I./ Thánh Mẫu
Trong Ðạo Mẫu, Thánh Mẫu, gồm tứ vị được đứng ở hàng cao nhất, chỉ sau vua cha Ngọc hoàng, các vị chia nhau cai quản ở bốn miền khác nhau, đó là
1- Mẫu Thượng thiên cai quản Thiên Phủ,
2- Mẫu Thượng Ngàn cai quản Nhạc Phủ,
3- Mẫu Thoải cai quản Thoải Phủ,
4- Mẫu Ðịa cai quản Ðịa phủ,
tượng trưng cho bốn miền khác nhau trong trời đất.
Mẫu Tam Phủ - Tứ Phủ bước đầu đã thể hiện một ý thức nhân sinh, ý thức về cội nguồn dân tộc, đất nước, chứa đựng lòng yêu nước một thứ chủ nghĩa yêu nước đã được linh thiêng hoá và Mẫu là biểu tượng cao nhất.
Mẫu Tam Phủ - Tứ Phủ đã bước đầu hình thành một hệ thống thờ cúng trong các Ðền, Phủ, những nghi lễ thờ cúng đã được chuẩn hoá, trong nghi lễ Hầu bóng và lễ hội "Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ" là một điển hình.
II./Đức Đại Vương Trần Triều
Trong đạo Mẫu, Đức Thánh cha là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - vị tướng tài ba của Việt Nam và thế giới, văn võ song toàn, tinh anh kiệt xuất. Là người có công lớn nhất triều Trần trong ba lần đánh bại quân Mông Nguyên
1- Đức Thánh Ông Trần Triều ( Hưng Đạo Đại Vương )
-Trần Quốc Tảng ( thờ Đền Cửa Ông - Quảng Ninh )
- Tướng Phạm Ngũ Lão ( con rể Trần Hưng Đạo / Thờ ở Đền Phủ Ủng )
- Đệ Nhất Vương Cô ( Con gái lớn của Hưng Đạo Đại Vương )
- Đệ Nhị Vương Cô ( Cô gái thứ )
- Ông Đệ Tam Cửa Suốt ( con trai thứ 3 của Hưng Đạo Đại Vương )
III./Hàng Quan
Trong điện thần của Ðạo Mẫu thì Hàng Quan được xếp sau Thánh Mẫu. Trong hàng Quan có mười vị Quan được gọi theo thứ tự từ một đến mười, nhưng chỉ có Ngũ Vị Quan Lớn, từ Quan Ðệ Nhất đến Quan Ðệ Ngũ là hay giáng đồng. Trong Ngũ Vị Quan Lớn thì Quan Ðệ Tam và Quan Ðệ Ngũ là nổi tiếng hơn cả.
1- Quan Lớn Đệ Nhất
2- Quan Lớn Đệ Nhị
3- Quan Lớn Đệ Tam
4- Quan Lớn Đệ Tứ
5- Quan Lớn Đệ Ngũ
6- Quan Lớn Điều Thất
IV./ Hàng Chầu
Các vị Thánh Hàng Chầu có 12 vị, tuy nhiên Tứ Vị Chầu Bà ( bốn vị hàng Chầu) được coi như là hoá thân phục vụ trực tiếp của Tứ Vị Thánh Mẫu. Các vị Thánh hàng Chầu phần lớn có nguồn gốc nhân thần, người dân tộc thiểu số.
1- Chầu Đệ Nhất
2- Chầu Đệ Nhị
3- Chầu Đệ Tam
4- Chầu Đệ Tứ
5- Chầu Năm
6- Chầu Lục
7- Chầu Bảy
8- Chầu Tám
8- Chầu Cửu
9- Chầu Mười
11- Chầu Bé Thoải cung
12- Chầu Bé Bắc Lệ
V./ Ông Hoàng
Ông Hoàng gồm có mười vị được gọi tên từ ông Hoàng Ðệ Nhất đến ông Hoàng Mười. Giống như các Quan, các ông Hoàng có xuất thân là con trai Long Thần Bát Hải Ðại Vương ở Động Ðình Hồ, tuy nhiên theo khuynh hướng địa phương hoá thì các ông Hoàng thường được gắn với những nhân vật ở trần gian, những danh tướng có công với dân với nước.
1- Ông Hoàng Cả
2- Ông Hoàng Đôi
3- Ông Hoàng Bơ
4- Ông Hoàng Bảy
5- Ông Hoàng Mười
VI./ Hàng Cô
Hàng Cô có 12 cô thứ tự từ Cô Ðệ Nhất (Cô Cả) cho đến Cô Bé (Cô thứ 12), đều là thị nữ của Thánh Mẫu và các Chầu.
1- Cô Đệ Nhất Thượng Thiên
2- Cô Đôi Thượng Ngàn
3- Cô Bơ Thoải Cung
4- Cô Tư Ỷ La
5- Cô Năm Suối Lân
6- Cô Sáu Sơn Trang
7- Cô Bảy Kim Giao
8- Cô Tám đồi chè
9- Cô Chín Sòng Sơn
10- Cô Mười Mỏ Ba
11- Cô Cả Bắc Ninh
12- Cô bé Thượng ( cô chí mìu) ....................
.................................
VII./ Hàng Cậu
Các Cậu là những người chết trẻ, từ 1 đến 9 tuổi hiển linh thành Thánh, các Cậu là các phụ tá của các Ông Hoàng. Cậu Bơ và Cậu Bé thường hay giáng Ðồng với phong cách nghịch ngợm trẻ con. Có khoảng từ 10 đến 12 vị Thánh thuộc hàng cậu
1. Cậu Hoàng Cả - Múa hèo, cờ kiếm.
2. Cậu Hoàng Đôi- Múa hèo.
3. Cậu Hoàng Bơ - Múa hèo, bắt cá, bắt tiền.
4. Cậu Hoàng Tư - Múa hèo, múa gạy.
5. Cậu Bé - Múa hèo, sư tử, bắn tên.
6. Cậu Bé Đồi Ngang (Cậu Hoàng Quận)
7. Cậu Bé Đồi Non...
............ ....
Ngoài ra ở mỗi bản đền lại có một cậu bé coi giữ gọi là cậu bé bản đền, trong đó thường hay ngự đồng như : Cậu Bé Phủ Bóng, Cậu Bé Đông Cuông ....
Ngũ hổ - Ông lốt
Trong điện thần Đạo Mẫu có thờ Ngũ Hổ, biểu tượng Sơn thần, trấn giữ Ngũ Phương.
Tượng Ngũ Hổ thường được thờ ở Hạ Ban, tức bàn thờ phía dưới của ban thờ Công Đồng. Lễ vật dâng thường là thịt sống cũng có khi thần Ngũ Hổ nhập đồng.
Hắc Hổ trấn giữ phương bắcbiểu tượn
Bạch Hổ trấn giữ phương tây
Hoàng Hổ trấn giữ trung tâm
Thanh Hổ trấn giữ phương đông
Ông Lốt (rắn)
Là g của Thuỷ Thần, thường là cặp rắn trắng (Bạch Xà) và rắn xanh (Thanh Xà), linh tượng lưỡng xà nằm vắt ngang phía trên ban thờ Công Đồng.
(Ngoài ra trong giới đồng còn có NGŨ VỊ CHÚA BÀ, là năm vị Chúa Bà chuyên về đáp giải bói bốc. Danh hiệu của ngũ vị này là "Chúa Bói" trong Nhạc Phủ (trên thượng ngàn). Có từ "Chúa Bà Đệ Nhất" đến "Chúa Bà Đệ Ngũ".
(Trên là Tây Phương tập hợp lại hệ thống Thần Linh theo Đạo Mẫu, chi tiết từng vị Từ hàng Mẫu trở xuống Tây Phương sẽ chi tiết lại sau tiếp theo bài này (Nếu có sai xót mong mọi người góp ý)
THÁNH MẪU
Trong Ðạo Mẫu, Thánh Mẫu, gồm tứ vị được đứng ở hàng cao nhất, chỉ sau vua cha Ngọc hoàng, các vị chia nhau cai quản ở bốn miền khác nhau, đó là Mẫu Thượng thiên cai quản Thiên Phủ, Mẫu Thượng Ngàn cai qản Nhạc Phủ, Mẫu Thoải cai quản Thoải Phủ, Mẫu Ðịa cai quản Ðịa phủ, tượng trưng cho bốn miền khác nhau trong trời đất.
Mẫu Tam Phủ - Tứ Phủ bước đầu đã thể hiện một ý thức nhân sinh, ý thức về cội nguồn dân tộc, đất nước, chứa đựng lòng yêu nước một thứ chủ nghĩa yêu nước đã được linh thiêng hoá và Mẫu là biểu tượng cao nhất. Mẫu Tam Phủ - Tứ Phủ đã bước đầu hình thành một hệ thống thờ cúng trong các Ðền, Phủ, những nghi lễ thờ cúng đã được chuẩn hoá, trong nghi lễ Hầu bóng và lễ hội "Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ" là một điển hình.
I./ THIÊN PHỦ - MẪU ĐỆ NHẤTTHƯỢNG THIÊN – (Mẫu Nghi Thiên Hạ)
VÂN HƯƠNG THÁNH MẪU (Mẫu Liễu)- Tam thế giáng sinh
(Theo sự tích thì Đức Vân - Hương Thánh Mẫu, Giáng sinh trước sau ba lần. Do có thể cốt truyện có thể khác nhau, nên mình không trích hết ra đây để tránh tranh bàn luận)
1. Lần thứ nhất Thánh Mẫu phụng mạng giáng sinh.
2. Lần thứ hai Thánh Mẫu bị trích xuống trần.
3. Lần thứ ba Thánh Mẫu tình nguyện xuống trần.
II./ NHẠC PHỦ - MẪU ĐỆ NHỊ THƯỢNG NGÀN - (cai quản rừng xanh)
- Gắn với di tích Vào thời Hùng Ðịnh Vương nhà vua có một Hoàng hậu mang thai mãi không đẻ, ba năm sau nhân lúc đi chơi Hoàng hậu đau đẻ đã ôm chặt vào thân cây quế, cuối cùng đã sinh hạ được một cô con gái. Nhưng vì quá kiệt sức, Hoàng hậu An Nương qua đời, Vua đặt tên cho con gái là Mị Nương Quế Hoa. Khi lớn lên vì nhớ mẹ, công chúa Quế Hoa thường vào rừng chơi, nên chính ở những nơi đó bà chứng kiến cảnh cơ cực của muôn dân. Một đêm, giữa rừng thâm u, bà linh cảm thấy hơi ấm của mẹ và một ông tiên hiện lên trao cho bà phép thần thông, có thể dời núi, lấp sông, cải tử hoàn sinh cứu muôn dân.
Một truyền thuyết khác liên quan đến Mẫu Thượng Ngàn ở Bắc Lệ: Công chúa La Bình, con của Sơn Tinh và Mị Nương, cháu ngoại của Vua Hùng. Nàng là cô gái tài sắc vẹn toàn, thường theo Cha đi chu du khắp thiên hạ. Ði tới đâu Nàng cũng quyến luyến với phong cảnh, làm bạn với cỏ cây, chim thú, các vị Sơn thần cũng quý trọng Nàng, dân lành cũng vì thế được sống yên vui. Hay tin đó, Ngọc Hoàng phong tặng Nàng là Bà Chúa Thượng Ngàn, cai quản 81 cửa rừng cõi Nam Giao. Dân gian lập đền thờ phụng Nàng ở Bắc Lệ (Lạng Sơn). đền Suối Mỡ lưu truyền về bà chúa Thượng Ngàn là như sau:
III./ THOẢI PHỦ : ĐỆ TAM MẪU THOẢI – (cai quản sông nước)
Là hoá thân của Thánh Mẫu trông coi miền sông nước - Thoải phủ (Thuỷ phủ). Có nhiều huyền thoại liên quan tới Mẫu Thoải :
- Mẫu Thoải là con gái Long Vương ở Ðộng Ðình Hồ, gặp Kinh Dương Vương đi tuần thú phương nam, hai người kết hôn, sinh ra Lạc Long Quân, thuỷ tổ của tộc Việt.
- Mẫu Thoải là vợ vua Thuỷ Tề được Thượng Ðế phong là Nhữ Nương Nam Nữ Nam Hải Ðại Vương, được dân làng Viêm Xá huyện Yên Phong Bắc Ninh thờ Thành hoàng làng.
- Mẫu Thoải là con gái Long Vương ở Hồ Ðộng Ðình, lấy Kinh Xuyên, sau bị vợ hai của Kinh Xuyên là Thảo Mai đố kỵ, vu oan, nên bị chồng nhốt cũi bỏ vào rừng cho thú ăn thịt nhưng Bà được cứu thoát, đới sau kính phục đức độ của Bà, suy tôn là Mẫu Thoải, lập đền thờ ở bến Giùm, trên bờ sông Lô, Tuyên Quang.
IV./ ĐỊA PHỦ : MẪU ĐỊA
Trong hệ thống điện thần Tứ Phủ, các thần linh thuộc Ðịa phủ rất mờ nhạt, trừ một số hãn hữu đền phủ có sự hiện diện của Mẫu Ðịa, nhưng thần tích của Ðịa Tiên Thánh Mẫu hay các vị thần linh khác thuộc Ðịa phủ thì hầu như không rõ ràng, các vị Thánh thuộc phủ này cũng không bao giờ giáng Ðồng.
(Vì là Tích trên cho nên có thể có sự khác biệt vùng miền, do vậy chúng ta không bàn sâu về tích của Mẫu )
PHƯƠNG DUNG SƯU TẦM