1.- Trong phương pháp quán tưởng của mật tông có chia ra hai bộ phận là Sanh Khởi Thứ Đệ và Viên Mản Thứ Đệ , ý nghĩa bên trong của nó là gì ?
Đáp : Là trong lúc bắt đầu quán tưởng hành giả cần quán tưởng hình ảnh của vật mà mình chọn để quán tưởng , cần phải quán thấy cho thật rỏ ràng và minh bạch ở trong tâm , trạng thái nầy gọi là Sanh Khởi Thứ Đệ . Còn Viên Mản Thứ Đệ là khi hành giả đã quán được hình ảnh nầy thật rỏ ràng và duy trì hình ảnh nầy trong tâm được thường hằng không bị tan mất , là hành giả đã đạt được đến cảnh Không Tánh Tự Tại , hành giả đã làm được Chỉ Quán Song Vận , Không và Hửu hòa nhập vào nhau , hành giả đã quán thông được Thắng Nghĩa Hữu và Tất Cảnh Không , thành tựu pháp môn Trung Đạo Quán vậy .
2.- Có cách nào để giúp hành giả quán tưởng được dể dàng không ?
Đáp : Có rất nhiều cách , nhưng tựu trung đầu tiên hành giả tu tập mật pháp cần đem tạp niệm , vạn niệm thu nhiếp thành nhất niệm , tức lấy niệm để tiêu diệt và làm ngưng tạp niệm , làm thống nhất tâm thần , được gọi là Định , sau đó hành giả buông thả toàn tâm -thân , đem nhất niệm biến thành Không niệm , nhất thiết giai không , đem tự ngả hòa nhập vào vũ trụ , biến làm một , lúc nầy thân khẩu ý được thanh tịnh . Trong quán tưởng hành giả dùng tay bắt ấn , miệng đọc chân ngôn , tâm quán Bổn Tôn và Chủng Tử Tự , để tam mật được thanh tịnh hầu đạt đến Tâm Không thường Tịch và đạt đến cảnh giới Tự Tánh Quang Minh vậy .
3.- Nhờ luôn quán tưởng ánh sáng trong tâm , thì ánh sáng giả nầy nhờ quán chiếu lâu ngày , thì ánh sáng giả nầy có thể biến thành ánh sáng thật hay không ?
Đáp : Có thể nói như thế , hành giả khi tu trì mật pháp đầu tiên cần tưởng tượng ánh sáng hoặc linh ảnh của Bổn Tôn , lúc đầu thì bản chất của ánh sáng và linh ảnh nầy chỉ là sự tưởng tượng của tư tưởng và là một sự giả định mà thôi ; nhưng nhờ tu tập quán tưởng lâu ngày , ánh sáng nầy sẻ biến thành ánh sáng thật , lúc nầy hành giả có thể không cần tưởng tưởng hay cố gắng gì hết , mà hành giả mổi khi có ý muốn thấy ánh sáng hay linh ảnh của Bổn Tôn thì ánh sáng hay linh ảnh nầy sẻ hiện rỏ ra ngay ,một cách tự nhiên ; đó là sự thành tựu của việc quán tưởng ánh sáng .
Thông qua quá trình tu trì ánh sáng , ánh sáng trắng sẻ tràn ngập toàn thân , ánh sáng trắng nầy sẻ được duy trì và luôn tăng trưởng trong thân của hành giả . Lúc đó ánh sáng vô thượng của vũ trụ sẻ đi xuống , chiếu sáng tràn ngập lấy ánh sáng của bản thân , cả hai hoà nhập vào nhau hóa làm một , lúc nầy hành giả sẻ cảm thấy tự thể quang minh ., tâm vô nhất vật , trong cảnh giới nầy , hành giả cần giữ lấy thái độ Vô Thủ Vô Xả , tức không để ý đến nó , tự nhiên nhi nhiên , thấy được ánh sáng cũng không sợ , không thấy được ánh sáng cũng không truy cầu , để mặc cho quang quang tương chiếu vậy .
3.- Minh Điểm thuộc vào phạm trù của ánh sáng ; vậy sự khác biệt của việc quán tưởng Minh Điểm ở trong tâm và việc thấy được Minh Điểm thật sự , hai loại minh điểm nầy khác nhau như thế nào ?
Đáp : Minh Điểm có hai loại : Một loại do hành giả tưởng tượng ra , còn loại kia do hành giả thật sự trông thấy được mà không cần tưởng tượng ra . Khi hành giả nhờ tu tập mà thấy được minh điểm thật sự chiếu sáng như mặt trời , thì dù hành giả có nhắm hay mở mắt cũng đều trông thấy được , minh điểm nầy khi to khi nhỏ ; hành giả khi trông thấy minh điểm nầy thì cần có thái độ không mong cầu , không chấp trước , vô thủ vô xả vậy .
4.- Giáo nghĩa Ngũ Phật Ngũ Trí và Lục Đại Vi Thể trong Mật Tông Tây Tạng có ý nghĩa gì ?
Đáp : Bất cứ tôn giáo nào cũng có một sự lý giải về bản nguyên của vũ trụ ; riêng về kinh điển Mật Tông có các học thuyết Pháp Giới Duyên Khởi – Chủng Tử Tương Tục ......là bản thể luận nói về Lục Đại Vi Thể
Hành giả mật tông nếu chỉ cần thông qua niệm chú , kiến lập Mạn Đà La , Đàn Tràng thì không thể nào đạt được đến cảnh giới Tức Thân Thành Phật được , muốn đạt đến cảnh giới nầy , hành giả cần có được năm loại trí huệ tức Ngũ Trí Như Lai ( Pháp Giới Bản Tánh Trí – Đại Viên Mản Trí – Bình Đẳng Tánh Trí – Diệu Quan Sát Trí và Thành Tựu Sở trí ) của năm vị Thiền Na Phật ( Đại Nhật – A Súc Bệ – Bảo Sanh – Vô Lượng Thọ – Bất Không Thành Tựu ) . Khi hành giả đã có được đầy đủ năm loại trí tuệ nầy rồi , thì việc ăn thịt , uống rượu , làm việc nam nữ trong pháp tu Mật Pháp Song Vận Đạo của Vô Thượng Du Già Bộ , cũng đạt đến quả vị Bồ Đề ; Tuy nhiên để đạt được những loại trí tuệ nầy , hành giả cần phải có sự truyền dạy và hướng dẩn của một vị Thầy trong Mật Tông . Nếu không , thì những hoạt động trên sẻ trở thành những hành động tà dại , đồi trụy , dâm ô , đồi bại , làm bại hoại luân thường đạo lý và làm hư hoại tâm thân của những kẻ vô minh và cuối cùng đi đến tẩu hỏa nhập ma mà thôi .
Trong giáo nghĩa của Kim Cang Thừa , khái niệm của Ngũ Trí đã trở thành một nguyên tố tinh thần của hành giả tu hành Mật Tông , vì nó có đầy đủ tác dụng linh diệu và thần biến trong đó .
Còn về Pháp Giới Duyên Khởi – Chủng Tử Tương Tục...trong Lục Đại Vi Thể bản thể luận của Mật Tông là Pháp Thân của Đại Nhật Như Lai , nó cấu thành bản thể của thế giới vạn vật và là căn nguyên của sự tồn tại .
MINHTHIEN ST