ẢNH HƯỞNG CỦA TƯỞNG TRONG NĂM UẨN
Thích Nữ Giác Anh
Tưởng uẩn chỉ là một uẩn trong năm uẩn kết hợp nên thân tâm mỗi con người. Sắc uẩn thuộc phần thân. Bốn uẩn còn lại thuộc phần tâm, trong đó có Tưởng uẩn. Chư Tổ định nghĩa Tưởng là sự ghi nhớ, đơn giản chỉ là ghi nhớ tất cả những diễn biến xảy ra cho thân và tâm mà thôi. Sức ảnh hưởng của Tưởng sẽ không có gì đáng kể nếu Tưởng hoạt động một mình, nhưng trên thật tế, còn phàm phu thì Tưởng sẽ không bao giờ hoạt động riêng rẽ. Khi các giác quan tiếp xúc với ngoại cảnh, là Tưởng bắt đầu hoạt động ghi nhớ. Khi Tưởng hoạt động sẽ dẫn đến Thọ hoạt động, sau đó liên quan đến Hành và tạo thành dòng Thức, từ Thức lại biến thành hành động, kết thành những Sắc pháp khác nữa. Như vậy một chuỗi sắc pháp vốn đã có trước khi có Tưởng, nay lại thêm phần dày đặc đến vô tận trên thế gian này.
Sắc pháp đó vừa biểu hiện ra hoàn cảnh bên ngoài mà cũng chính là thân tướng của mỗi chúng sanh. Thi thoảng mình hay thấy bốn chữ “Tâm tưởng sự thành” trên phong bao lì xì để chúc tụng nhau là do người xưa hiểu được qui luật đó. Vậy mới thấy, trong cuộc sống tu tập, sự thăng hoa hay chậm lụt của tâm thức, một phần nào đó đều có liên quan đến Tưởng. Chính vì thế nên người tu nào cũng hiểu rõ tầm ảnh hưởng của Tưởng trong năm uẩn là vậy.
Thật vậy, giáo lý về năm uẩn là một giáo lý quan trọng trong Phật giáo. Giáo lý đó quan trọng vì nội dung trực tiếp liên quan đến con người, vì con người không gì khác hơn ngoài năm uẩn. Bản Kinh đầu tiên Phật vừa mới thành đạo giảng cho năm anh em tôn giả Kiều Trần Như nội dung là hiểu rõ bốn chân lý vi diệu của cuộc đời và hiểu thật tánh của năm uẩn. Cả một khoảng thời gian dài sau đó, Phật giảng giáo lý Bát Nhã trong vài mươi năm cũng xoay quanh năm uẩn. Mãi cho đến nay, trong mỗi thời Kinh hằng ngày của người Phật tử đều có phần kết thúc bằng Bát Nhã Tâm Kinh, Bản Kinh ngắn gọn này nội dung cũng không gì khác hơn là nói về thật tánh của năm uẩn. Hiểu rõ năm uẩn, thực hành giáo lý để vượt khỏi sự ràng buộc của năm uẩn và đạt đến mục đích cuối cùng là giác ngộ giải thoát, đó chính là con đường chung của người học Phật.
Người Phật tử tu học lâu năm, ai ai cũng thuộc nằm lòng năm uẩn bao gồm sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Năm uẩn này là năm sự kết hợp lại. Uẩn là âm Hán Việt nhưng dùng nhiều quá nên đã thành quen. Vì thế nói đến uẩn, gần như người tu Phật nào cũng hiểu uẩn là sự kết hợp. Năm uẩn là năm sự kết hợp, kết hợp của sắc, kết hợp của thọ, kết hợp của tưởng, kết hợp của hành và sự kết hợp của thức.
Thân tâm mỗi con người là do năm sự kết hợp đó tập trung dính kết lại với nhau. Ví dụ có một bong bóng thật to, bên trong chứa bốn chùm bong bóng nhỏ. Bong bóng to bên ngoài màu xanh tượng trưng cho sắc, bốn chùm nhỏ bên trong, màu vàng tượng trưng cho thọ, bong bóng đỏ là tưởng, bong bóng trắng là hành, bong bóng cam là thức. Thân bên ngoài, tâm là bốn thứ bên trong. Cả một chùm bong bóng xanh, vàng, đỏ, trắng, cam khi kết hợp lại với nhau trông thật rực rỡ, đẹp mắt. Thế nhưng khi bung ra từng cái, thì cái nào bay theo cái đó. Rồi cuối cùng, từng bong bóng cũng rỗng không, không còn lại gì. Phật dạy mỗi một con người đều không ngoài năm chuỗi kết hợp như thế. Tuy bên ngoài có vẻ xinh xắn, rắn chắc và có thật. Nhưng thật tế là không thật. Chỉ do khéo kết hợp mà thôi.
Tưởng là một trong bốn phần tạo thành Tâm Thức bên trong của con người. Như trên đã thưa, chư Tổ thường dạy Tưởng là sự ghi nhớ. Theo âm Hán, chữ Tưởng gồm chữ Tướng viết trên chữ Tâm, nói theo cách nào đó, là tâm nhớ ghi hình tướng mọi sự mọi vật xung quanh.
Ví dụ, mắt nhìn thấy tượng Phật qua một lần, tâm liền ghi nhớ, sau này nếu nói đến tượng Phật, trong tâm hình dung ngay hình dáng một bậc Sa Môn, trong tư thế kiết già trang nghiêm, ánh mắt nụ cười từ bi, tự tại… Lần sau khi gặp lại, chỉ trong nhấp nháy, liền nhận ra đó là Phật. Và như đã bàn ở trên Tưởng sẽ dẫn đến Thọ, trở lại ví dụ trên, vừa ghi nhớ hình tượng Phật, tiếp theo hàng loạt cảm thọ sẽ khởi lên trong tâm, đó là hoan hỷ, thành kính, trang nghiêm… đối với Phật. Nhưng cũng có thể khởi niệm phân biệt chấp trước, tượng Phật này không đẹp bằng Phật của ta, hay Phật này sao trang nghiêm quá v.v... Tiếp theo cảm thọ đó là những đợt sóng tâm thức khác nữa khởi lên xung quanh hình tượng Phật. Lúc này đã bước sang lãnh vực hoạt động của Hành uẩn. Tùy theo mức độ tu tập của mỗi người, mà những đợt sóng tâm thức đó tự thanh lọc theo chiều hướng riêng, tâm nào mạnh nhất sẽ giữ lại, tạo thành chủng tử ghi sâu vào tâm, biến thành Thức. Và từ Thức, chờ đợi nhân duyên đầy đủ sẽ lại hóa thành Sắc pháp, thành vật chất cứng rắn hiển hiện ra bên ngoài. Đến giai đoạn này, có thể trở lại với ví dụ trên, như từ sự ghi nhận tượng Phật ban đầu mà đã hóa thành hành động thỉnh Phật về nhà để bày trí, tôn thờ, đảnh lễ v.v…
Một vòng tròn từ Tưởng ghi nhớ dẫn đến cảm thọ, đến những đợt sóng biến dịch trong tâm là Hành, cuối cùng tạo thành chủng tử, là dòng Thức. Rồi tùy theo Thức của từng chúng sanh, gặp cảnh sinh Tưởng, rồi Thọ rồi lại Thức… Bốn tập hợp này hoạt động liên đới với nhau theo một tốc độ quá nhanh, nên đa phần khó bắt kịp, chỉ gom lại thành một chữ Tâm. Và Tâm có một sức mạnh vô lượng vô biên, tuy không hình không tướng, nhưng chính là guồng máy ảnh hưởng trực tiếp đến Thân (Invisible turn to Visible). Ai cũng biết thân và cảnh của tất cả chúng sanh đẹp, xấu, mạnh, khỏe, sướng, vui… đều do Tâm quyết định.
Như vậy, trở ngược lại vòng tròn thân tâm, muốn điều chỉnh thân và cảnh như ý mình mong muốn, nên kiểm lại những chủng tử nào đang hoạt động mạnh mẽ trong Thức, tiếp theo kiểm những làn sóng nào tiềm tàng trong Hành và bắt nguồn từ những hình ảnh tướng trạng ban đầu khởi đi như thế nào trong Tưởng. Như vậy, Tưởng là cửa ngỏ đầu tiên của mọi việc.
Nhưng như đã thưa ban đầu, còn phàm phu thì Tưởng không bao giờ đi một mình, Tưởng làm việc thì Thọ làm việc. Tưởng nhờ mắt thấy hình sắc, ghi nhớ, liền khởi lên cảm thọ thích hay không thích. Từ chỗ thích hay không thích, mới sinh ra nhiều việc khác. Chưa hết, tuy thích hay không thích cảnh tượng ban đầu đó, nhưng còn tùy theo những tâm thiện và tâm bất thiện trong Hành mà khiến cảnh tượng ban đầu được suy diễn nhận thức khác nhau, cuối cùng trở thành chủng tử trước khi hiện thành sắc pháp là hành động. Nếu không có Tưởng sẽ không có Thọ. Không Thọ sẽ không có Hành. Không Hành sẽ không có Thức. Không Thức, không Tâm thì sẽ không có Thân, không có vấn đề gì để phải khổ. Thế nhưng, còn sống, còn thân năm uẩn thì phải còn Tưởng, làm sao tránh khỏi Tưởng được!
Như vậy, không thể tránh được Tưởng, vì còn thân, còn mắt, tai, mũi, lưỡi và cảnh xung quanh thì còn phải tiếp xúc và phải ghi nhớ. Đó là việc của Tưởng. Nhưng Phật dạy chỉ nên dừng lại ở Tưởng thôi, không nên từ ghi nhớ hình sắc mà khởi những niệm phân biệt chấp trước, kéo theo cả một guồng máy luân hồi bất tận. Đó chính là đời sống của một hành giả có thực hành Phật pháp, có chánh niệm.
Và thật tế để cuộc sống có hạnh phúc phải nên thực tập theo lời Phật dạy như vậy. Vì rõ ràng ta không thể chọn được cảnh nào đáng ưa hoặc không đáng ưa. Trong mỗi phút mỗi giây, có quá nhiều điều xảy ra không thể lường trước được, cũng không thể chọn lựa cảnh nào với cảnh nào. Chỉ có một điều mình có thể chủ động là ghi nhớ rồi sau đó đón nhận theo cách nào mà thôi.
Đón nhận cảnh theo cách nào, đó là câu hỏi của người tu Phật đang tìm cầu giải thoát. Vì sao cùng một cảnh, mà người này ghi nhớ để rồi sầu khổ, còn người khác ghi nhớ để tăng trưởng lòng từ bi. Cùng một cảnh xảy ra, mà người này ghi nhớ rồi từ đó về sau gặp việc gì ở đâu cũng sinh lòng nghi hoặc, mất lòng tin với mọi người, trong khi người khác cũng gặp cảnh đó, cũng ghi nhớ, nhưng liền phát tâm thương tưởng, càng thương xót muốn giúp đỡ chúng sanh nhiều hơn. Sự khác biệt đó là do tâm thiện và tâm bất thiện nằm sẵn trong Hành dẫn dắt mỗi con người.
Con người ai cũng có tâm thiện và ai cũng có bất thiện như nhau. Nhưng tâm thiện và tâm bất thiện đó không tự nó ảnh hưởng đến sự ghi nhớ của Tưởng, mà phải trãi qua một giai đoạn luyện tập, trau dồi lâu dài mới phát khởi. Đa phần Phật dạy chúng sanh thường bị tánh bất thiện là tham ái ảnh hưởng nặng nề. Khi gặp việc gì, tưởng bắt đầu làm việc ghi nhớ, sau đó khởi lên thích hay không thích. Thích hay không thích đó là biểu hiện của Tham ái. Tham ái chấp trước khuynh đảo, khiến con người không còn nhẹ nhàng, tự do tự tại nữa. Đó là lúc gánh nặng sinh tử đang trĩu nặng trên vai cho đến lúc con người còm cỏi mõi mòn.
Phật dạy trong Kinh Tạp A Hàm, Phẩm Gánh Nặng như vầy:
Này các Tỳ-khưu, Ta sẽ giảng cho các ông về gánh nặng, mang gánh nặng lên, đặt gánh nặng xuống. Hãy nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.
Thế nào là gánh nặng? Năm thủ uẩn là câu trả lời. Thế nào là năm? Sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Đây gọi là gánh nặng.
Thế nào là kẻ mang gánh nặng? Người là câu trả lời. Vị tôn giả này có tên như thế này, dòng họ như thế này. Đây gọi là kẻ mang gánh nặng!
Thế nào là mang gánh nặng lên? Chính là tham ái đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, đi tìm hỷ lạc chỗ này, chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Đây gọi là mang gánh nặng lên.
Thế nào là đặt gánh nặng xuống? Đây là sự ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn, sự từ bỏ, sự xả ly, sự giải thoát, sự không chấp thủ. Đây gọi là đặt gánh nặng xuống.
Bậc Đạo Sư lại nói thêm:
Năm uẩn là gánh nặng,
Kẻ gánh nặng là người;
Mang lấy gánh nặng lên,
Chính là khổ ở đời.
Còn đặt gánh nặng xuống,
Tức là lạc, không khổ,
Đặt gánh nặng xuống xong,
Không mang thêm gánh khác.
Nếu nhổ khát ái lên,
Tận cùng đến gốc rễ,
Không còn đói và khát,
Được giải thoát tịnh lạc!
(HT Minh Châu dịch Việt)
Gánh nặng tham ái mang nhiều hình tướng khác nhau. Có khi là thích thú muốn sở hữu cho riêng mình, có khi là tức giận vì không hài lòng với bản ngã, cũng có khi là suy tưởng không đúng với sự thật… Tất cả những suy nghĩ sai lầm đó, bắt nguồn từ Tưởng, ghi nhận hình ảnh, rồi bị tham ái khống chế, biến thành tư duy sai trái, trong Phật pháp thường gọi là vọng tưởng.
Ví dụ xảy ra nhiều trong đời sống hằng ngày, như có một người vừa mới đi làm về, thấy chén bát dơ nằm ngổn ngang trong bếp. Mắt thấy sắc, tâm tức giận khởi lên, liền trách mắng người nhà xem mình là người làm công hay sao mà không phụ dọn dẹp… Tham ái ở đây là chấp trước vào bản ngã ta, mọi người phải tôn trọng ta, nếu không phụ việc chia sẻ với ta tức là xem thường ta... Sân hận nổi lên, sau đó sẽ là giận dỗi, gay gắt, khó chịu…. Nhưng sự thật có thể chỉ là các con nhỏ vì sắp nộp bài thi, nên chưa kịp dọn dẹp vậy thôi. Chứ không có nghĩa là không tôn trọng Mẹ gì cả… Nếu nghĩ tưởng như thế ngay từ lúc đầu, chắc đã không tốn thời gian và energy cho phiền não đau khổ. Những ví dụ đại loại như thế rất thường xảy ra đối với những người thiếu thực tập quán chiếu trong đời sống hằng ngày. Kết quả là gây đau khổ cho mình, dẫn đến đau khổ cho người là chuyện tất nhiên.
Đặt được gánh nặng xuống, phát khởi tâm xả ly, thú hướng đến Bồ Đề, thương xót hết thảy chúng sanh là cả một quá trình huân tập dài lâu, không phải chỉ mới nhận thức là thực hành ngay được. Nhưng cũng không phải là không làm được. Cũng không phải với hình tướng này hay hình tướng khác, vì chỉ cần phát tâm, có huân tập, là có kết quả.
Bài học về lòng từ bi giữa Tổng thống Hoa Kỳ đời thứ 31, Ông Herbert Hoover (1874-1964) và Thủ tướng đầu tiên của Cộng hòa Dân chủ Ba Lan Ông Ignacy J Paderewski (1860-1941) đã chứng minh điều đó. Câu chuyện thật xúc động, có nhiều chi tiết nên hơi dài.
Chuyện xảy ra khoảng trước đệ nhất thế chiến, có hai sinh viên nghèo theo học Đại học Stanford Hoa Kỳ. Vì nghèo thiếu tiền đóng tiền học, nên hai sinh viên đó mới nghĩ đến việc tổ chức một đêm nhạc piano, mời nghệ sĩ dương cầm Paderewski đến trình diễn để gây quỹ, mong có tiền trang trãi học phí. Người đại diện ra giá 2,000 đồng cho đêm biểu diễn. Hai sinh viên nhận lời trong lòng rất đỗi vui mừng, vì ít có sinh viên nào mời được nghệ sĩ nổi danh đó.
Nhưng rủi thay bán vé không hết, đêm nhạc không thành công chỉ bán được 1,600 đồng tiền vé thôi. Sau buổi nhạc hai sinh viên cầm 1,600 đồng đến đưa người nghệ sĩ, nói lời xin lỗi cùng với giấy nợ 400 đồng, hứa sẽ trả trong thời hạn sớm nhất.
Sau khi nghe xong, người nghệ sĩ chợt nói “Không được, không thể nào được, các anh cầm 1,600 này đi, trả cho các khoảng chi phí, còn bao nhiêu thì cứ đóng tiền học”. Hai anh sinh viên ngơ ngẩn, cảm động một hồi lâu, nói lời cảm ơn thật nhẹ rồi đi ra.
Sự thật, trước cảnh tượng ấy, sẽ có người khởi tâm sân giận vì không đủ tiền trả cát-xê, không đủ lợi nhuận... Rồi từ đó trở đi, cứ gặp sinh viên là né ra xa… Còn có người khác sẽ nói, sinh viên nghèo thì thiếu gì, cần gì phải giúp hai anh chàng rắc rối này… Rồi cũng có người gặp cảnh đó, ráng giúp đỡ một lần, nhưng về sau không phát tâm giúp người nữa…
Nhưng nhân quả không bao giờ sai chạy mảy may. Gặp việc khó khăn của ai, cứ phát tâm rộng lượng giúp người, trước sau gì cũng được nhân quả thiện phước trở lại.
Những năm sau đó, người nghệ sĩ dương cầm trở thành Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Ba Lan (Poland). Thế chiến thứ nhất xảy ra, người Ba Lan rơi vào cơn đói trầm trọng, chết người hàng loạt. Thủ tướng Ba Lan đành phải kêu gọi lòng hảo tâm của các nước trên thế giới. Lúc đó, đa phần các nước mạnh đều đang tham dự cuộc chiến, chỉ còn lại Mỹ. Ông liền xin chủ tịch quỹ cứu trợ chiến tranh của Mỹ lúc bấy giờ là Ông Herbert Hoover viện trợ cho Ba Lan. Trong vòng không đầy một tháng, dưới sự kêu gọi của Ông Hoover, hàng triệu người Mỹ gởi tiền tiết kiệm, cũng như vật thực cứu trợ Ba Lan qua cơn ngặt nghèo.
Không lâu sau đó, vào tháng 8 năm 1919, Ông Hoover đích thân sang thăm Ba Lan, ông chứng kiến cảnh tượng tràn đầy xúc động, 25 ngàn trẻ em Ba Lan đi chân trần ra chào đón tỏ lòng biết ơn Ông. Chiến tranh vẫn còn, Ba Lan vẫn nghèo, lại một lần nữa Ông phát tâm kêu gọi. Lần này chỉ trong vòng vài giờ, hơn 700 ngàn áo khoát, 700 ngàn đôi giày, 500 triệu bửa ăn… được đưa lên tàu chuyển đến cho trẻ em và người dân đang nghèo khổ. Cho đến năm 1939, khi Ba Lan lâm nạn một lần nữa, bị chính quyền Hitler đánh chiếm, Ba Lan tan nát, người dân lại lâm vào cảnh đói khát. Cũng chính ông Hoover quyên góp được hơn 150 tấn quần áo, mùng mền, 200 triệu bửa ăn… gởi đến cứu giúp người Ba Lan.
Sau bao lần ngặt nghèo, Thủ Tướng Ba Lan là ông Padesrewski cùng nhiều viên chức chính phủ sang bày tỏ lòng tri ân đến chính phủ Mỹ, cũng như ông Hoover năm nào, nay đã lên làm Tổng Thống thứ 31 của Hoa Kỳ. Trong ngày gặp nhau tại quốc hội, Thủ tướng Padesrewski vừa nói lời cảm ơn, Tổng thống Hoa Kỳ Hoover đã nói: “Ông không cần phải cảm ơn tôi, ông còn nhớ mấy mươi năm về trước, ông đã giúp cho 2 sinh viên đại học Stanford không? Một trong hai sinh viên đó chính là tôi. Cảm ơn Ông đã dạy cho tôi bài học về tình thương giữa con người với con người.” Cả hai Tổng Thống, Thủ Tướng nói xong đều im lặng nhìn nhau, cả hội trường cũng nghiêng mình im lặng… Bài học này được ghi đậm vào trang sử của cả hai nước Hoa Kỳ và Ba Lan. Và cũng chính là bài học cho mỗi người tu Phật, dù hoàn cảnh nào, cảnh tượng nào, cũng phát tâm Bồ Đề, cứu độ lợi ích chúng sanh.
Xin trở lại với sức ảnh hưởng của Tưởng, của sự ghi nhớ cảnh vật vào tâm. Cảnh vật luôn muôn màu, muôn sắc, có khi buồn, khi vui, khi thuận ý, khi trái lòng… nhưng người tu Phật chỉ dừng lại cái biết ở đó. Nếu có khởi tâm chăng, chỉ là tâm niệm Phật, tâm thấy rõ mọi cảnh tượng đều giả hợp, vô thường. Từ đó khởi niệm đại bi thương xót, tìm cách làm lợi ích cho chúng sanh, như Phật đã dạy trong Kinh:
Thế gian lìa sanh diệt
Như hoa đốm hư không
Trí không chấp Có, Không
Từ đó khởi Đại Bi
(Thế gian ly sanh diệt
Thí như hư không hoa
Trí bất đắc hữu, vô
Nhi hưng Đại Bi tâm)
Nguyện cầu tất cả chúng sinh luôn an vui trong ánh sáng từ bi của chư Phật, chư Bồ Tát để từ đó tiếp tục hạnh nguyện tự thân giải thoát, phổ độ quần sanh.
ẢNH HƯỞNG CỦA TƯỞNG TRONG NĂM UẨN
Thích Nữ Giác Anh
Tưởng uẩn chỉ là một uẩn trong năm uẩn kết hợp nên thân tâm mỗi con người. Sắc uẩn thuộc phần thân. Bốn uẩn còn lại thuộc phần tâm, trong đó có Tưởng uẩn. Chư Tổ định nghĩa Tưởng là sự ghi nhớ, đơn giản chỉ là ghi nhớ tất cả những diễn biến xảy ra cho thân và tâm mà thôi. Sức ảnh hưởng của Tưởng sẽ không có gì đáng kể nếu Tưởng hoạt động một mình, nhưng trên thật tế, còn phàm phu thì Tưởng sẽ không bao giờ hoạt động riêng rẽ. Khi các giác quan tiếp xúc với ngoại cảnh, là Tưởng bắt đầu hoạt động ghi nhớ. Khi Tưởng hoạt động sẽ dẫn đến Thọ hoạt động, sau đó liên quan đến Hành và tạo thành dòng Thức, từ Thức lại biến thành hành động, kết thành những Sắc pháp khác nữa. Như vậy một chuỗi sắc pháp vốn đã có trước khi có Tưởng, nay lại thêm phần dày đặc đến vô tận trên thế gian này.
Sắc pháp đó vừa biểu hiện ra hoàn cảnh bên ngoài mà cũng chính là thân tướng của mỗi chúng sanh. Thi thoảng mình hay thấy bốn chữ “Tâm tưởng sự thành” trên phong bao lì xì để chúc tụng nhau là do người xưa hiểu được qui luật đó. Vậy mới thấy, trong cuộc sống tu tập, sự thăng hoa hay chậm lụt của tâm thức, một phần nào đó đều có liên quan đến Tưởng. Chính vì thế nên người tu nào cũng hiểu rõ tầm ảnh hưởng của Tưởng trong năm uẩn là vậy.
Thật vậy, giáo lý về năm uẩn là một giáo lý quan trọng trong Phật giáo. Giáo lý đó quan trọng vì nội dung trực tiếp liên quan đến con người, vì con người không gì khác hơn ngoài năm uẩn. Bản Kinh đầu tiên Phật vừa mới thành đạo giảng cho năm anh em tôn giả Kiều Trần Như nội dung là hiểu rõ bốn chân lý vi diệu của cuộc đời và hiểu thật tánh của năm uẩn. Cả một khoảng thời gian dài sau đó, Phật giảng giáo lý Bát Nhã trong vài mươi năm cũng xoay quanh năm uẩn. Mãi cho đến nay, trong mỗi thời Kinh hằng ngày của người Phật tử đều có phần kết thúc bằng Bát Nhã Tâm Kinh, Bản Kinh ngắn gọn này nội dung cũng không gì khác hơn là nói về thật tánh của năm uẩn. Hiểu rõ năm uẩn, thực hành giáo lý để vượt khỏi sự ràng buộc của năm uẩn và đạt đến mục đích cuối cùng là giác ngộ giải thoát, đó chính là con đường chung của người học Phật.
Người Phật tử tu học lâu năm, ai ai cũng thuộc nằm lòng năm uẩn bao gồm sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Năm uẩn này là năm sự kết hợp lại. Uẩn là âm Hán Việt nhưng dùng nhiều quá nên đã thành quen. Vì thế nói đến uẩn, gần như người tu Phật nào cũng hiểu uẩn là sự kết hợp. Năm uẩn là năm sự kết hợp, kết hợp của sắc, kết hợp của thọ, kết hợp của tưởng, kết hợp của hành và sự kết hợp của thức.
Thân tâm mỗi con người là do năm sự kết hợp đó tập trung dính kết lại với nhau. Ví dụ có một bong bóng thật to, bên trong chứa bốn chùm bong bóng nhỏ. Bong bóng to bên ngoài màu xanh tượng trưng cho sắc, bốn chùm nhỏ bên trong, màu vàng tượng trưng cho thọ, bong bóng đỏ là tưởng, bong bóng trắng là hành, bong bóng cam là thức. Thân bên ngoài, tâm là bốn thứ bên trong. Cả một chùm bong bóng xanh, vàng, đỏ, trắng, cam khi kết hợp lại với nhau trông thật rực rỡ, đẹp mắt. Thế nhưng khi bung ra từng cái, thì cái nào bay theo cái đó. Rồi cuối cùng, từng bong bóng cũng rỗng không, không còn lại gì. Phật dạy mỗi một con người đều không ngoài năm chuỗi kết hợp như thế. Tuy bên ngoài có vẻ xinh xắn, rắn chắc và có thật. Nhưng thật tế là không thật. Chỉ do khéo kết hợp mà thôi.
Tưởng là một trong bốn phần tạo thành Tâm Thức bên trong của con người. Như trên đã thưa, chư Tổ thường dạy Tưởng là sự ghi nhớ. Theo âm Hán, chữ Tưởng gồm chữ Tướng viết trên chữ Tâm, nói theo cách nào đó, là tâm nhớ ghi hình tướng mọi sự mọi vật xung quanh.
Ví dụ, mắt nhìn thấy tượng Phật qua một lần, tâm liền ghi nhớ, sau này nếu nói đến tượng Phật, trong tâm hình dung ngay hình dáng một bậc Sa Môn, trong tư thế kiết già trang nghiêm, ánh mắt nụ cười từ bi, tự tại… Lần sau khi gặp lại, chỉ trong nhấp nháy, liền nhận ra đó là Phật. Và như đã bàn ở trên Tưởng sẽ dẫn đến Thọ, trở lại ví dụ trên, vừa ghi nhớ hình tượng Phật, tiếp theo hàng loạt cảm thọ sẽ khởi lên trong tâm, đó là hoan hỷ, thành kính, trang nghiêm… đối với Phật. Nhưng cũng có thể khởi niệm phân biệt chấp trước, tượng Phật này không đẹp bằng Phật của ta, hay Phật này sao trang nghiêm quá v.v... Tiếp theo cảm thọ đó là những đợt sóng tâm thức khác nữa khởi lên xung quanh hình tượng Phật. Lúc này đã bước sang lãnh vực hoạt động của Hành uẩn. Tùy theo mức độ tu tập của mỗi người, mà những đợt sóng tâm thức đó tự thanh lọc theo chiều hướng riêng, tâm nào mạnh nhất sẽ giữ lại, tạo thành chủng tử ghi sâu vào tâm, biến thành Thức. Và từ Thức, chờ đợi nhân duyên đầy đủ sẽ lại hóa thành Sắc pháp, thành vật chất cứng rắn hiển hiện ra bên ngoài. Đến giai đoạn này, có thể trở lại với ví dụ trên, như từ sự ghi nhận tượng Phật ban đầu mà đã hóa thành hành động thỉnh Phật về nhà để bày trí, tôn thờ, đảnh lễ v.v…
Một vòng tròn từ Tưởng ghi nhớ dẫn đến cảm thọ, đến những đợt sóng biến dịch trong tâm là Hành, cuối cùng tạo thành chủng tử, là dòng Thức. Rồi tùy theo Thức của từng chúng sanh, gặp cảnh sinh Tưởng, rồi Thọ rồi lại Thức… Bốn tập hợp này hoạt động liên đới với nhau theo một tốc độ quá nhanh, nên đa phần khó bắt kịp, chỉ gom lại thành một chữ Tâm. Và Tâm có một sức mạnh vô lượng vô biên, tuy không hình không tướng, nhưng chính là guồng máy ảnh hưởng trực tiếp đến Thân (Invisible turn to Visible). Ai cũng biết thân và cảnh của tất cả chúng sanh đẹp, xấu, mạnh, khỏe, sướng, vui… đều do Tâm quyết định.
Như vậy, trở ngược lại vòng tròn thân tâm, muốn điều chỉnh thân và cảnh như ý mình mong muốn, nên kiểm lại những chủng tử nào đang hoạt động mạnh mẽ trong Thức, tiếp theo kiểm những làn sóng nào tiềm tàng trong Hành và bắt nguồn từ những hình ảnh tướng trạng ban đầu khởi đi như thế nào trong Tưởng. Như vậy, Tưởng là cửa ngỏ đầu tiên của mọi việc.
Nhưng như đã thưa ban đầu, còn phàm phu thì Tưởng không bao giờ đi một mình, Tưởng làm việc thì Thọ làm việc. Tưởng nhờ mắt thấy hình sắc, ghi nhớ, liền khởi lên cảm thọ thích hay không thích. Từ chỗ thích hay không thích, mới sinh ra nhiều việc khác. Chưa hết, tuy thích hay không thích cảnh tượng ban đầu đó, nhưng còn tùy theo những tâm thiện và tâm bất thiện trong Hành mà khiến cảnh tượng ban đầu được suy diễn nhận thức khác nhau, cuối cùng trở thành chủng tử trước khi hiện thành sắc pháp là hành động. Nếu không có Tưởng sẽ không có Thọ. Không Thọ sẽ không có Hành. Không Hành sẽ không có Thức. Không Thức, không Tâm thì sẽ không có Thân, không có vấn đề gì để phải khổ. Thế nhưng, còn sống, còn thân năm uẩn thì phải còn Tưởng, làm sao tránh khỏi Tưởng được!
Như vậy, không thể tránh được Tưởng, vì còn thân, còn mắt, tai, mũi, lưỡi và cảnh xung quanh thì còn phải tiếp xúc và phải ghi nhớ. Đó là việc của Tưởng. Nhưng Phật dạy chỉ nên dừng lại ở Tưởng thôi, không nên từ ghi nhớ hình sắc mà khởi những niệm phân biệt chấp trước, kéo theo cả một guồng máy luân hồi bất tận. Đó chính là đời sống của một hành giả có thực hành Phật pháp, có chánh niệm.
Và thật tế để cuộc sống có hạnh phúc phải nên thực tập theo lời Phật dạy như vậy. Vì rõ ràng ta không thể chọn được cảnh nào đáng ưa hoặc không đáng ưa. Trong mỗi phút mỗi giây, có quá nhiều điều xảy ra không thể lường trước được, cũng không thể chọn lựa cảnh nào với cảnh nào. Chỉ có một điều mình có thể chủ động là ghi nhớ rồi sau đó đón nhận theo cách nào mà thôi.
Đón nhận cảnh theo cách nào, đó là câu hỏi của người tu Phật đang tìm cầu giải thoát. Vì sao cùng một cảnh, mà người này ghi nhớ để rồi sầu khổ, còn người khác ghi nhớ để tăng trưởng lòng từ bi. Cùng một cảnh xảy ra, mà người này ghi nhớ rồi từ đó về sau gặp việc gì ở đâu cũng sinh lòng nghi hoặc, mất lòng tin với mọi người, trong khi người khác cũng gặp cảnh đó, cũng ghi nhớ, nhưng liền phát tâm thương tưởng, càng thương xót muốn giúp đỡ chúng sanh nhiều hơn. Sự khác biệt đó là do tâm thiện và tâm bất thiện nằm sẵn trong Hành dẫn dắt mỗi con người.
Con người ai cũng có tâm thiện và ai cũng có bất thiện như nhau. Nhưng tâm thiện và tâm bất thiện đó không tự nó ảnh hưởng đến sự ghi nhớ của Tưởng, mà phải trãi qua một giai đoạn luyện tập, trau dồi lâu dài mới phát khởi. Đa phần Phật dạy chúng sanh thường bị tánh bất thiện là tham ái ảnh hưởng nặng nề. Khi gặp việc gì, tưởng bắt đầu làm việc ghi nhớ, sau đó khởi lên thích hay không thích. Thích hay không thích đó là biểu hiện của Tham ái. Tham ái chấp trước khuynh đảo, khiến con người không còn nhẹ nhàng, tự do tự tại nữa. Đó là lúc gánh nặng sinh tử đang trĩu nặng trên vai cho đến lúc con người còm cỏi mõi mòn.
Phật dạy trong Kinh Tạp A Hàm, Phẩm Gánh Nặng như vầy:
Này các Tỳ-khưu, Ta sẽ giảng cho các ông về gánh nặng, mang gánh nặng lên, đặt gánh nặng xuống. Hãy nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.
Thế nào là gánh nặng? Năm thủ uẩn là câu trả lời. Thế nào là năm? Sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Đây gọi là gánh nặng.
Thế nào là kẻ mang gánh nặng? Người là câu trả lời. Vị tôn giả này có tên như thế này, dòng họ như thế này. Đây gọi là kẻ mang gánh nặng!
Thế nào là mang gánh nặng lên? Chính là tham ái đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, đi tìm hỷ lạc chỗ này, chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Đây gọi là mang gánh nặng lên.
Thế nào là đặt gánh nặng xuống? Đây là sự ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn, sự từ bỏ, sự xả ly, sự giải thoát, sự không chấp thủ. Đây gọi là đặt gánh nặng xuống.
Bậc Đạo Sư lại nói thêm:
Năm uẩn là gánh nặng,
Kẻ gánh nặng là người;
Mang lấy gánh nặng lên,
Chính là khổ ở đời.
Còn đặt gánh nặng xuống,
Tức là lạc, không khổ,
Đặt gánh nặng xuống xong,
Không mang thêm gánh khác.
Nếu nhổ khát ái lên,
Tận cùng đến gốc rễ,
Không còn đói và khát,
Được giải thoát tịnh lạc!
(HT Minh Châu dịch Việt)
Gánh nặng tham ái mang nhiều hình tướng khác nhau. Có khi là thích thú muốn sở hữu cho riêng mình, có khi là tức giận vì không hài lòng với bản ngã, cũng có khi là suy tưởng không đúng với sự thật… Tất cả những suy nghĩ sai lầm đó, bắt nguồn từ Tưởng, ghi nhận hình ảnh, rồi bị tham ái khống chế, biến thành tư duy sai trái, trong Phật pháp thường gọi là vọng tưởng.
Ví dụ xảy ra nhiều trong đời sống hằng ngày, như có một người vừa mới đi làm về, thấy chén bát dơ nằm ngổn ngang trong bếp. Mắt thấy sắc, tâm tức giận khởi lên, liền trách mắng người nhà xem mình là người làm công hay sao mà không phụ dọn dẹp… Tham ái ở đây là chấp trước vào bản ngã ta, mọi người phải tôn trọng ta, nếu không phụ việc chia sẻ với ta tức là xem thường ta... Sân hận nổi lên, sau đó sẽ là giận dỗi, gay gắt, khó chịu…. Nhưng sự thật có thể chỉ là các con nhỏ vì sắp nộp bài thi, nên chưa kịp dọn dẹp vậy thôi. Chứ không có nghĩa là không tôn trọng Mẹ gì cả… Nếu nghĩ tưởng như thế ngay từ lúc đầu, chắc đã không tốn thời gian và energy cho phiền não đau khổ. Những ví dụ đại loại như thế rất thường xảy ra đối với những người thiếu thực tập quán chiếu trong đời sống hằng ngày. Kết quả là gây đau khổ cho mình, dẫn đến đau khổ cho người là chuyện tất nhiên.
Đặt được gánh nặng xuống, phát khởi tâm xả ly, thú hướng đến Bồ Đề, thương xót hết thảy chúng sanh là cả một quá trình huân tập dài lâu, không phải chỉ mới nhận thức là thực hành ngay được. Nhưng cũng không phải là không làm được. Cũng không phải với hình tướng này hay hình tướng khác, vì chỉ cần phát tâm, có huân tập, là có kết quả.
Bài học về lòng từ bi giữa Tổng thống Hoa Kỳ đời thứ 31, Ông Herbert Hoover (1874-1964) và Thủ tướng đầu tiên của Cộng hòa Dân chủ Ba Lan Ông Ignacy J Paderewski (1860-1941) đã chứng minh điều đó. Câu chuyện thật xúc động, có nhiều chi tiết nên hơi dài.
Chuyện xảy ra khoảng trước đệ nhất thế chiến, có hai sinh viên nghèo theo học Đại học Stanford Hoa Kỳ. Vì nghèo thiếu tiền đóng tiền học, nên hai sinh viên đó mới nghĩ đến việc tổ chức một đêm nhạc piano, mời nghệ sĩ dương cầm Paderewski đến trình diễn để gây quỹ, mong có tiền trang trãi học phí. Người đại diện ra giá 2,000 đồng cho đêm biểu diễn. Hai sinh viên nhận lời trong lòng rất đỗi vui mừng, vì ít có sinh viên nào mời được nghệ sĩ nổi danh đó.
Nhưng rủi thay bán vé không hết, đêm nhạc không thành công chỉ bán được 1,600 đồng tiền vé thôi. Sau buổi nhạc hai sinh viên cầm 1,600 đồng đến đưa người nghệ sĩ, nói lời xin lỗi cùng với giấy nợ 400 đồng, hứa sẽ trả trong thời hạn sớm nhất.
Sau khi nghe xong, người nghệ sĩ chợt nói “Không được, không thể nào được, các anh cầm 1,600 này đi, trả cho các khoảng chi phí, còn bao nhiêu thì cứ đóng tiền học”. Hai anh sinh viên ngơ ngẩn, cảm động một hồi lâu, nói lời cảm ơn thật nhẹ rồi đi ra.
Sự thật, trước cảnh tượng ấy, sẽ có người khởi tâm sân giận vì không đủ tiền trả cát-xê, không đủ lợi nhuận... Rồi từ đó trở đi, cứ gặp sinh viên là né ra xa… Còn có người khác sẽ nói, sinh viên nghèo thì thiếu gì, cần gì phải giúp hai anh chàng rắc rối này… Rồi cũng có người gặp cảnh đó, ráng giúp đỡ một lần, nhưng về sau không phát tâm giúp người nữa…
Nhưng nhân quả không bao giờ sai chạy mảy may. Gặp việc khó khăn của ai, cứ phát tâm rộng lượng giúp người, trước sau gì cũng được nhân quả thiện phước trở lại.
Những năm sau đó, người nghệ sĩ dương cầm trở thành Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Ba Lan (Poland). Thế chiến thứ nhất xảy ra, người Ba Lan rơi vào cơn đói trầm trọng, chết người hàng loạt. Thủ tướng Ba Lan đành phải kêu gọi lòng hảo tâm của các nước trên thế giới. Lúc đó, đa phần các nước mạnh đều đang tham dự cuộc chiến, chỉ còn lại Mỹ. Ông liền xin chủ tịch quỹ cứu trợ chiến tranh của Mỹ lúc bấy giờ là Ông Herbert Hoover viện trợ cho Ba Lan. Trong vòng không đầy một tháng, dưới sự kêu gọi của Ông Hoover, hàng triệu người Mỹ gởi tiền tiết kiệm, cũng như vật thực cứu trợ Ba Lan qua cơn ngặt nghèo.
Không lâu sau đó, vào tháng 8 năm 1919, Ông Hoover đích thân sang thăm Ba Lan, ông chứng kiến cảnh tượng tràn đầy xúc động, 25 ngàn trẻ em Ba Lan đi chân trần ra chào đón tỏ lòng biết ơn Ông. Chiến tranh vẫn còn, Ba Lan vẫn nghèo, lại một lần nữa Ông phát tâm kêu gọi. Lần này chỉ trong vòng vài giờ, hơn 700 ngàn áo khoát, 700 ngàn đôi giày, 500 triệu bửa ăn… được đưa lên tàu chuyển đến cho trẻ em và người dân đang nghèo khổ. Cho đến năm 1939, khi Ba Lan lâm nạn một lần nữa, bị chính quyền Hitler đánh chiếm, Ba Lan tan nát, người dân lại lâm vào cảnh đói khát. Cũng chính ông Hoover quyên góp được hơn 150 tấn quần áo, mùng mền, 200 triệu bửa ăn… gởi đến cứu giúp người Ba Lan.
Sau bao lần ngặt nghèo, Thủ Tướng Ba Lan là ông Padesrewski cùng nhiều viên chức chính phủ sang bày tỏ lòng tri ân đến chính phủ Mỹ, cũng như ông Hoover năm nào, nay đã lên làm Tổng Thống thứ 31 của Hoa Kỳ. Trong ngày gặp nhau tại quốc hội, Thủ tướng Padesrewski vừa nói lời cảm ơn, Tổng thống Hoa Kỳ Hoover đã nói: “Ông không cần phải cảm ơn tôi, ông còn nhớ mấy mươi năm về trước, ông đã giúp cho 2 sinh viên đại học Stanford không? Một trong hai sinh viên đó chính là tôi. Cảm ơn Ông đã dạy cho tôi bài học về tình thương giữa con người với con người.” Cả hai Tổng Thống, Thủ Tướng nói xong đều im lặng nhìn nhau, cả hội trường cũng nghiêng mình im lặng… Bài học này được ghi đậm vào trang sử của cả hai nước Hoa Kỳ và Ba Lan. Và cũng chính là bài học cho mỗi người tu Phật, dù hoàn cảnh nào, cảnh tượng nào, cũng phát tâm Bồ Đề, cứu độ lợi ích chúng sanh.
Xin trở lại với sức ảnh hưởng của Tưởng, của sự ghi nhớ cảnh vật vào tâm. Cảnh vật luôn muôn màu, muôn sắc, có khi buồn, khi vui, khi thuận ý, khi trái lòng… nhưng người tu Phật chỉ dừng lại cái biết ở đó. Nếu có khởi tâm chăng, chỉ là tâm niệm Phật, tâm thấy rõ mọi cảnh tượng đều giả hợp, vô thường. Từ đó khởi niệm đại bi thương xót, tìm cách làm lợi ích cho chúng sanh, như Phật đã dạy trong Kinh:
Thế gian lìa sanh diệt
Như hoa đốm hư không
Trí không chấp Có, Không
Từ đó khởi Đại Bi
(Thế gian ly sanh diệt
Thí như hư không hoa
Trí bất đắc hữu, vô
Nhi hưng Đại Bi tâm)
Nguyện cầu tất cả chúng sinh luôn an vui trong ánh sáng từ bi của chư Phật, chư Bồ Tát để từ đó tiếp tục hạnh nguyện tự thân giải thoát, phổ độ quần sanh.