Nếu nói về Trí thì Mandala nhà phật biểu tượng cho Ngũ Trí là: Đại Viên Cảnh Trí Bình Đẳng Tánh Trí.Diệu Quan Sát Trí.Thành Sở Tác Trí. Pháp Giới Thể Tính Trí.
Còn nếu nói về Hạnh thì Mandala biểu tượng cho Thập Hạnh Ba La Mật: Bố Thí – Trì Giới – Nhẫn Nhục – Tinh Tấn – Định – Huệ - Phương Tiện Ba La Mật – Nguyện Ba La Mật – Lực Ba La Mật – Trí Ba La Mật.
Vậy ở trong Mandala được thể hiện đủ cả Ngũ Trí và Thập Hạnh Ba La Mật, , ngoài Ngũ trí và Thập hạnh ra trong đó còn có đầy đủ các diệu dụng khác nữa.
Bởi vì trong Mandala nó có đầy đủ các thứ trên ,cho nên hành giả Mật tông khi nhập vào Mandala tức là nhập vào Trí Hạnh Lực, cho nên miên mật tu 1 thời gian tự nhiên nó làm cho hành giả thành tựu được Trí Hạnh Lực từng phần ,và con người của hành giả sẽ trở thành một Mandala gần giống Mandala của đức ngài Quán Thế Âm hoặc Chuẩn Đề Vương Bồ Tát ,hoặc giống Mandala của Đại phật đỉnh nhất tự kim luân, đây chỉ đưa ra một số bản tôn làm ví dụ…nên người tu đó được gọi là nhập thể Mandala, khi nào mà nhập thể Mandala hoàn toàn thì đương nhiên mình quá đỉnh rồi.
Tất nhiên là hành giả sẽ từ từ nhập thể chứ không phải một lúc là nhập được hoàn toàn, nhưng hành giả Mật tông chuyên cần tinh tiến một thời gian là sẽ nhập thể.
Ví dụ mình quán tưởng Quán Thế Âm Bồ Tát một thời gian là tự nhiên lòng Từ Bi của mình rộng ra, mình đâu có dặn lòng là phải yêu người này người kia, mình khỏi cần phải suy nghĩ người này tội nghiệp lắm mình phải thương người ta, cái đó khỏi, quán tưởng Quan Âm 1 thời gian từ từ mình sẽ nhập thể với hình tượng của ngài mà hình tượng của ngài thì có Từ Bi Hỷ Xả trong đó, hình tượng của ngài mang đầy đủ Trí Hạnh Lực.
Lúc đó mình đều thương yêu mọi người bằng tình yêu thương đồng đẳng không phân biệt, từ nào giờ mình ngu thì giờ khôn ra, trước sân si nhiều giờ không còn sân si nữa, trước hay chấp giờ không chấp nữa, tâm hồn luôn luôn hỷ xả, mọi đức tính tốt tự nhiên nó cứ hiện ra, hiện ra tự nhiên mà không phải do mình cố gắng làm.
Như bên Thiền là tâm phải không chấp, tâm của mình đừng phiền não, mình phải dùng sức để quán tưởng các pháp vô thường, vô ngã hoặc quán tưởng các pháp giả dối không thật để không ôm giữ hình tượng đó nữa thì người tu thiền sẽ xả được các pháp đó, các pháp đó cần người tu thiền phải có cả một sự nỗ lực lớn.
Còn hành giả Mật tông thì cứ đem Mạn đà la ngài Quan Âm, Chuẩn đề nhập vào tâm mình rồi theo thời gian từ từ phát sinh ra tất cả mọi Hạnh, mà điều đó chắc chắn sẽ xảy ra nếu người tu mật tinh chuyên thì tự nhiên, tự nhiên thuần thục về hạnh Quan Âm , Chuẩn đề.
Từ từ đầu tiên thấy rõ nhất là tình yêu thương của mình rộng ra trước, từng chút từng chút một , tình thương của mình ngày càng lai láng ra, cho dù ai đó có gây phiền não với mình thì mình vẫn thương, mặc dù đối cảnh cũng hơi giận nhưng sau rồi cũng vẫn thương.
Tiến lên bước nữa thì lúc nào cũng thương gọi là hằng Từ Bi , mà Từ Bi được thì có Hỷ Xả, Từ Bi thì luôn đi đôi với Hỷ Xả vì có tâm Hỷ Xả thì mới có Từ Bi, nếu không có tâm Hỷ Xả thì không có Từ Bi được, vậy thì Từ Bi và Hỷ Xả là 1 thứ chứ không phải 2 thứ.
Còn hành giả nào tu theo Mandala Bhrum Nhất tự kim luân thì người đó đầu tiên phát sinh ra Trí trước, tự nhiên thông minh ra, tự nhiên hiểu biết vấn đề ra nhưng mà hiểu biết vấn đề bao nhiêu thì tình thương cũng phát sinh bấy nhiêu. Hiểu biết từ cái nghĩ khi thấy ai đó đang tự tạo ra phiền não : “Tội nghiệp họ quá, họ ôm cái thân giả này mà cứ cho là thật , cho nên họ mới tối ngày chăm chăm trong cảnh giới nhị nguyên phân biệt người khôn , kẻ ngu, người hiền , kẻ ác ,cái này của tôi cái kia của tôi , nhưng thật ra đâu có ai ở trong đó đâu vì thân đó là thân tứ đại hợp thành nên đâu có giá trị gì, còn tâm đó thì sanh diệt do duyên, mà rời các duyên thì tâm không sanh, rời các duyên thì tâm vắng lặng không có gì hết “
Vậy thì tìm đâu ra những tâm tư đó, tìm đâu ra cái tâm giận, tâm ghét, tâm thích, tâm thương đó, vì khi tâm vắng lặng thì tất cả đều mất, bởi vì tâm tham sân si mạn nghi ác kiến chỉ là một cái thoáng hiện ra rồi thoáng mất, nhìn tâm đó biết không có, nhìn thân đó biết không phải thì tự nhiên cái trí phân tích “Thôi! Người ta cứ hay thích phân biệt thì kệ người ta thôi!” người ta hay phân biệt thì mình cũng mắc cười tội nghiệp họ, vì họ chưa nhận thức được nên họ mới ra vậy.
Cũng như họ nhìn bụi cây tưởng là ma nên họ hết hồn chạy chẳng hạn vậy, bởi vì nhận thức họ chưa tận cùng thấu đáo, giống như họ cũng hiểu thân này là giả, tâm này là giả mà tại sao họ lại cứ ôm chấp từng câu nói, lời nói, từng cử chỉ hành động của người đời để phán xét làm chi!bởi vì họ chưa dung thông được với người và người , chưa tự tại vô ngại được , chưa lắng nghe lắng nhìn vô sở thọ , chưa y pháp bất y nhân, y nghĩa bất y ngữ được .
Mà phán xét ai? không phán xét được ai hết vì họ phán xét vào thân này thì thân này toàn bộ là tứ đại hợp thành, nói vào tâm thì tâm này là tâm huyễn hóa lúc có lúc không, lấy đối tượng nào ra mà phán xét!
Thế rồi tự nhiên mình thấy thương, vậy là tu Nhất tự kim luân từ từ khởi ra trí hiểu biết rồi chuyển qua tình thương.
Còn bên tu Quán Âm, Chuẩn đề thì khởi ra tình thương trước rồi khai ra trí hiểu biết! À! Thì ra đi từ tình yêu khởi ra trí tuệ và đi từ trí tuệ khởi ra tình yêu thì nó cũng diệu dụng như nhau thôi.
Nhưng mà tại sao đức Phật phân ra như vậy? Là bởi vì có người họ có Trí nhiều nên đi con đường Trí, có người Từ Bi nhiều nên đi con đường Từ Bi họ mới thành tựu được. Thế cho nên người nào có tâm Ái Dục nhiều thì ngài Quán Thế Âm sẽ dạy về tình yêu thương để biến cái tình yêu dục vọng đó thành tình yêu trong sạch, còn người nào không khôn thì ngài sẽ dạy về Trí Tuệ để từ đó khôn ra.
Vậy thì cái phương pháp tu tập về Mandala nó luôn luôn ẩn tàng mọi pháp môn, cho nên người tu Mật nương vào cái Mandala rồi là từ từ nhập thể, mà khi nhập thể Mandala rồi thì tất cả những vô cùng vô tận của chúng sinh, vô cùng vô tận cảnh giới, vô cùng vô tận âm thanh sắc tướng người đó dần tự biết hết, thấy hết, nghe được hết, dung thông được hết bởi vì Mandala chính là bản tâm trong sáng , nhập vào bản tâm trong sáng rồi thì chuyện gì cũng biết, nhập nhiều biết nhiều, nhập ít biết ít nhưng mà có nhập rồi thì thế nào rồi cũng từ từ đầy đủ Trí Hạnh Lực ,từ từ dung thông với chúng sinh và pháp giới trên con đường tu.
Minh Thiên.