Trong các tôn giáo ở Ấn Độ từ thời Đức Phật cho đến ngày hôm nay gần như chỉ có một mình Phật giáo là không ăn chay. Trong thời đức phật đi khất thực, ai cho gì thì ăn đấy. Có nhiều lý do mà Đạo Phật không chủ trương ăn chay. Các truyền thống Phật giáo, có những truyền thống ăn chay ( ở Việt Nam thì Bắc tông ăn chay, Nam tông ăn mặn...) nhưng trong giáo lý căn bản Phật giáo không có ăn chay. Giới luật của người tại gia người xuất gia theo Phật giáo không có giới ăn chay. Trong bát chánh đạo cũng không có cái đạo ăn chay. Học thì phải hiểu cho nó đúng, còn ai muốn ăn chay thì cứ ăn, cũng đừng nghĩ rằng mình ăn chay thì diệt được tham sân si, cái đấy là sai. Vị nào không ăn chay được vẫn tu tập được như thường, chuyện tu tập không có dính dáng gì đến chay mặn
Hiểu như thế nào về giới sát sinh của người tại gia khi thọ ngũ giới?Ăn chay đụng tới một giới của người tại gia là giới sát sinh. Đối với giới Sa Di thì giới sát sinh đứng đầu, trong bát quan trai giới sát sinh cũng đứng đầu, trong giới bổn của các vị tỳ khưu thì giới sát sinh không phải đứng đầu. Lý do là trong giới không sát sinh và nghiệp không sát sinh nó phải đủ năm chi phần mới gọi là phạm giới sát sinh. Thiện nghiệp không sát sinh khác với giới không sát sanh.
Thứ nhất: là một sinh vật đang sống
Thứ hai :mình biết rõ sinh vật đó đang còn sống
Thứ ba: mình chủ ý muốn giết
Thứ tư :tạo mọi điều kiện tự mình làm hay bảo người khác làm, tạo điều kiện cho đối tượng đó bị chết
Thứ năm: Đối tượng con vật hay con người đó bị chết bởi chủ ý của mình và mình thỏa mãn với hành động đó.
Hội đủ 5 yếu tố này mới gọi là tạo nghiệp sát sinh hay là phạm giới sát sinh.
Đứng về quan điểm nghiệp của Phật giáo thì những người ăn mặn không phạm giới sát sinh,không tạo nghiệp sát sinh. Nhưng những người cố ý giết vật để cúng dường cho Chư tăng ni hoặc là cho người khác ăn thì phạm giới sát sinh, gọi là phi công đức. Nếu mua thực phẩm làm sẵn thì không có vấn đề gì
Dựa theo quan điểm của Phật giáo Nguyên thủy trong kinh luật Đức Phật có dạy cho Đại Đức Upali và bà Gotami tám điều như sau :
1/Giáo Pháp nào hành theo dứt được tình dục.
2/Thoát khỏi thống khổ
3/Xa Lìa phiền não
4/Trở nên thiểu dục
5/Thành người tri túc
6/Đức Thanh Tịnh
7/Có sự tinh-tấn
8/Thành người dị dưỡng
(dễ nuôi có chi ăn nấy, ăn gì cũng được không cố chấp). Thế thì dựa theo tư tưởng ở câu này nếu người tu kén chọn vật thực cho dù chay, mặn cũng đều không đúng lời dạy của Phật.
Nếu chúng ta còn dính mắc vào chuyện chay mặn, đặt nặng việc ăn chay thì nên thực hành thiền Tâm Từ, bởi vì đối tượng của thiền Tâm Từ là Tục đế, là một khái niệm. Đối với thiền Quán, đối tượng là Chân đế, mà Chân đế thì không có chay mặn.
Đấy là lý do rất quan trọng mà trong việc tu tập của Phật giáo không đưa ra cái chủ thuyết này. Bởi vì Pháp hay ngũ uẩn, hay danh sắc, hay Hữu Vi nó không có chay mặn.
Đạo Phật không đặt nặng ăn món gì mà đặt nặng thái độ ăn.Món ăn đấy nếu thuộc về Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng thì là đúng pháp và khi ăn với Chánh niệm tỉnh giác là đúng.?/.
Mật Liên Đăng