Để chấm dứt vấn đề ăn mặn, xin trình bày một vài ngu kiến.
Nên nhớ rằng: nghiệp dữ, nghiệp lành đều do tâm tạo ra. Các đồ tể và bạn hàng tôm cá, vì quyền lợi cá nhân mà họ phải giết hại thú vật để bán kiếm lời. Họ giết nhiều giết ít tùy theo những số của hai hạng người tiêu thụ: một hạng chẳng bao giờ lập tâm tính trước phải ăn món chi trong ngày, chờ ra chợ gặp gì mua nấy, người vô tình tức vô can vô tội. Hạng khác thường lập sẵn thực đơn trong ngày, bằng chẳng vậy, nếu thích món chi, họ cố tìm kiếm cho ra món ấy với giá nào cũng mua được và nếu kiếm không ra, họ đòi hỏi bạn hàng nay không được thì mai cũng có cho họ dùng. Cố ý như hạng này tức là đồng lõa cố sát.
Một đàng gặp chi ăn nấy, dù thịt cá lê hoát, không cố chấp đây mặn kia chay và xem các thức ăn ấy như vật chất bên ngoài để bồi bổ vật chất bên trong, đủ sống ngoài vòng tội lỗi, sống theo trung đạo của giới luật. Đàng khác lại phân biệt gắt gao chay với mặn. Khi ăn chay họ ăn toàn đồ lê hoát, lúc ăn mặn họ mạnh dạng đòi hỏi hoặc giết heo, gà, bò, vịt. Lắm khi bề ngoài họ thiên về chay, bề trong họ ngã qua mặn. Cho nên đồ chay cũng có tên nào là cá hấp, mắm ruột, sườn xào, tôm kho,v.v… Tóm lại, họ sống trong lợi dưỡng, sống ngoài khuôn khổ giới luật nên họ thành người cực đoan. Vì đó mà chay họ cũng chấp, mặn họ cũng chấp, hai cái chấp đó ăn sâu vô xương tủy trí óc, hết còn xét đoán được, phải quấy chánh tà. Cho nên Đức Phật có nói rằng: Số người đi về nhàn cảnh sánh như sừng bò (có hai), số người sa ác đạo sánh như lông bò (vô số kể).
Tời đây đã cạn lời xin chấm dứt vấn đề “Ăn”.
Bây giờ, xin bàn qua câu chuyện “Tu”. Pháp Bửu Đàn Kinh chép rằng: “Thần tú phá rối nên y, bát chơn truyền đã thất lạc mất hết rồi”. Theo luật Phật lúc xuất gia, giới tử phải sắm y bát để dùng, khi rách phải đổi cái khác, không lẽ mỗi vị tổ sư chỉ sắm có một bộ y và một cái bát để dùng, chờ đến tuổi già giao phó lại cho vị tổ sư khác rồi trọn đời tổ sư ấy mặc cái chi? Có phải là Lục tổ không truyền y bát, nên các nhà sư Thiền tông bây giời không chịu y bát nữa chăng? Còn nếu nói thất chân truyền có nghĩa là không còn ai truyền tâm pháp, thì sao lại còn người tu theo Thiền Tông?
Trong các Tông khác như: Câu Xá Thành Thật, Duy Thức, Hoa Nghiêm, Thiên Thai, Tịnh Độ… có anh thần tú nào sang đoạt hà tất cũng mất y? Mất y bát tức là mất tăng tướng. Mất Tăng tướng nên không còn Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, Sadi, Sadi ni… Mất người có phận sự bảo tồn và duy trì Chánh pháp, có nghĩa là mất cả một sự nghiệp “giải thoát” của Phật Gotama di truyền.
Còn một điều khó hiểu nữa là: trong giới Tu sĩ còn một đôi chỗ vùng làm lẽ xuất gia Tỳ khưu và Tỳ khưu ni theo hệ thống Nguyên Thủy, giới tử sắm y bát đến xin thọ cụ túc giới. Các vị Hòa Thượng, Yết ma, Giáo thọ nhóm lại tổ chức một buổi lễ long trọng.
Các thầy tế độ chứng minh không có Tam Y, không có Tăng tướng mà cũng mạnh dạng đứng ra tuyên ngôn truyền y bát cho giới tử. Xong cuộc lễ xuất gia linh đình ấy, các thầy thâu y bát lại giấu mất, không cho môn đệ họ sử dụng và nói rằng: tại nhà ngươi muốn, chúng ta làm cho có lệ, chứ thời buổi này ai còn xài thứ đó nữa, nhà ngươi không thấy sao?
Ai có đọc luật xuất gia rồi, xem diễn tuồng ấy mới thấy hay dỡ, trên Bửu Điện các vị cổ Phật nghiêm nghị làm thinh dười một màu sắc phục như các thầy, dòm qua tượng ông giáo chủ Thích Ca, được bộ ca sa vàng, thấy Ngài thản nhiên nhích miệng cười. Một nụ cười rất sâu kín, để cho người Phật tử tùy trình độ xét đoán ý nghĩa của buổi lễ xuất gia kia.
Hèn chi Đức Phật có nói: “đến lúc Phật Pháp suy vong, các thầy tu chỉ còn một chéo vải vàng vắt trên khủy tay, để phân biệt là người xuất gia. Hiện giờ ở Nhật Bản có nhiều ông Đại Đức mặc âu phục, có choàng một sơi dây băng, cho mọi người biết đó là ông thầy tu. Thầy tu có vợ có con như người thế, có lẽ ngày kia sư của chúng ta cũng đến đó.
Khi mắt Tăng tướng rồi, các nhóm tu sĩ có được gọi là Tăng già không? Ông Thái Hư pháp sư, một vị Hòa Thượng Trung Hoa danh tiếng nhất và đã có giúp một phần công tác đắc lực cho Chánh phủ quốc dân trong trận giặc vừa qua, nói được, vượt khỏi mức tân tiến không còn phân biệt xuất gia, tại gia, Ngài cho rằng: mỗi nhóm từ bốn trở lên, đồng tâm hiệp lực, phục vụ cho Phật Pháp hoặc cho một chủ nghĩa xã hội nào là Tăng già. Thành ra trong giới tu Phật của ta, tục cũng như Tăng mà Tăng cũng như tục.
Theo phạn ngữ Pāli, chữ Saṅgha (Tăng già) là một danh từ riêng biệt có nghĩa là một nhóm thầy Tỳ khưu bốn vị trở lên, ăn theo Phật, mặc theo Phật và ở theo Phật, đủ tư cách thay thế cho Như Lai. Để bảo tồn giáo ly của Đức Phật di truyền, Saṅgha là ngôi thứ ba trong Phật giáo, rất tôn nghiêm tối trọng, đã bị Thái Hư pháp sư bắt thang cho tín đồ lên chiếm mất. Vì tham vọng muốn lôi kéo tín đồ làm hậu thẩun cho một chủ nghĩa chính trị, ông tôn họ lên ngang hàng với Tăng bảo, cho nên Phật pháp ở Trung Hoa bị tiêu diệt mà ông cũng cùng chung số phận, vô tình ông lây ảnh hưởng cách mạng tôn giáo đến Việt Nam, cho nên có một nhóm cư sĩ cũng tự xưng Tănggià. Hành vi của nhóm này xét lại rất hợp thời, với trình độ học thức và hạnh kiểm của cư sĩ hiện giờ chẳng những không thua kém các nhà sư mà lại có phần trội hơn là khác. Có lẽ ông Thái sư khi lìa bỏ thiền môn thanh tịnh, tên ông đã bị gió trần lung lạc, ông cũng tự biết rằng: trong mọi bình tôi khác người thế tục chỉ có cái sắc phục của một nhà tu sĩ thôi.
Nhân loại tiến thì Phật giáo cũng tiến theo, chẳng vậy người tà cho là lạc hậu. Vì đó mà mạnh ai nấy tiến, tiến đến chỗ không còn Phật pháp tăng nữa là cùng. Phải chăng đây cũng là một nghệ thuật pháp chấp?
Trung Thừa Tân Tiến.
1- Mādhyamika: Tam Luận Tông.
Mādhyamika có nghĩa là trung đạo, nhưng thường kêu là Tam Luận Tông, bởi Tông này căn cứ nơi ba cuốnn luận của ông giáo tổ viết ra làm giáo khoa cho đạo của ông.
Tam Luận Tông lập ra lối thế kỷ thứ I (70) kỷ nguyên này bởi ông Nagarjuna, thuộc dòng Bàlamôn, sanh trưởng tại Hera (Trung Ấn Độ) lớn lên ông xuống miền Nam lập giáo tại Nagarjunikonda, gần thành Amaravati và sau ông đi truyền bá tận miền Bắc.
Tông ông đặc ra do một tích nói rằng: ông ra đời dưới cội cây kêu là Arjena khi lớn lên được thần Naga là Long Vương rước ông xuống tận thủy cung, dạy ông những pháp huyền bí. Người Tàu dịch Nagarjuna là Long Thọ.
Tích trên có thêm rằng: giáo pháp sâu xa của Phật Thích Ca, vị Long Vương thâu đoạt gìn giữ ở tận đáy biển, nay nhờ ông Long Thọ đem trở lên phổ cập trên mặt đất. Đây là lý thuyết để khởi đầu vượt khỏi tông chỉ Phật Thích Ca đặng khuyếch trương đạo giáo siêu hình cướp danh từ Phật giáo.
Ba tác phẩm của ông Long Thọ là:
1. Cuốn Mādhyamika Castra: Trung luận.
2. Cuốn Dvādaca Nihāya Castra: Thập Nhị môn luận.
3. Cuốn Prajna Pāramitasutra Castra: Bát Nhả Ba La Mật Đa luận.
Ông Long Thọ còn viết rất nhiều quyển khác nhất là quyển: Pancakrama dạy phù chú. Mahācintya castra: luận về chơn lý huyền diệu ngoài phạm vi con người, gọi là bất khả tư nghì luận. Avatamisaka sutra: Hoa Nghiêm kinh của Long Vương truyền lại, về thuyết chơn không (sunya),v.v…
Tam Luận Tông được truyền bá cùng khắp Ấn Độ, Trung Á và cực đông nhờ các đệ tử trứ danh của ông Long Thọ như Thầy Arya dava, Candra kirītī, Canti deva. Qua thế kỷ thứ IV thầy Suryasāna đến Thổ Nhĩ Kỳ tự thân thâu được thầy Kumārajiva (Cưu Ma La Thây) con của một người Ấn Độ và một vị công nương tại koutcha. Chính ông Cưu Ma La Thây là sứ của Tam Luận Tông tại Trung Hoa, ông dịch ba quyển giáo khoa ra Hán văn, được người Tàu, Nhật nhiệt liệt hoan nghênh.
Tân tiến trọng chay khinh giới, Bảo thủ trọng giới khinh chay, Phật tử trong hai phái nên tạm gác các thành kiến một bên, dùng óc sáng suốt, lặng xét phải quấy trong hai phương hướng đối chọi, để cải thiện thể thức tu hành cho hợp lý.
Về Phần Ăn Chay.
Sự ăn chay xuất phát từ Ấn Độ do hai nguồn gốc:
1. Tập quán dùng lê hoát của người Ấn Độ thuộc dòng Bàlamôn, chiếm độc quyền làm trung gian giữa thần Bālama và ba giai cấp dưới (võ sĩ, thương gia, nô lệ) trong việc cầu đảo cúng tế.
2.Lời thỉnh cầu của Devadatta (Đề Bà Đạt Ta) đệ lên xin Phật Gotama bắt buộc các thầy Tỳ khưu trong Phật giáo ăn toàn đồ lê hoát trọn đời, Phật Gotama không phê chuẩn, nhưng chịu để cho tín đồ tùy thích bố thí.
Sự ăn chay của dòng Bàlamôn là một quy luật lưu truyền từ thượng cổ nên họ coi như là một thói thường, không có tánh cách quan trọng đề nghị của Đề Bà Đạt Ta, dựa theo tục lệ trên để chứng tỏ rằng người tu trong Phật giáo cũng thuộc dòng cao thượng như dòng Bàlamôn.
Một số đệ tử của Phật là người thuộc dòng Bàlamôn. Ngoại trừ những bậc đắc đạo quả và những người xin nhập môn với chí nguyện giải thoát, có nhiều hạng giả dạng tu hành để tìm cách tái lập uy tín của đạo Bàlamôn hoặc để nuôi mạng, trong khi đạo giáo của họ bị phế bỏ. Các hạng Tỳ khưu không mục đích chơn chánh ấy, tạm thời buộc lòng ở dưới hệ thống Tăng già, nhưng lòng họ vẫn không khâm phục Gotama, hằng chờ cơ hội gieo mầm móng của đạo họ trong tư tưởng tứ chúng hầu ngày kia lật đổ Phật giáo như đã có giải nơi chương lịch sử (quyển I). Chính các thầy Bàlamôn trá hình nói trên đã làm hậu thuẩn cho Đề Bà Đạt Đa khuấy nhiễu Phật nhiều khi và cũng chính họ đem thuyết ăn chay thay thế cho giới luật tân tiến sau khi Phật Gotama tịch diệt.
Một thói quen muôn phần dễ dàng hơn giới luật nghiêm khắc, ai lại không hoan nghênh, với các khẩu hiệu: “ăn chay để cử sát sanh và nuôi lònh từ bi với muôn loài vạn vật”, ai lại không mê thích. Nhưng có mấy ai biết rằng mỗi khi tế thần, các thầy Bàlamôn giết bao nhiêu sanh vật như trâu, bò, dê, cừu và đồng nam, đồng nữ mà không gớm tay, thầy Huyền Trang khi qua Ấn Độ thỉnh kinh cũng suýt bị họ làm thịt cúng thần Durga tại Prayāga (hiện giờ là Allahabas) trên sông Găng.
Người Bàlamôn từ già đến trẻ, cả vợ lẫn chồng đều ăn chay mà lòng họ không mấy chay. Ta nên biết rằng lòng từ bi cũng như tinh thần siêu liệt (việt) không phải trong chỗ ăn. Nói cho rõ hơn, cái ăn chẳng phải phương pháp rửa tâm. Tâm tối mê ví như nước đục, dùng lê hoát lóng cho nước trong, nước không bao giờ trong được. Tâm là vật vô hình, thân khẩu là chỗ của tâm biểu hiện. Không dùng giới luật để câu thúc thân khẩu, biết tâm đâu mà chế ngự. Vì đó mà Phật Gotama đặt ra những điều răn cấm, để cho chúng ta kiềm chế thân khẩu hầu gián tiếp sửa trị tâm không cho cho tự do hành động, nhứt là duyên theo điều ác.
Như ta từng thấy, trong phiên diện nào các thầy tân tiến cũng muốn tỏ ra mình giỏi hơn Phật. Thử hỏi người tu Phật chơn chánh muốn tìm đường giải thoát nghĩ thế nào? Đại thừa Phật giáo mà chúng ta hấp thụ từ Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bổn hiện giờ ở trong tình trạng nào? Chúng ta có nên theo đuổi tập quán “bỏ giới chấp chay” không?
Theo tục lệ xưa nay, cư sĩ chúng ta có bốn cách ăn chay: hai ngày, sáu ngày, mười ngày, và trường chay.
Bậc xuất gia lẽ thông thường trường chay, nhưng cũng có nhiều thầy cũng giữ hai ngày, sáu ngày và 10 ngày như cư sĩ.
Không có thói quen như người Bàlamôn, nên chúng ta xem sự ăn chay như một việc quan trọng đặc biệt. Gặp nhau muốn biết ai tu cao thấp, người ta thường gợi chuyện ông hay bà ăn chay mấy ngày trong tháng? Đây là cái hảnh diện mà người Phật tử Việt Nam hay bộc lộ trong câu chuyện hàn huyên, làm cho mất vẻ lịch sự và thương tổn đức tánh khiêm tốn của con nhà Phật.
Ngoại trừ những người có khấn vái để cầu xin một ân huệ chi hoặc nghĩ người bị bịnh phải kiêng cử đồ mặn, hàng phật tử lấy sự ăn chay làm thước đo lề trình độ tiến hóa trong việc tu hành. Ngày ăn chay là một ngày lành, bởi trong ngày ấy ai ai cũng cố gắng kiêng cử điều ác, kiêng cử làm tạm ngưng chớ không phải dứt bỏ, để ngày mai tiếp tục lại đường lối cũ.
Trong một tháng 30 ngày, trừ ra 2, 6, 10 ngày kiêng cử, còn lại 28,26,20 ngày tự do. Tự do chài lưới, săn bắn, tự do cắt cổ gà vịt, cũng tự do gian xảo, dối trá, lường gạt, cấu xé. Thậm chí cho đến người trường chay cũng ganh tỵ, thù hiềm, láo xược, tham lam, tranh quyền cướp lợi, khẩu Phật tâm xà. Dầu sao cư sĩ chúng ta cũng còn phàm, có thể châm chế cho nhau, vì sự nuôi sống, chúng ta còn phải lăn lóc với đời, sao cho khỏi nhiểm. Tiếc một điều trên sân khấu chính trị, chúng ta rất đau lòng gặp các ông Hòa Thượng, Pháp sư, Thược Tọa khoác áo cà sa, đống ra làm trò cười cho muôn miệng. Muốn giải thoát ra ngoài khuôn giới luật, Phật Pháp suy đồi đến mức diệt vong mà môn đệ của các vị Đại Đức ấy vẫn thản nhiên, lấy đó làn vinh dự.
Phần đông cư sĩ chúng ta lại là người thường hay cung cấp súc vật cho đồ tể, phà nào lại không nuôi gà, nuôi vật, nuôi heo để ăn trong mấy ngày mặn và bán kiếm chút huê hồng. Có chùa trong thôn quê cũng nuôi gà, vịt để lấy trứng và có khi cũng để ăn nếu ông trụ trì chưa trường chay được.
Trong ngày chay, nếu gặp tôm, cá, gà, vịt, chúng ta cũng có thể mua rộng nhốt để dành cho qua ngày khác.
Những người mê tín lỡ khấn vái ăn chay không dám bỏ qua, sợ thần linh quở phạt, ngày chay là một ngày khổ sở của họ, ăn chay không vô, trời vừa sụp tối, họ đã ngã mặn rồi.
Người có tâm đạo, nhất là các cụ ông cụ bà, hết sức trong môn ăn, bếp núc nồi niêu chén bát đều để riêng, không ai được phép trộn lộn với đồ dùng ăn mặn. Cách kiêng cử như thế thật là hoàn toàn. Nhưng đôi khi, vì quá tin lời truyền dạy của các thầy tổ, các cụ phải chứng minh cho người nhà cắt cổ gà vịt hoặc thọc thuyết heo trong ngày đớm quẩy. Để chi? Để trong bảy biến vàng sạch cầu siêu cho những con vật bị giết. Thầy tổ đã nói rằng hạ trâu ngã bò để báo hiếu hoặc để cúng tế thần linh không có tội lỗi chi cả. Chính đây là phong tục của Bàlamôn giáo, tin rằng giết thú để cúng thần đã không tội mà còn phước, các thầy tân tiến đã sửa luật nhân quả của Phật dạy, theo tín ngưỡng của Bàlàmôn.
Chơn lý ở chỗ nào? Từ cái mâu thuẩn này chúng ta bị dẫn dắt đến cái mâu thuẩn khác mà chúng ta vẫn thản nhiên không quan tâm suy xét.
Về Phần Giới Luật.
Bây giờ nên hỏi người giữ ngũ giới nên ăn chay không?
- Ăn thì quí lắm, nhưng chớ nên cố chấp đó là đồ chay mà không ăn cũng không sao.
- Vậy thì chỗ nào gọi là cử sát sanh?
- Tự mình không giết, không xúi biểu kẻ khác giết, không nghe, không thấy người ta giết cho mình ăn.
- Chớ người ta giết cho mình ăn, mặc dù không xúi biểu cũng phải mang tội đồng lõa, bởi có mình ăn mới có người giết.
- Tâm không gây nhân, quả không chỗ sanh, nghiệp không tạo, tội không có đầu mà báo ứng.
- Tâm ưa thịt cá, thân đi mua về ăn sao không gọi gây nhân?
- Tâm vẫn bình đẳng không chấp chay, cũng không thiên mặn, đây chỉ là thói quen của vật chất đì hỏi.
- Có tâm dung túng chấp thuận nên sự đòi hỏi của vật chất mới được thỏa mán chứ!
- Đúng như vậy, nhưng tâm đâu có chủ trương giết hoặc xúi giục kẻ khác giết, tai không nghe, mắt cũng chẳng thấy. Cả thân lẫn tâm không vi phạm một điều kiện khinh trọng nào trong giới sát sanh kia mà.
- Không phạm, nhưng đã thấy biết thịt cá mà còn nhẫn tâm ăn vào thì lòng từ bi của người Phật tử ở chỗ nào?
- Tín đồ đã bị đầu độc nhiều rồi, giờ này còn đem cái từ bi giả dối ấy ra làm quản cáo không ai tin đâu.
Từ bi đối với chúng sanh đương bay đương chạy, không nở giết nó để nuôi mạng. Đó là từ bi thật sự.
Còn từ bi đối với miếng thịt, khứa cá là từ bi dối trá, từ bi ngoài lỗ miệng của người bị nhồi sọ tu hành trong giới sát sanh, chưa biết Phật dạy những gì mà muốn tỏ ra mình hơn Phật.
- Phi lý: Phật dạy kiêng cử thịt cá, người ăn thịt ăn cá là người cải lời Phật, tức là người muốn hơn Phật đó chăng?
- Phật dạy cử giết, chúng ta cử ăn, ấy mới phi lý. Phật dạy giữ năm giới, chúng ta không giữ một giới nào ấy mới hơn Phật.
- Ăn chay không phải giữ giới sao?
- Đã nói rằng “ăn” không phải là “giới”, không tháp đem “giới” ra nói chuyện cứ đem cái “ăn” ra bàn hoài không rồi.
- Vậy chớ sao, nó là vấn đề căn bản mà.
- Phải, nó là vấn đề sanh tử của dạ dày, nào phải vấn đề cần thiết của giải thoát, chỉ có cái nghệ thuật “ăn” mà quanh năm quẩn tháng giải quyết không xong.
- Đề mục “thịt cá” tham khảo chưa dứt khoát, muốn bàn cải cho ra lý thôi.
- Nếu tìm những hành giả đả tu chứng cái quả “từ bi” mà hỏi thì ra.
- Nghe họ nói lấy thịt cá làm đề mục để trước mắt rồi quán tưởng cho thấy con thú bị cột trói, khiêng đến lò thịt bị hành quyết kêu la thảm khổ rồi bị phân thay xẻ thịt đem đi bán hoặc thấy con cá đang tự do bơi lội dưới nước, bị mắc câu kéo lên bờ, ngộp thở dảy dụa chết. Thấy cảnh tượng đau khổ như vậy, lòng từ bi vô lượng phát sanh, từ đó đến sau họ không nở ăn thịt cá nữa. Mình cũng muốn kinh nghiệm như họ, ngồi trước mâm cơm cũng ráng sức quán tưởng, không thấy từ bi ứng hiện chút nào. Trái lại mùi vị thịt cá xông lên thơm mũi, bắt trớn nít đầy bụng rồi lại thấy thỏa mãn nữa.
- Tụi mình tu thấy, chưa xuất nghệ thuật ăn chay?
- Ăn chay mà cũng có nghệ thuật nữa sao?
- Bữa nào chịu khó lên, vô hậu liêu chỗ mà hànhgiả quán tưởng mỗi ngày thì biết, hay đột nhập vào lấy của nấy, ông pháp sư tại gia sẽ thấy mánh lối nhà nghề của họ.
- Cơ mưu đã bại lộ, hèn chi các sư cụ giảm phần thuyết minh về sự ăn chay, giao phó trách nhiệm lại cho cư sĩ, trổ tài thuyết phục tín đồ. Càng đi sâu vào đạo, càng gặp mâu thuẩn trong lời nói và hành vi của các ông Đại cư sĩ pháp sư. Nếu chay miệng không đem lại chay lòng, chay đức có lẽ trai giới có lợi ích hơn nhưng có lẽ khó thực hành.
- Nói đến giới đã thấy lo sợ khó rồi đó thấy chưa? Phật từ ăn chay trường có thể tránh được tội sát sinh thôi, người giữ giới tránh cả các thứ tội. Đường vào địa ngục còn rộng mở cho người trường chay, nẽo thiên đàng là giới luật của hàng phật tử.
- Trường chay còn sa địa ngục, mà người giữ giới còn ăn thịt cá cũng đi thiên đàng trước sao?
- Người trước không thể sánh với người sau bởi họ sợ giới mà không sợ bốn đường ác đạo, người sau hơn người trước bởi họ nhờ giới để ngăn trừ tội lỗi. Người trước chay trong lý thuyết, người sau chay trong thực tế.
- Thực tế trong chỗ ăn mặn phải chăng?
- Thực tế trong chỗ quanh quẩn, không miệt mài trong cái ăn, không tự đắc vô cái ăn mà trầm tỉnh trong chỗ trau dồi thân khẩu.
Tu không lo cứ lo tranh chấp hoài về cái ăn, nói đã khô nước miếng mà câu chuyện ăn vẫn không rồi. Bao giờ chúng ta phá được cái chấp thì vấn đề “ăn” mới có thể chấm dứt được.
- Vì chúng ta còn ăn mặn, ít nhất cũng hai ngày trong tháng nên vẫn còn thắc mắc, hoài nghi đó thôi. Giải thích cho xuôi vấn đề ăn mặn thì cái chấp kia mới không còn tồn tại.
Tu cốt để phá chấp mà cả thầy lẫn trò chúng ta, mặc dù đại đa số cũng không dứt bỏ nỗi cái mặn, cứ bám chặt vào lý thuyết chay, nghĩ thật buồn cười. Đức Phật đã phá chấp họ Đề Bà Đạt Đa mà ông này vẫn ngoan cố, chúng ta tài nào thức tỉnh môn đệ ông.
---------------------------------------------------------------------
(Tác Giả: Trùng Quang Cư Sĩ, trang 37-50; màu Đông Mậu Tuất 2502/19580