Do tất cả các hình thức đào, bới, cắt, xén sâu xuống ở độ sâu từ 1m trở lên khiến phá vỡ bố cục, hình dạng, phạm vi giới hạn của dải đất mà ta hiểu ở đây là phá vỡ long mạch.
Điều này khiến cho khu vực quản lý của vị Quan Thổ Địa bị lộn xộn không còn ra quy củ hệ thống gì nữa. Bởi vậy vị quan này sẽ trách phạt bằng cách làm cho người gây ra việc đó và cả những người thân thuộc của người này phải bị ốm đau, tai nạn. Nhưng trường hợp này thì trong phạm vi hẹp, nghĩa là mức độ chỉ ảnh hưởng đến người đã trực tiếp gây ra việc đó mà thôi. Và khi đó ta gọi là bị động long mạch .
Trường hợp này muốn giải thì phải làm lễ tạ Quan Đương Xứ Thổ Địa Chính Thần và Bồi hoàn địa mạch.
2.Trường hợp thứ hai : Động long mạch do yêu ma quỷ quái hoành hành
Đây là trường hợp gặp phải bọn yêu quỷ có thần thông và có số đông hoặc gặp phải bọn yêu quỷ có năng lực thần thông cao hơn của Quan Đương Xứ Thổ Địa Chính Thần.
Điều này khiến cho vị Quan Thổ Địa bị khống chế vì không thể đấu lại nổi , bị khuất phục và phải chịu nghe theo sai khiển của bọn chúng. Vị quan này mất hết quyền kiểm soát, bảo vệ khu vực mà mình cai quản, đành bó tay đứng nhìn, mặc bọn yêu quỷ kia hoành hành bá đạo, tác oai tác quái. Vì thế khiến cư dân trong vùng long mạch đó bị ốm đau, hoạn nạn, tai nạn . Mức độ ảnh hưởng toàn khu vực chứ không phải chỉ riêng một nhà nào. Đây cũng gọi là bị động long mạch ( mất sự yên ổn).
Trường hợp này muốn giải thì phải mời đến Pháp Sư trừ yêu, diệt quỷ và trấn yểm long mạch để giúp hỗ trợ cho vị Quan Thổ Địa gia thêm pháp lực . Tùy theo long mạch to nhỏ mà việc trấn yếm đơn giản ( chỉ chôn Bùa ) hay phức tạp (chôn Bùa và xây cây hương thờ Quan Thổ Địa bên trên). Nhờ đó mà Quan Thổ Địa tiếp tục cai quản phần long mạch của mình được tốt hơn, không có yêu quỷ nào dám bén mảng đến quậy phá nữa. Việc động long mạch nhờ đó cũng chấm dứt và cư dân nơi đó sẽ được hưởng thái bình.
Chuyện rằng: Ngày xửa ngày xưa, làng La ở xứ Đoài (cách làng tôi 4 km) có đón được thầy địa lý Tả Ao về để xem đất. Thầy ở trong làng hàng năm trời. Dân làng thay nhau cung phụng ông. Hàng ngày dâng lên ông toàn những món ăn ngon. Sáng sớm, khi ông thức dậy là có một chiếc chậu đồng sẵn nước nóng để ông rửa mặt. Đêm thì đệ lên một chậu để ông ngâm chân. Rồi ông tìm được cho làng một cuộc đất tốt để làm đình, phát 18 quận công. Khi ông dời chân đi, dân làng nói chuyện tạ ơn ông. Ông nói: Dân làng với tôi đã rất thịnh tình, tôi không nhận gì nữa, chỉ xin một khóm tre non để tôi trồng ở góc ao đình. Sau này, làng phát văn võ quận công, tôi quay lại, xin ngả bụi tre đó, chẻ lạt để xâu tiền. Xâu được bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu. Thế rồi ông xách tay nải lên đường.
Đình làng để ở nơi đất đẹp, trước đình có ao làm minh đường. Làng vượng lắm, có đến 18 quận công, nổi danh trong triều ngoài trấn.
Sau, bụi tre lên xanh um. Dân làng mới họp bàn rằng, nếu cứ để bụi tre thế này, sau ông thầy Tả Ao về thì biết bao nhiêu tiền cho đủ để ông xâu tiền, mới lại bàn triệt búi tre đi.
Bẵng đi một thời gian, ông Tả Ao lại thăm làng. Chuyện trò hồi lâu ông mới hỏi đến bụi tre thì dân làng nói nó đã chết lụi rồi. Ông buồn lòng nhưng cũng làm như không có chuyện gì xảy ra.
Ông mới bảo làng có muốn phát nữa không, thì dân làng còn muốn phát nữa, cả văn lẫn võ, cả đinh lẫn tài. Ông bảo vậy thì hãy xẻ núi Tản Viên, dẫn nước về ao đình để thủy tụ nữa. Dân làng tưởng thật, xẻ núi dẫn nước về ao. Núi Tản Viên bị xẻ, động vào chân voi chân ngựa, toàn long mạch cả, khiến cho đất đào lên cứ đỏ như thịt trâu thịt ngựa, nước thì đỏ như máu.
Chỉ trong một thời gian ngắn, làng La lụn bại. Làng mắc dịch và chết gần hết, số còn sống sót thì phiêu bạt khắp nơi. Riêng Hội đồng lý dịch, kỳ mục có máu mặt trong làng đều hộc máu mà đột tử cả, không anh nào thoát. Đám con cháu họ đi du học hoặc buôn bán ngoài tỉnh không lụn bại thì cũng hư hỏng, tiêm la, lở loét, bệnh tật cả. Làng La thành ra một làng không còn một bóng người.
Ngày nay, địa phận làng La chính là làng Nhân Lý, xã Yên Mỹ, ngoại thị Sơn Tây. Dân làng Nhân Lý chính là người dân trong vùng, sau một thời gian kéo đến ở, ăn thừa tự trên đất làng La xưa.
Ca dao cổ Xứ Đoài có câu rằng:
Bây giờ có “Thủy nhập điền”
Gặt mùa vừa đoạn thì liền cấy chiêm
Đằng trong có một làng La
Bởi một nhời nói ấy mà tiệt tông
Tả Ao đóng hướng bảo lại lấy công
Rằng làng mới cãi rằng không kia mà
Tả Ao mới bảo bạc bội kia mà
Tả Ao mới bảo làng là đào sông
Tả Ao mới bảo đào sông
Nó đứt mạch đất tiệt tông kia mà.
Việc xẻ núi Tản Viên (Ba Vì) xin chớ lấy làm chơi. Cách đây khoảng hơn 10 năm, người ta đào bới, xẻ núi ở địa phận xã Minh Quang, huyện Ba Vì. Nước chảy ra trâu bò uống đều bị trụy thai cả. Dân cư dùng nước đó đều ốm yếu, mắc bệnh. Khi ấy, anh em báo chí lên điều tra và viết bài lên tiếng thì người ta mới dừng chuyện đào bới.
PHƯƠNG PHÁP HÀN LONG
Xin giới thiệu 1 phương pháp Hàn long mạch còn lưu truyền trong dân gian.
Hàn Long mạch trong sách cổ có viết thành 1 khoa và lấy tên là Điền Hoàn Địa mạch, có nghĩa là nối lại những long mạch đã bị đứt hoặc vô tình hoặc cố ý gây nên.
Long mạch là gì?
Người xưa trong quá trình quan sát thế giới tự nhiên đã nhận thấy giữa vũ trụ và con người có mối quan hệ tương tác khá chặt chẽ. Khoa học hiện đại cũng chứng minh rằng sông ngòi, mạch nước, núi non, gò đồi…là biểu hiện của các biến đổi địa chất tích luỹ hàng triệu năm trong vỏ trái đất. Những quá trình vật lý hoá học đó diễn ra trong lòng đất chạy thành hệ mạch, cũng gần giống như hệ thống mạch máu trong cơ thể con người.
Mạch của đất gọi là long mạch, việc tìm đất gọi là tầm long, công cụ định thế và hướng đất là cái tróc long. Theo phép tầm long trong phong thuỷ truyền thống, trước hết phải tìm tổ sơn, rồi dò theo long mạch mà tìm đến huyệt. Huyệt thường là các thế đất hội tụ các yếu tố đắc ý của các qui tắc phong thuỷ như : có một quả đồi án làm che trước mặt (tiền án), có một ngọn núi làm chỗ dựa về sau (hậu chẩm), bên trái có tay long, bên phải có tay hổ (gọi là tả thanh long, hữu bạch hổ). Tay long và tay hổ có thể là đồi núi, bờ ruộng.. có dạng cánh cung liên hoàn với nhau. Tay long (bên trái, phương đông) lồng ra ngoài tay hổ (bên phải, phương tây) là tuyệt cách. Huyệt còn phải có chỗ trũng cho nước tụ lại ở trước (minh đường).
Long mạch và huyệt có thể ở qui mô lớn hoặc nhỏ, có thể cả một vùng lãnh thổ với những dãy núi nhiều ngọn, những dòng sông suối… có khởi đầu, có kết thúc. Chẳng hạn ở Việt Nam, hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình làm nên địa mạch vùng đồng bằng Bắc Bộ, lưu vực sông Đồng Nai và Vàm Cỏ làm nên vùng Sài Gòn, Biên Hoà và phụ cận là nơi dân cư hội tụ, thị tứ sầm uất.
trước khi xây nhà hoặc táng mộ người ta thường kiếm 1 thầy địa lý giỏi đến để tìm huyệt tróc long.
Chuẩn bị phù thức:
Có 5 đạo bùa dùng để trấn giữ long mạch sau khi đã hàn lại. Gồm:
Phương đông có viết chữ: Ngọc Hoàng sắc hạ Đông phương già la thanh tướng thái ất trường sinh phụng trấn.
Phương nam có viết chữ: Ngọc Hoàng sắc hạ nam Phương xích tướng Bá Thiên La phụng trấn.
Phương tây có viết chữ: Ngọc Hoàng sắc hạ tây phương bạch tướng Bạch Xà Thiên Sắc phụng trấn.
Bắc phương có viết chữ: Ngọc Hoàng sắc hạ bắc phương hắc tướng Già La Lý Nghĩa Thái phụng trấn.
trung Ương có viết chữ: Ngọc Hòa Sắc hạ trung ương hoàng tướng Già la Thiên La Khanh Kim Thân phụng trấn.
Cách luyện bùa:
Bùa viết trên giấy vàng , viết bằng mực đen. Bàn vẽ bùa quay về hướng đông. Khi mặt trời vừa nhó lên thì viết, mỗi đạo bùa thì tay viết miệnh niệm chú:
thiên địa tự nhiên。 uế khí tiêu tán。 đỗng trung huyền hư。 hoảng lãng thái nguyên。
bát phương uy thần。 sử ngô tự nhiên。 linh bảo phù mệnh。 phổ cáo cửu thiên。
can la đát la。 đỗng cương thái huyền。 trảm yêu phược tà。 sát quỷ vạn thiên。
trung san thần chú。 nguyên thủy ngọc văn。 trì tụng nhất biến。 khước quỷ diên niên。
án hành ngũ nhạc。 bát hải tri văn。 ma vương thúc thủ。 đãi vệ ngã hiên。
hung uế tiêu tán。 đạo khí trường tồn。 cấp cấp như luật lệnh。
Lưu ý: Phải tập luyện thật thành thục trước khi vẽ bùa, khi vẽ thì lấy 1 hơi dài, chỉ đọc câu thần chú qua kẽ chân răng.
Vẽ xong thì sắp bùa lên bàn thư chữ "án" bằng Phạn tự, chữ " tốc nhập" bằng hán tự, thư tứ tung ngũ hoành.
thư xong đọc thần chú Kim quang:
thiên địa huyền tông。 vạn khí bổn căn。 nghiễm tu vạn kiếp。 chứng ngô thần thông。
tam giới nội ngoại。 duy đạo độc tôn。 đính hữu kim quang。 phúc ánh ngô thân。
thị chi bất kiến。 thính chi bất văn。 bao la thiên địa。 dưỡng dục quần sanh。
thụ trì vạn biến。 thân hữu quang minh。 tam giới thị vệ。 ngũ đế ti nghênh。
vạn thần triêu lễ。 dịch sử lôi đình。 quỷ yêu tang đảm。 tinh quái vong hình。
nội hữu phích lịch。 lôi thanh ẩn minh。 đỗng tuệ giao triệt。 ngũ khí đằng đằng。
kim quang tốc hiện。 phúc hộ chân nhân。 cấp cấp như ngọc hoàng quang giáng luật lệnh。
Sau khi chuẩn bị bùa thì phải lấy Đất Ngũ Linh Thổ.
Đất Ngũ linh thì lại có thể thay đổi tùy theo xu thế phát triển của chủ nhà, nhưng nhất thiết phải là 5 thứ đất.
Nếu chủ nhà đang làm quan thì gồm 5 loại sau: Đất cơ quan, đất dọc đường lên, đất chùa, đất đền quan lớn, đất chỗ giao nhau của đại lộ.
Nếu chủ nhà là người Kinh doanh thì: Đất chợ, đất ngã ba sông, đất chùa, đất đền, đất ngã ba đường.
Nếu chũ nhà là ngừoi làm công tác có học vị thì: Đất nhà thầy, đất chùa, đất đền, đất cơ quan, đất dốc lên.
Nếu chủ nhà làm nông nghiệp: Đất chùa, đất đền, đất ruộng, đất gò, đất chợ.
Sau khi chuẩn bị đất Ngũ Linh thì chuẩn bị chỉ ngũ sắc: xanh - đỏ - trắng - tím - vàng
Chuẩn bị 13 cây kim khâu.
Chuẩn bị nước Tam Giang Thủy.
Chuẩn bị Thất Bảo (có bán sẵn ở các tiệm phong thủy)
Chuẩn bị 1 miếng vàng thiệt.
Chuẩn bị nước ngũ vị gồm: Đinh hương, quế, hồi, ngũ vị tử, long não
chuẩn bị gói thuốc xông và muối hột.
và cuối cùng chúng ta cần chuẩn bị những thức cần thiết nhất là: Chu Sa - Thần sa - Hùng hoàng - A Giao - A ngùy.
lưu ý: A Ngùy có 2 loại, loại bán trong tiệm thuốc bắc là loại nhựa cây A Ngùy ra. Loại A Ngùy của thầy pháp thì là loại chảy từ mỡ động vật và tinh chất long mạch trong các mạch đất trên núi.
Nấu nước tam giang thủy với ngũ vị hương, lấy 1 phần trợn với đất ngũ linh thổ rồi năn thành hình 1 con rùa. cho miếng vàng vào đầu rùa, cho các thức khác vào lòng rùa. cài 1 cây kim dọc theo mai rùa, còn lại cài mỗi bên 6 cây kim. Sau khi khai quang thì, chôn rùa vào giữa nhà cùng với bùa trung ương, 4 góc chôn 4 bùa cho 4 hướng.
Đây là pháp sưu tầm, còn bí pháp thì nhiều vô kể, công năng cũng vô cùng, tùy từng hoàn cảnh và tình trạng mà ứng dụng, nên Phúc Định nghĩ gặp tình huống này nên bình tĩnh va cũng cần xử lý dứt khoát. Chậm trễ khó bề được yên...!
MINH TRI SƯU TẦM