Nhang vừa đốt ,mùi thơm của hương trầm nhang bay là đã nghe lòng thanh thản ,những ngày rằm ,các chùa và nơi thờ cúng luôn tỏa hương suốt ngày .
Những buổi tụng công phu ,hoặc đám ma ,chay đàn ,những ngày tết …v..v…không hề vắng mặt những nén hương lòng ,hương khói nhang là liên kết giữa con người và những đấng vô hình .
Những lời khấn mong cầu theo hương khói bay tỏa khắp mười phương ,trong không gian ,ai cũng muốn sự mong cầu ,hay lời khấn nguyện sẽ được bề trên hoặc đấng vô hình nghe và chấp nhận với tấm lòng thanh cao tinh kiết ,nơi nào có hương nhang nơi đó đang dậy lên sự linh thiêng .
Ngoài ra nhang còn có một ý nghĩa trong đạo lý LÀM NGƯỜI mà không ai biết ,khi nhang còn cháy là hơi nóng trong con người vẫn còn ,ngọn lửa đó cháy bốc khói đó là sự hao mòn theo năm tháng ,theo thời gian ,sự bắt đầu đốt là sanh ra sự sống ,và theo thời gian con người cũng tàn lụi dần ,khi nén hương tàn cũng là chấm dứt sự sống ,một nén nhang là giới hạn của sự sống của con người ,một khi đốm nhang tắt giống như hơi khói không còn hơi thở .
Xác thân tứ đại của con người tan rã những tro tàn nhang ,nhìn vào lư hương mình thấy gì toàn là tro đó là xác nhang để lại ,tăm nhang chín là TÂM ,.
Tâm con người vững chắc hay mềm yếu ,cứng cỏi hay gẩy đều nằm trong ý nghĩa của tăm nhang .chỉ còn TÂM làm hành trang cho mình trong lúc lâm chung mà thôi .
Vì vậy trong hương khói của vô hình là những tư tưởng ,những ý nghĩa ,của con người lan tỏa ,giả dối ,thành thực ,tham cầu ,ảo vọng …đều từ TÂM khấn theo làn gió bay tỏa khắp trần gian .
Khi mình cầm nén nhang với tất lòng thành đừng cắm nhang như cho là hình thức ,trong ý nghĩa thắp nhang nói lên tất cả tính cách ,đạo hạnh của một con người ,một đạo hạnh của bậc chân tu
Nhang là làm từ hương liệu bột trầm hương từ thân cây có xạ hương xay trộn nhào với keo bột ,rồi xe từng cọng nhang ,phơi khô đốt ,từ ngày xưa nghi lễ PHẬT pháp đàn đã dùng hương thơm để xông .
Ý NGHĨA đốt nhang .
Một PHẬT tử hay một người thắp nhang chỉ cần đốt nhang và lạy ,mình nhìn là biết người đó có thành kính hay không .hoặc cách tu tin tấn hay không .
Thói quen có người cầm cả hai tay cung kỉnh dâng hương ,có người chấp tay kẹp hương vào giữa ,trước bàn PHẬT hay TAM BẢO ,mình quỳ và dâng hương ,khi hai tay dâng hương là mọi ý khấn nguyện đã đặt mọi niềm tin và nén hương lòng ,người tại gia những ngày thường chỉ nên thắp 1 nén hương (1 cây nhang)nghĩa là nhất TÂM chí nguyện .
Người thờ TAM BẢO thắp 3 nén hương(3 cây nhang) nghĩa là chí nguyện TAM BẢO CÚNG NGOÀI TRỜI TỪ 5-đến 7 NÉN,nghĩa là tỏa rộng khắp bốn phương 8 hướng ,vì hương nhang có ý nghĩa sâu rộng của sự tu nên người cầm nhang thắp lên rất là quan trọng không phải là chuyện đùa trong việc tu của mình
Tiếp theo sẽ là bài Ý NGHĨA gõ chuông
Chuông có các loại chuông ,1=chuông dành cho người tu tại gia ,chuông lớn dành cho TAM BẢO ,ĐÀN TRÀNG ,tiểu hồng chung ,đại hồng chug
Bài kệ Chuông Nguyên Hán bản:
Nguyện thử chung thinh siêu pháp giới
Thiết vi u ám tất giai văn
Văn trần thanh tịnh chứng viên thông
Nhứt thiết chúng sanh thành chánh giác.
Văn chung thinh phiền não khinh
Trí tuệ trưởng Bồ Đề sanh,
Ly Địa ngục xuất hỏa khanh
Nguyện thành Phật độ chúng sanh,.
án Gìa Ra Đế Gia Tóa Ha (Ta Bà Ha). 3L .
Sơ khấu :
Hồng chung sơ khấu, Bảo kệ cao âm, Thượng triệt thiên đường,
Hạ thông địa phủ. (0). *Nam Mô U Minh Giáo Chủ, Cứu Khổ Bổn Tôn, Cứu Bạt Minh Đồ,Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát. (0).
Nhị khấu :
Hồng chung nhị khấu : ….(giống như Sơ khấu (0).
Hồng chung Tam khấu :.… (giống như Sơ khấu ….(0).
Ngưỡng nguyện :
Thượng chúc Phật nhựt tăng huy, Pháp luân thường chuyển, Phong điều võ thuận, Quốc thới dân an, Xứ xứ hưởng thái bình chi lạc.(0),
-Phổ nguyện :
Tam giới tứ sanh chi nội, các miễn luân hồi, Cửu U thập loại chi trung tất ly khổ hãi. (0). Ngũ phong thập võ, miễn tao cơ cẩn chi niên, Nam mẫu đông giao, cu triêm Nghiêu Thuấn chi nhựt, Can qua vĩnh tức, giáp mã hưu chinh, trận bại thương vong, cu sanh Tịnh Độ. (0). Phi cầm tẩu thú, La võng bất phùng, Lãng tử cô thương, tảo hoàn hương tĩnh. (0). Vô biên thế giới, địa cửu thiên trường, viễn cận đàn na, tăng diên phước thọ.(0). Sơn môn trấn tịnh, Phật Pháp thường hưng, Thộ địa long thần, an tăng hộ pháp. (0). Phụ mẫu Sư trưởng, lục thân quyến thuộc, lịch đại tiên vong, Đồng đăng bỉ ngạn.(0).
*Nam MôThanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật. (0).
*Nam Mô Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật. (0)
*Nam Mô Thiên Bách Ức Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật. (0)
*Nam Mô Đương Lại Hạ sanh Từ Thị Di Lặc Tôn Phật. (0)
*Nam Mô Cực Lạc Thế Giới Từ Phụ Tiếp Dẫn A Di Đà Phật. (0)
*Nam Mô Thập Phương Tam Thế Nhứt Thế Chư Phật. (0).
*Nam Mô Đại Phương Quảng Diệu Liên Hoa Vương Thập Phương Phật Mẫu Đa La Ni. (0)
*Nam Mô Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, Hoa Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát. Ma Ha Tát (0).
*Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát. (0).
*Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát Ma Ha Tát. (0).
*Nam Mô Hư Không Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát. (0)
*Nam Mô Từ Hàn Cứu Khổ Đai Bi Linh Cảm Quan Thế Aâm Bồ Tát Ma Ha Tát.(0)
*Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát. (0)
*Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát. (0).
*Nam Mô Tam Châu Cảm Ứng Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát. (0)
*Nam Mô Già Lam Thánh Chúng, Thiên Long Bát Bộ Nhứt Thiết Chư Vị Thiện Thần. (0)
Kệ:
Thập phương Tam Thế Thất Như Lai
Bát thập Bát Phật Tọa Bảo Đài
Lục đạo chúng sanh mông giải khổ
Cửu U thập loại thoát trần ai. (0).
*Nam Mô Siêu Lạc Độ Bồ Tát. 3L (0).
Thán :
Chung thinh cửu thập hựu lôi chùy
Tịnh diện tăng già đẳng đẳng tri
Tham phỏng tứ thời tuân khổ chế
Hạ đơn lưỡng bộ các oai nghi. (0).
(Đến đây hoàn chung, để tụng kinh : Tịnh-độ 8.00 tối./ Lăng nghiêm 5.00 sáng)
Kệ hoàn chung :
Bát bát chung thinh hướng Phật tiền
Thượng thông hạ triệt lạc vô biên
Lục đạo chúng sanh mông thoát khổ
Cửu u thập loại xuất khanh nhiên.
*Nam Mô Đăng Thập Địa Bồ Tát Ma Ha Tát
Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật. (0000).
Chuông dùng để cảnh tỉnh TÂM con người dẫu cho người đang say mê với cảnh trần ,đảo điên bởi mọi danh vọng ,con người vẫn sinh hoạt với cái thân tứ đại ,vẫn vui đùa ,vẫn sống trong cảnh hồng trần nhưng TÂM con người nào ai biết mình đang trong ảo ,trong mê những cái hiện hữu đó rồi lại mất đi một cách vô thường .
Trong biển khổ trầm luân ,người thì giàu sang kẻ thì nghèo đói ,người thì chết lang thang ,người thì trôi sông lạc chợ ,giàu cũng khổ ,nghèo cũng khổ ,cái khổ của sanh già lão bệnh tử ,khổ vì 6 nẻo luân hồi ,thất tình lục dục .Tiếng chuông trổi là đánh thức lương TÂM ,đánh thức những ai còn mê .
Chuông gõ gọi người trên dương thế lẫn hồn trong địa ngục ,khi cúng mình thường gõ ba tiếng chuông ,hoặc ba hồi chuông cảnh tỉnh ,để đánh thức những chư vị gọi là báo động ,người có nhiều TÂM SỰ chỉ ngồi nghe tiếng chuông hồng chung thong thả nhã nhặt tự nhiên sẽ thấy lòng sực tỉnh như một giấc mơ qua ,mọi hận thù ân oán ,mọi phiền não tan biến theo tiếng chuông chùa .
Chuông phải được ngân ,càng xa càng tốt ,tiếng vọng của chuông làm tan biến mọi mệt mỏi tinh thần những con người đang lăn lộn giữa dòng đời .
Hãy thức tỉnh những ai còn tham,sân,si mê muội và lắng nghe tiếng chuông cảnh tỉnh đang vang lên từng hồi trong trí tuệ ,trong TÂM của con người
Sau là ý nghĩa tiếng mõ khi tụng kinh
Ý nghĩa tiếng mỏ .
Mỗi khi đi ngoài đường hay đi ngang nơi nào đó, xa xa chợt vang lên tiếng cốc …cốc….cốc hòa cùng tiếng tụng kinh nhã nhặt ,tôi không khỏi chạnh lòng ,sao mà êm ả thanh cao tinh kiết .
Những giây phút đó tôi thấy không có ô nhiễm của bụi trần ,không có sự sầu đau ,không có phiền não ,và nơi đó biết bao những tấm lòng từ bi và hỷ xã .
Người đọc kinh trước TAM BẢO ,nhất là người dẫn chúng phải có mỏ ,mỗi một câu kinh là một tiếng mỏ cốc cốc đều ,người đi theo tụng cũng phải lắng nghe tiếng mỏ để đọc ,nếu như không có mỏ thì người đọc không đều .
Người đọc sau phải biết nối kinh không cho giáng đoạn ,người này tiếp hơi cho người kia qua tiếng mỏ nhịp ,giống như nhịp đếm bước vậy 1,2….1,2,,…1,1…2,2….
Cách gỏ mỏ tùy theo kinh sám hay kinh văn ,vô kinh nhịp 1=1 tiếng chuông một tiếng mỏ,nhịp 2=1 tiếng chuông hai tiếng mỏ ,nhipj3= 1 chuông một tiếng mỏ ,nếu đi nhịp mỏ bát nhã phải gõ ba tràng hồi nhịp mới vào khai kinh .
Tiếng chuông và tiếng mỏ biết gỏ đúng nhịp thì người đọc không hề biết mệt mỏi và cùng nhau tụng hết kinh ,quả là rất lợi ích cho việc thanh tịnh định TÂM .
Người ngoài không biết cho đây chỉ là phong tục hay tục lệ nghi thức mà thôi nhưng đây lại là một phương tiện rất cao trong tịnh TÂM .
Ngày xưa người muốn định tâm cao thường nhịp nhẹ vào mặt bàn hay nhịp nhẹ vào nơi nào phát ra âm thanh nhỏ ,đó chỉ là bản năng hay thói quen khi cần suy nghỉ .
Mỏ cũng vậy gỏ vào đó là cộc mốc định TÂM cho mọi người nghe mà không ngủ gục ,không bị mê khi tụng kinh quả là có ý nghĩa đúng ko ?
Tiếp theo cô sẽ nói ý nghĩa của lễ lạy
Ngoài những pháp bảo có ý nghĩa như trên chuyện chấp tay hành lễ là nhìn ra nhiều phong cách cửa người lễ lạy ,mỗi người đều thể hiện rất nhiều ,nhìn vô người có tu và nhận ra tâm tư của người lễ lạy có một số bài nói về lễ lạy mình nên tham khảo .
ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA SỰ LỄ LẠY
Liên Hoa Việt dịch
*
Tại sao chúng ta Lễ lạy?
1. Sự Tịnh hóa tánh Kiêu mạn
Trước tiên, chúng ta nên biết tại sao ta lễ lạy. Ta không lễ lạy để được người khác yêu quý. Ta không lễ lạy vì Đức Phật. Những ý niệm như thế hoàn toàn sai lầm. Đức Phật không phải là một thần linh của thế giới này. Chúng ta lễ lạy để tịnh hóa mọi tình huống trong quá khứ khi ta không kính trọng người khác, bận tâm với những thỏa mãn riêng tư và bản thân ta làm nhiều hành vi bất thiện. Sự lễ lạy giúp cho ta nhận thức rằng có điều gì đó còn có ý nghĩa hơn bản thân ta.
Theo phương cách này chúng ta tịnh hóa tánh kiêu mạn mà ta từng tích tập trong vô lượng kiếp khi suy nghĩ: “Ta đúng,” “Ta tốt hơn những người khác,” hay “Ta là người quan trọng nhất.” Trải qua vô lượng kiếp chúng ta đã phát triển sự kiêu mạn là nguyên nhân của những hành động của ta và đã tích tập nghiệp là một nguồn mạch của những khổ đau và những vấn đề của ta. Mục đích của sự lễ lạy là để tịnh hóa nghiệp này và chuyển hóa tâm ta. Sự lễ lạy giúp ta nương tựa vào điều gì đó có ý nghĩa hơn sự kiêu mạn và chấp ngã của ta. Theo cách này, nhờ sự tràn trề lòng xác tín và sùng mộ, chúng ta thoát khỏi mọi sự ta từng tích tập do tánh kiêu mạn.
2. Sự Tịnh hóa Thân, Ngữ, và Tâm
Khi chúng ta lễ lạy ta tác động lên bình diện thân, ngữ, và tâm. Kết quả của việc thực hiện những lễ lạy là một sự tịnh hóa hết sức mạnh mẽ và triệt để. Sự thực hành này làm tan biến mọi điều bất tịnh, bất luận chúng thuộc loại nào, bởi chúng hoàn toàn được tích tập qua thân, khẩu, và tâm của chúng ta. Sự lễ lạy tịnh hóa tất cả ba bình diện. Qua phương diện vật lý (thân) của việc lễ lạy chúng ta tịnh hóa thân thể ta. Ta cúng dường thân ta cho Tam Bảo và tất cả chúng sinh, ước mong tất cả những nguyện ước của họ được hoàn thành.
Nhờ việc lập lại thần chú quy y và ý nghĩa chúng ta gán cho nó, chúng ta tịnh hóa ngữ của ta. Nhờ sự xác tín nơi Tam Bảo ta phát triển thái độ giác ngộ và lòng sùng mộ. Bởi chúng ta tỉnh giác về những phẩm tính toàn hảo của sự quy y (nương tựa) và cúng dường mọi sự cho nó, những ngăn che trong tâm ta biến mất. Khi thân, ngữ, và tâm ta được tịnh hóa ta nhận thức rằng điều mà lúc đầu ta cho là thân ta thì thực sự là một hiển lộ của sự Giác ngộ, là lòng bi mẫn tích cực. Điều mà lúc đầu ta nghĩ là ngữ của ta thì thực sự là sự biểu lộ của sự Giác ngộ trên bình diện của sự hỉ lạc; tâm ta là bình diện chân lý của sự Giác ngộ.
Chúng ta có thể nhận ra thực tại giác ngộ của thân, ngữ, và tâm ta – sự tràn đầy chân lý trí tuệ của chúng mà lúc ban đầu ta không ý thức được. Chúng ta nhận thức rằng thực hành này có thể dẫn dắt ta tới mục tiêu của ta là sự Giác ngộ, bởi ba bình diện biểu lộ trạng thái của một vị Phật xuất hiện tức thì sau khi ba bình diện của sự hiện hữu của ta – thân, ngữ, và tâm – được tịnh hóa. Chúng ta không phải kiếm tìm sự Giác ngộ ở nơi nào khác. Chúng ta không phải săn đuổi bất kỳ sự chứng ngộ viên mãn nào. Ba bình diện của sự Giác ngộ là những phẩm tính bẩm sinh chân thực của thân, ngữ, và tâm của chính ta.
Trước đây ta đã không nhận ra điều đó. Sự lễ lạy giúp chúng ta khám phá ra nó. 3. Những Lợi ích Vật lý của việc Lễ lạy Việc lễ lạy ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự quân bình và hài hòa trong thân thể ta. Những sự tắc nghẽn trong các kinh mạch năng lực của thân thể từ từ tan biến. Điều này giúp cho ta tránh được các bệnh tật, sự thiếu hụt năng lực, và những vấn đề khác. Tâm ta trở nên trong trẻo hơn, khả năng hiểu biết của ta tăng trưởng. Trạng thái của Tâm trong khi Lễ lạy Chúng ta nên lễ lạy với sự tràn trề lòng xác tín, hoan hỉ và động lực để làm lợi lạc cho người khác.
1. Sự xác tín Chúng ta nên có sự xác tín nơi những phẩm tính toàn hảo của Tam Bảo và tin chắc rằng sự ban phước của Tam Bảo có thể giải trừ những ngăn che của tâm ta. Sự ban phước có thể xuất hiện và sự tịnh hóa có hiệu quả khi lòng xác tín của ta nơi thân, ngữ, và tâm gặp gỡ những phẩm tính chuyển hóa của thân giác ngộ, ngữ giác ngộ và tâm giác ngộ – những nguồn mạch của sự quy y. Nếu chúng ta không có sự xác tín và không thể mở lòng ra đối với Tam Bảo thì những sự lễ lạy sẽ chỉ là một trò phô diễn.
2. Động lực làm Lợi lạc Người khác Khi chúng ta lễ lạy ta nên thấu hiểu rằng những thiện hạnh là suối nguồn hạnh phúc của tất cả chúng sinh. Lễ lạy là một điển hình tốt đẹp của sự thật này. Khi ta thực hành với thân, ngữ và tâm ta, ta cúng dường năng lực của ta cho người khác khi ước muốn nó mang lại cho họ hạnh phúc. Ta nên hoan hỉ về sự thật này và thực hành lễ lạy với sự hỉ lạc.
Ba ni cô trên Quốc lộ Thanh Hải-Tây Tạng. Các cô đã lạy 600km và còn lạy150 km nữa thì tới Thánh ĐịaLhasa (Tây Tạng)
Thực hành Đúng đắn
1. Quán tưởng Cây Quy y
Ta quán tưởng toàn thể cây quy y trong không gian trước mặt chúng ta. Trước tiên ta quán tưởng Đức Dorje Chang (Kim Cương Trì) – vị Lạt Ma tượng trưng cho mọi suối nguồn của sự quy y.
Ta quán tưởng Lạt Ma là trung tâm của cây quy y. Ta nên hoàn toàn tỉnh giác rằng Dorje Chang là vị Thầy của ta và Ngài là tâm của Lạt Ma của ta. Ta nghĩ tưởng về Dorje Chang để quả quyết rằng sự hiển lộ của bản tánh của tâm không bị ô nhiễm bởi những tư tưởng quen thuộc của ta. Để giúp ta duy trì cái thấy thanh tịnh, cái thấy của trí tuệ, chúng ta quán tưởng thân tướng thanh tịnh toàn hảo này.
Cùng lúc đó ta duy trì sự tỉnh giác rằng Dorje Chang là tâm của Lạt Ma của ta. Mọi sự xuất hiện trong không gian trước mặt ta thì giống như một cầu vồng hay một sự phản chiếu của một tấm gương; nó không phải là một sự vật. Nếu ta gặp khó khăn trong việc quán tưởng toàn thể cây quy y thì ta nên có sự xác tín rằng tất cả các đối tượng quy y thực sự ở trước mặt ta cho dù ta không thể lưu giữ các đối tượng ấy trong tâm ta.
2. Sự Tỉnh giác về Bản thân ta và Những Người khác
Chúng ta không đơn độc trong khi thực hành. Ta được vây quanh bởi toàn thể chúng sinh đầy khắp toàn thể vũ trụ. Ta quán tưởng cha ta ở bên phải và mẹ ta ở bên trái ta. Khi ta đứng giữa cha mẹ ta trong đời này ta nhận thức rằng mỗi một và mọi chúng sinh không loại trừ ai từng là cha mẹ của ta trong đời trước nào đó. Điều này giúp ta nhớ lại thiện tâm của tất cả cha mẹ của ta, tất cả chúng sinh, là những người đã giúp đỡ ta suốt trong vô lượng kiếp. Ta quán tưởng những người ta coi là những kẻ thù của ta ở trước mặt ta, giữa cây quy y và chúng ta.
Ta nghĩ về những người gây ra cho ta những vấn đề và làm trở ngại việc thực hiện những chương trình của ta. Tất cả những người này rất quan trọng bởi họ giúp ta phát triển những phẩm tính như sự nhẫn nhục và lòng bi mẫn. Chúng ta thường muốn tránh những người như thế. Ta cố giữ một khoảng cách với họ. Ta không muốn nghĩ về họ. Việc đặt họ ở trước mặt ta giúp cho ta không quên họ.
Việc đối xử với những kẻ thù theo cách như thế bảo vệ cho ta không bất kính đối với họ. Chúng ta tập trung sự chú tâm vào cây quy y. Ta tin tưởng rằng sự quy y có thể giải thoát tất cả chúng sinh khỏi nỗi đau khổ của sinh tử và có thể che chở ta khỏi bị phiền não mà nỗi khổ này gây ra. Trong một tâm thức như thế, được vây quanh bởi tất cả chúng sinh, chúng ta bắt đầu lập lại thần chú quy y. Mọi sự quanh ta bắt đầu rung động. Ta kinh nghiệm ánh sáng mạnh mẽ phát ra từ cây quy y. Ánh sáng chiếu sáng chúng ta do bởi lòng sùng mộ của riêng ta. Điều này làm tâm thức chúng ta rộng mở hơn nữa. Sau đó ta bắt đầu lễ lạy. Chúng ta là những Đạo sư của buổi lễ và hướng dẫn toàn bộ sự thực hành.
Việc lễ lạy của ta lập tức gây cảm hứng khiến tất cả chúng sinh bắt đầu thực hành tương tự. Ta nghe tất cả chúng sinh lập lại thần chú và thực hành lễ lạy. Những sự rung động này đầy ngập toàn thể vũ trụ. Việc duy trì một thị kiến như thế thay vì chỉ tập trung vào bản thân ta mở rộng hoạt động của ta. Ở một mặt nó mang lại cho ta sức mạnh, ở mặt khác nó cho ta động lực để thực hành. Tất cả chúng sinh cùng lễ lạy với chúng ta mang lại cho ta sự khích lệ. Khi kinh nghiệm lượng năng lực khổng lồ từ tất cả chúng sinh đang lễ lạy, chúng ta cảm thấy tin tưởng và sùng mộ Tam Bảo hơn nữa. Cảm giác “cưỡi ngựa cùng đám đông” giúp chúng ta nhanh chóng hoàn thành việc lễ lạy và trải nghiệm hạnh phúc lớn lao trong thời gian thực hành.
3. Ý nghĩa Tượng trưng của Mỗi Yếu tố trong Hành vi Lễ lạy
Để mang lại cho việc thực hành của ta một tầm kích tối thượng chúng ta nên chú ý tới ý nghĩa tượng trưng của một lễ lạy. Khi đôi bàn tay chắp lại của ta chạm vào trán, ta khẩn cầu các đối tượng quy y ban phước của thân các ngài. Đồng thời ta quán tưởng rằng sự ban phước của thân giác ngộ của các ngài chiếu tỏa vào ta, xuyên qua thân ta và làm tan biến những che chướng của nó. Sau đó đôi bàn tay chắp lại của ta chạm vào cổ họng.
Chúng ta khẩn cầu sự ban phước của ngữ. Đồng thời ta nghĩ tưởng rằng sự ban phước của ngữ giác ngộ của các ngài phát ra từ những đối tượng quy y và tịnh hóa mọi che chướng mà ta từng tích tập qua ngữ của ta. Trong phương cách như thế ta thoát khỏi những che chướng này. Khi đôi bàn tay ta chạm vào tim ta khẩn cầu các đối tượng quy y ban phước của tâm giác ngộ của các ngài. Nó giúp ta thoát khỏi mọi ngăn che và những tà kiến trong tâm ta.
Ta tin tưởng rằng mọi ước muốn xấu xa ta chất đầy tâm thức ta từ vô thủy hoàn toàn được tịnh hóa. Ta nên nghĩ rằng ta đang nhận sự ban phước trọn vẹn của thân, ngữ, và tâm giác ngộ từ Tam Bảo. Nhờ năng lực của sự ban phước này, mọi ngăn che, nghiệp xấu, và những khuynh hướng tiêu cực trong thân, ngữ, và tâm ta được tịnh hóa. Chúng ta hoàn toàn thanh tịnh và bất khả phân với thân, ngữ, và tâm của Lạt Ma và Tam Bảo. Khi năm điểm (hai đầu gối, hai bàn tay, và trán) của thân ta chạm mặt đất ta nên nhận thức rằng năm cảm xúc phiền não – tham, sân, si, kiêu ngạo và ganh tị – ra khỏi thân ta và biến mất trong trái đất. Theo phương cách như thế chúng ta kinh nghiệm sự tịnh hóa trọn vẹn.
Hai phương diện của sự lễ lạy, việc làm tan biến những độc chất của tâm và nhận sự ban phước của Tam Bảo, tạo nên sự chuyển hóa tham, sân, si, kiêu ngạo và ganh tị thành năm trí tuệ tương ứng. Ta nên xác tín rằng sự chuyển hóa thực sự xảy ra, tin rằng ta có khả năng bẩm sinh, tự nhiên để phát triển những trí tuệ này. Phương diện tượng trưng này của sự lễ lạy sẽ chỉ làm việc nếu ta có sự xác tín. Sự xác tín của ta có thể mang lại cho ta sự tịnh hóa vĩ đại này. Việc thực hành mà không có sự xác tín thì giống như bài tập thể dục nhịp điệu.
4. Sự quan trọng của Lòng Sùng mộ
Càng lễ lạy thì lòng sùng mộ của ta sẽ càng tăng trưởng. Cuối cùng ta sẽ đạt tới chỗ không còn nghĩ rằng thân, ngữ, và tâm ta khác biệt với thân, ngữ, và tâm của Tam Bảo. Những sự lễ lạy mang lại một kết quả kỳ diệu; chúng là suối nguồn của một sự ban phước hết sức mạnh mẽ và một sự tịnh hóa lớn lao. Ta không nên nghĩ rằng việc lễ lạy chỉ bao gồm một hoạt động của thân thể ta. Sự ban phước và tịnh hóa xuất hiện chủ yếu là bởi lòng sùng mộ.
5. Sự Tăng trưởng Sức mạnh của việc Thực hành
Ta thực hành với một tâm thức mở trống. Ta không nên nghĩ rằng ta là người duy nhất lễ lạy. Tất cả chúng sinh đang thực hành lễ lạy cùng chúng ta. Ta không phải giới hạn tư tưởng khi chỉ nghĩ tới bản thân ta. Ta không nên tự khẳng định bằng cách nghĩ: “Tôi đang lễ lạy.” Nếu nghĩ như thế ta tích tập tiềm năng tốt lành tương ứng với hành động đang lễ lạy. Nếu ta nghĩ rằng tất cả chúng sinh đang thực hành lễ lạy cùng ta, tiềm năng tốt lành mà ta tích tập sẽ còn to lớn hơn nữa. Khi đang thực hành lễ lạy ta nên nghĩ rằng một trăm hóa thân của ta đang lễ lạy cùng với ta. Nếu ta có thể quán tưởng thì thực hành của ta sẽ mạnh mẽ hơn. Ta không nên tính thêm các lễ lạy nếu ta quán tưởng có thêm chúng sinh đang lễ lạy cùng ta. Đây chỉ là một trong những phương pháp đặc biệt của Kim Cương thừa trợ giúp thực hành của ta được mạnh mẽ.
6. Sự Nối kết Lễ lạy với việc Làm An định Tâm
Sau một lát thân thể ta sẽ mỏi mệt. Đây là giây phút ích lợi để thực hành an định tâm. Khi thân và tâm mệt mỏi, sự tham luyến tăng trưởng. Nếu ta ngưng lễ lạy một lát thì tâm ta tự nó sẽ an tĩnh một cách tự nhiên mà không cần phải dụng công. Sau một lát thân và tâm ta lại cảm thấy muốn nghỉ ngơi, tâm ta trở nên xao động. Đây là dấu hiệu bắt đầu lại việc lễ lạy.
Khi chúng ta luân phiên thay đổi sự lễ lạy và an định tâm thì ta có thể thực hành không ngừng nghỉ.
Tiếp cận nỗi Khổ đau
Đôi khi ta có thể kinh nghiệm những khó khăn trong việc thực hành lễ lạy. Sự đau đớn và mệt nhọc sẽ xuất hiện trên đường đi của ta. Luôn luôn có một vài mối quan tâm: đau đớn ở đầu gối, khuỷu tay, lưng dưới, mọi nơi. Không có lý do gì phải nhụt chí bởi điều đó hay mất sự xác tín ở việc thực hành.
Ta cũng không nên làm mạnh mẽ thêm cảm xúc bằng cách tự nói: “Tôi đau đớn quá, tôi cảm thấy rất yếu.” Nếu làm thế chúng ta hoàn toàn tự làm ngăn trở mình. Ta mất đi khả năng hành động. Khi sự đau đớn được cho phép “có quyền,” nó có thể trở thành một chướng ngại thực sự trên con đường thực hành xa rộng hơn nữa của ta. Ta nên sử dụng mọi kinh nghiệm khó chịu, dù là thuộc tinh thần hay thể xác, như một phương tiện để giác ngộ. Những kinh nghiệm như thế nên khích lệ chúng ta hướng tới nỗ lực to lớn hơn trên con đường của ta. Mọi sự ta kinh nghiệm phụ thuộc vào trạng thái tâm của ta. Nếu ta muốn kinh nghiệm những sự việc một cách khác biệt thì ta phải thay đổi trạng thái tâm.
Nếu ta sắp xếp để chuyển hóa một cách hiệu quả nỗi đau khổ của ta thành một kinh nghiệm tích cực và lợi lạc thì nỗi khổ sẽ hoàn toàn biến mất không để lại dấu vết nào. Điều này sẽ cho ta thêm hạnh phúc và hỉ lạc. Việc lễ lạy là một phương cách tích tập tiềm năng thực sự tốt lành. Đó là một phương pháp dễ dàng và hiệu quả để tịnh hóa những hành vi tiêu cực của chúng ta trong quá khứ. Ngược lại, nếu vì đau đớn và mệt nhọc mà chúng ta tiếp tục lễ lạy trong sự chán nản thì sự tịnh hóa đích thực không xảy ra.
Những Kỹ thuật để Làm việc với những kinh nghiệm khó chịu
1. Sự giảm bớt nghiệp
Chúng ta không nên nghĩ rằng đau khổ là một điều hết sức trầm trọng. Ta nên nhớ rằng đau khổ chỉ là nghiệp, nó vô thường như mọi sự khác. Đau khổ có lúc chấm dứt. Khi nghiệp của ta chín mùi ta nên an trụ thư thản và chú ý tới dòng chảy tự nhiên này của những sự việc. Nếu chúng ta sắp xếp để làm đầy thực hành của ta với sự hiểu biết về lẽ vô thường của nghiệp thì tự nó sẽ tan biến. Nghiệp không phải là cái gì chúng ta phải chấp nhận hay từ bỏ. Nó giống như việc ta bắt buộc phải thanh toán hóa đơn là điều tự động xuất hiện. Khi ta đã trang trải những món nợ của ta, nghiệp tự nó biến mất và không có gì phải từ bỏ.
2. Sự Tịnh hóa Nghiệp bằng Sự Khó chịu Thể xác
Sự thực hành Pháp tiệt trừ những ngăn che và ô nhiễm là kết quả của những hành vi trước đây của ta. Ta nên nhận thức sự khó chịu thể xác mà ta kinh nghiệm trong khi thực hành là kết quả của lòng bi mẫn của Tam Bảo. Nỗi đau khổ nhỏ bé tương đối này giải tan nghiệp tương lai khiến nó không chín mùi. Vì lý do này ta nên kinh nghiệm nỗi đau khổ này với sự hỉ lạc và xác tín. Những kinh nghiệm khó chịu như thế cho thấy sự thực hành đang vận hành. Việc sử dụng những phương pháp tịnh hóa có thể dẫn tới nhiều kinh nghiệm khó chịu trên bình diện thân, ngữ và tâm. Đồng thời ta đang thoát khỏi những khó khăn và ngăn che trong tâm thức ta. Khi ta kinh nghiệm sự tịnh hóa như một kết quả của việc thực hành của ta, sự xác tín của ta nơi Tam Bảo tăng trưởng. Ta cảm thấy một sự biết ơn sâu xa bởi những điều bực bội nhỏ bé tương đối này giúp giải thoát ta khỏi những điều kiện mà nếu để chúng chín mùi thì nỗi đau khổ còn to lớn hơn thế.
3. Ý thức về Sự Chấp Ngã nhờ Đau khổ
Ta nên coi mỗi đau khổ là một pháp đối trị cho sự chấp ngã. Việc kinh nghiệm nỗi khổ của riêng ta tự nó là một bằng chứng của thái độ quy ngã của ta đối với mọi hiện tượng. Đồng thời, những tình huống như thế (nơi ta kinh nghiệm đau khổ) mang lại cho ta khả năng thoát khỏi sự chấp ngã. Nếu ta không có ảo tưởng-bản ngã thì ta có thể kinh nghiệm không đau khổ (không trải nghiệm đau khổ.) Ta cũng nên thấu suốt nguyên nhân nỗi khổ của ta: ta kinh nghiệm nó do bởi những hành vi trước đây của ta là là kết quả của sự chấp ngã. Bởi quá chú trọng vào bản thân, ta gieo trồng nhiều chủng tử nghiệp mà giờ đây chín mùi thành sự đau khổ. Ta có thể coi đau khổ như một giáo lý chỉ rõ cho ta kết quả của những hành vi là hậu quả của việc chú trọng vào bản thân. Từ vô thủy sự chấp ngã này đã là nguyên nhân khiến chúng ta bị vướng kẹt trong vòng luân hồi sinh tử.
4. Quan sát Bản ngã của ta Bản ngã muốn được thỏa mãn trong mọi lúc.
Chừng nào mà mọi sự tốt đẹp thì bản ngã của ta hài lòng và cố gắng duy trì trạng thái này. “Bản ngã” của ta bám dính vào sự hài lòng này và tâm ta bị đau khổ với sự ham muốn – tham độc. Khi những hoàn cảnh tốt đẹp ra đi, bản ngã vẫn bám dính vào chúng bởi nó muốn được hài lòng và càng có thêm sự tham luyến và ham muốn xuất hiện trong tâm ta. Nếu xảy ra những tình huống khó chịu thì bản ngã phản ứng bằng sự giận dữ và thù ghét. Nó cố gắng né tránh những tình huống khó chịu ấy và thay thế chúng bằng những kinh nghiệm dễ chịu. Theo cách này tâm ta phiền muộn và không vui. Chúng ta có thể nhận ra tác động liên tiếp của bản ngã trong mọi tình huống. Nó không ngừng phân loại những kinh nghiệm là dễ chịu hay khó chịu. Nếu chúng ta tuân theo bản ngã thì ta tích tập nghiệp mà không sớm thì muộn sẽ chín mùi như những loại đau khổ khác nhau.
5. Những Kinh nghiệm Khó chịu như một sự Kiểm tra tánh Kiên trì của ta
Ta nên nhớ tới hứa nguyện của ta là sử dụng thân, ngữ, và tâm ta để làm lợi lạc người khác. Khi biết rằng ta làm việc vì sự lợi lạc của tất cả chúng sinh ta nên giữ gìn hứa nguyện ấy, điều phục những khó khăn nội tại của ta, và tiếp tục việc thực hành.
Lạt Ma Gendyn Rinpoche
Lễ Phật và cách lạy Phật
Với những bận rộn trong cuộc sống, không giây phút nào tâm ta ngừng nghỉ và chính vì thế chúng ta phải cố gằng dừng lại vài phút đồng hồ trong ngày, để bồi dưỡng thân tâm ta và để tỏ lòng tôn kính Đức Phật và nhất là đoàn sinh GĐPT, hằng ngày ta phải Lễ Phật và Lạy Phật.
Trước khi lạy Phật, thân tâm ta phải trong sạch, nghĩa là chúng ta phải tắm rửa cho sạch sẽ, nếu sáng sớm dậy, chúng ta phải đánh răng, rửa mặt, tay, chân, tóc chải gọn gàng, ăn mặc sạch sẽ, nếu có áo tràng phải mặc vào rồi mới lễ Phật.
Khi lạy Phật, đứng ngay ngắn chỉnh tề trước bàn Phật, hai tay chấp ngay trước ngực, xá 3 xá rồi mới lạy.
Còn nếu ta nguyện hương, đốt 3 cây hương rồi thỉnh 3 tiếng chuông, quỳ xuống lấy hương, hai tay cầm 3 cây hương đưa ngang trán để khấn nguyện, mỗi nguyện một xá, nguyện xong xá 3 xá rồi cắm hương vào lư hương.
Trước khi lạy, chúng ta đứng thẳng người, hai tay chấp ngang ngực, xá 3 xá rồi quỵ hai gối xuống đồng một lượt, sau đó để hai bàn tay xuống, lật hai lòng bàn tay ngửa lên, kéo rời ra một chút cho có khoảng trống, rồi cúi đầu xuống, trán chạm xuống nền nhà chỗ khoảng trống giữa hai bàn tay, gọi là "ngũ thể đầu địa" tức là 2 tay, 2 chân và đầu chạm đất. Hai bàn tay lật ngửa ra cũng như ngày xưa Phật còn tại thế, người ta lễ Phật là cúi người xuống, hai bàn tay nâng bàn chân Phật rồi hôn lên đó. Khi đứng lên, ngẩng đầu và nâng thân mình lên rồi lật úp hai bàn tay lại, dùng hai bàn tay chống xuống sàn nhà để nâng cả thân mình lên cùng lúc, khi đã đứng ngay thẳng rồi thì xá 1 xá, lạy thứ ba xong xá ba xá. Lạy hay xá đều phải làm từ tốn, chậm rãi để tỏ lòng cung kính. Trong khi lạy, tâm chúng ta thành kính tưởng nhớ Đức Phật , đừng nghĩ tưởng chuyện gì khác, đó là tâm ta trong sạch, trong ý nghĩa thân tâm ta trong sạch.
Trong khi lạy Phật có chuông, khi nghe tiéng chuông đánh, chúng ta lạy xuống, khi nghe tiếng chuông dập (dùi chuông đánh vào và giữ lại ở miệng chuông), chúng ta mới cất đầu và đứng lên, nhất là Lễ Phật khi tụng Kinh, chúng ta phải lạy xuống, đứng lên nhịp nhàng theo tiếng chuông, làm như vậy mới được trang nghiêm.
Lễ Phật còn có ý nghĩa chúng ta tôn kính, phục tùng Đức Phật, dẹp bỏ tánh ngã mạn, kiêu căng trong lòng chúng ta, có như vậy chúng ta mới tu học tinh tấn được.
Bước chân người chứng đạo .
Đã gọi là người được chứng là người trãi nghiệm tất cả những pháp của thế gian ,là người nhìn thấy thật tướng pháp đã có cách nhìn bằng trí tuệ ,ánh mắt của người có trí tuệ rất thoải mái thanh thản không hề ẩn chứa những suy tư .
Ánh mắt đưa đến đâu đều là hàm chứa lòng từ bi hỷ xã ,khi đã chứng đạo thấy biết vạn pháp rồi ,thấy thật tướng rồi thì khi bước tới người chứng đạo biết rõ ràng bước tới có lợi ích gì ,hay thụt lùi có lợi ích gì .
Trong bước tới hay thụt lùi đều có hai chữ từ bi ,người chứng đạo hoàng toàn không nói gì cả ,không thí pháp một cách lung tung ,biết rõ ràng người đứng trước mặt đang cầu pháp hay không mong cầu pháp .
Người chứng đạo là người đã ra trường rồi không còn nói pháp ,không còn so sánh này nọ nữa ,không còn lăng xăng chê khen gì ,nghĩa là không còn chạy theo cái TÂM VỌNG ĐỘNG .
Mỗi bước chân luôn luôn thong thả không vội vàng ,mọi cử chỉ lời nói luôn khoang dung ,nụ cười hành động luôn hàm chứa bởi lòng từ bi .
Khi mình còn tu tập thì còn nhiều pháp để hành trì ngược lại người chứng đạo là sàng lọc tất cả tinh túy chỉ thấy nguyên chất thật tướng của TÂM trong sáng không tạp nhiễm .
Muốn nhìn ra một người chứng đạo phải có quá trình tiếp xúc gần gũi ,và theo sát tu tập mình sẽ thấy sự sinh hoạt từng ngày của người đó trong cuộc sống ,vì những vị chứng đạo chỉ hành hai chữ từ bi có trí tuệ mà thôi
Nguồn gốc và ý nghĩa chiếc áo cà sa của đạo Phật
Không như pháp phục của những tôn giáo khác, chiếc áo cà sa của đạo Phật không thuần túy chỉ là chiếc y che mình mà đã trở thành một hình ảnh mang tính biểu trưng của Phật giáo. Chiếc áo cà sa là biểu tượng của đạo pháp, của nhà tu hành, do đó cũng tượng trưng cho những gì trân quý, cao cả và thiêng liêng nhất. Chiếc y cà sa cũng là biểu tượng của phạm hạnh, đức độ, là ánh đạo vàng, biểu trưng cho sự giác ngộ toàn năng nên được tứ chúng phật tử tôn xưng và kính ngưỡng. Đối với hàng phật tử xuất gia, được khoác trên mình chiếc y cà sa để hoằng dương chánh pháp, lợi lạc quần sinh là một hạnh duyên thù thắng mang lại nhiều hạnh phúc, an lành và thành tựu.
Cà sa - dịch từ tiếng Phạn là kasaya tên đầy đủ là cà sa duệ, theo nghĩa đó, kasaya không có ý nghĩa là y áo, y phục mà có nghĩa là bạc màu, cáu cặn hay hư hoại. Sách chữ Hán dịch kasaya là đạm (màu nhạt), trọc hay trược (đục, dơ bẩn, ô nhiễm, rác bẩn), hoặc còn dịch chữ này là hoại sắc, bất chính sắc, hư nát, dính bẩn… Tóm lại, chiếc áo cà sa của người Phật tử xuất gia tượng trưng cho những gì nghèo nàn, thô sơ, giản dị và khiêm nhường nhất.
1. Nguồn gốc của chiếc y cà sa:
Cà sa là tên gọi chung các loại y phục dành riêng cho hàng Phật tử xuất gia. Sở dĩ có sự khác biệt về chiếc y cà sa giữa các tông môn, hệ phái Phật giáo là do tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, môi trường, khí hậu, phong tục, tập quán… ở các khu vực khác nhau nên chiếc y cà sa cũng có những thay đổi cho phù hợp. Điều này chúng tôi xin được trình bày ở phần sau.
Theo Luật tạng, chiếc y cà sa do đức Phật chế, được hình thành do lúc ban đầu, Tăng đoàn của Phật y áo không khác biệt gì với những người tu hành thuộc các truyền thống tôn giáo khác. Vì thế vua Tần-bà-sa-la (Bimfbisara) của nước Ma-kiệt-đà (Magadha), một đệ tử của đức Phật, mới đề nghị với Phật xin cho các đệ tử được ăn mặc khác hơn để mọi người dễ nhận ra. Vào thời điểm ấy, Phật và người đệ tử thân cận nhất là A-nan-đà[ii] (Ànanda) đang du hành phương Nam để thuyết giảng, Phật thấy những thửa ruộng lúa hình chữ nhật, chia cắt bởi những đoạn bờ thẳng tăm tắp. Phật liền bảo A-nan-đà cứ theo mẫu ấy mà may áo cho Tăng đoàn. Vì thế, chiếc y cà sa mang hình những thửa ruộng, được chắp nối vào nhau bằng những mảnh vải như hình những thửa ruộng được ngăn cách bởi những đoạn bờ. Cũng vì thế trong kinh sách tiếng Hán, chiếc áo cà-sa còn được gọi là cát triệt y, điền tướng y tức là áo hình thửa ruộng.
Nguồn gốc chiếc y cà sa còn được giải thích bằng một cách khác, đó là xưa kia, theo truyền thống Phật giáo, các nhà sư phải tự đi nhặt những mảnh vải vụn, những tấm khăn đắp hay liệm người chết vứt bỏ ở những nơi hỏa táng, nghĩa địa hay những đống rác, rồi đem về tự mình nhuộm màu, chắp nối và may lấy áo để mặc. Bởi vậy. chiếc y cà sa mới mang hình của các mảnh vải vụn được ráp nối với nhau. Ngày nay, tại một số tu viện lớn ở Srilanka hay Mianma vẫn còn giữ được truyền thống đó. Điều đó cho thấy chiếc áo cà sa là biểu tượng của những gì khiêm tốn, đơn sơ và giản dị nhất mà ta có thể tưởng tượng ra. Nhưng đồng thời điều đó cũng toát lên một ý nghĩa hết sức lớn lao của chiếc áo cà sa trong đạo Phật, đó là để nhắc nhở các nhà tu hành Phật giáo về tấm thân vô thường của họ tại thế gian.
Chiếc cà sa của đạo Phật ngoài tác dụng để che thân còn có tác dụng như một tấm chăn đắp hay dụng cụ để ngồi, vì vậy, chiếc y cà sa còn có tên gọi là phu cụ (dụng cụ để đắp) hay tọa cụ (dụng cụ để ngồi). Kinh Bát nhã có kể chuyện Phật cùng với các đồ đệ sau khi khất thực về, ăn xong, Phật tự lau rửa bình bát, sau đó tự tay xếp áo cà-sa làm tọa cụ và ngồi lên đó để thuyết giảng. Có khi các đồ đệ lấy áo của mình xếp chồng lên nhau để Phật ngồi thuyết pháp.
Y cà sa được may theo hình chữ nhật, chia ra làm ba loại là tiểu, trung, đại. Tiểu y gọi là y An-đà-hội (Antaravasaka) là y mặc bên trong. Y An-đà-hội chỉ có 5 mảnh nên còn gọi là y ngũ điều, cả tấm y gồm mười miếng, cứ 1 miếng dài, 1 miếng ngắn ráp lại vào nhau theo chiều dọc gọi là một điều. Trung y gọi là y Uất-đa-la-tăng (Utarasangha) là y mặc ở trên y An-đà-hội. Y này gồm 7 mảnh nên còn gọi là y thất điều, cả tấm y gồm 21 miếng, cứ 2 miếng dài thì 1 miếng ngắn ráp lại thành một điều. Đại y gọi là y Tăng-già-lê (Sangati) là y đắp ngoài của chư tăng. Y này gồm 9 mảnh nên còn gọi là y cửu điều. Cả tấm y gồm 27 miếng, mỗi hàng hai miếng dài một miếng ngắn ráp lại gọi là một điều. Luật Phật cũng quy định, tùy theo cấp bậc và đạo hạnh mà chiếc y Tăng-già-lê có thể có từ 9 đến 25 điều. Những vị càng đạo cao đức trọng càng có tấm y Tăng-già-lê nhiều điều.
Màu sắc của chiếc y cà sa không nhuộm hẳn bằng một màu nào cả, tránh không dùng năm màu chính là xanh, vàng, đỏ, trắng và đen, vì vậy, chiếc y cà sa được pha trộn nhiều màu để tạo ra một màu sắc thật giản dị, đúng theo ý nghĩa nguyên thủy của chữ kasaya trong tiếng Phạn. Áo gồm nhiều mảnh, có thể mỗi mảnh một màu, vì đó là những mảnh vải nhặt được và khâu nối với nhau. Ngày nay tùy theo truyền thống của từng pháp phái, địa phương, phong tục, khí hậu… mà chiếc áo cà-sa cũng phần nào có sự cải biến, từ cách may cho đền màu sắc. Ở Ấn Độ và các nước theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy nhuộm y màu vàng; ở Việt Nam, Trung Quốc y cà sa nhuộm các màu vàng, lam, nâu, nâu đỏ; ở Hàn Quốc y cà sa nhuộm màu lam; ở Nhật Bản y cà sa nhuộm màu đen hay nâu đen (màu trà); ở Tây Tạng, y cà sa nhuộm màu vàng nghệ hay nâu đỏ… Nói chung có ba màu chính gọi là như pháp cà sa sắc tam chủng (ba màu sắc của áo cà sa theo phép quy định) gồm màu gần như đen (màu thâm, màu bùn đất), màu gần như xanh (màu rỉ đồng) và màu gần như đỏ (màu hoa quả).
Như trên đã nói, y cà sa xuất phát từ Ấn Độ là xứ nóng nên ngoài 3 y tiểu, trung, đại như đã đề cập không còn loại y nào khác và do đó, y cà sa cũng là y thường phục của chư tăng theo Phật giáo Nguyên thủy. Khi Phật giáo được du nhập vào các quốc gia khác như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… do đây là những xứ lạnh nên y cà sa đã có sự thay đổi để phù hợp với điều kiện môi trường cũng như phong tục, tập quán của từng quốc gia. Ở Việt Nam, Trung Quốc… y phục của tăng đoàn mang nhiều ảnh hưởng của truyền thống may mặc dân tộc, áo ngắn cài khuy làm bằng vải ở giữa, áo dài cài khuy vải ở bên hông, quần may rộng rãi để tiện trong các sinh hoạt… Y cà sa của Phật giáo Bắc tông được khoác trùm lên các y áo trên và chỉ khoác cà sa trong những dịp tổ chức các nghi thức Phật giáo trang trọng, tôn nghiêm chứ không phải là thường phục của tăng ni. Một điều chú ý là đối với hệ phái Phật giáo Bắc tông, chỉ những vị tỳ kheo và tỳ kheo Ni mới được phép mang y cà sa, còn những vị khác không được phép mang y cà sa.
Chiếc y cà sa là biểu tượng cho đạo Phật, cho sự màu nhiệm của Phật pháp chính vì vậy, cũng được gắn cho rất nhiều tên gọi cũng như các công dụng khác nhau, mặc dù ban đầu, chiếc y cà sa chỉ được dùng để che thân, làm chăn đắp hay dùng để ngồi. Theo sách Phật chế tỳ kheo lục vật đồ[iii] thì y cà sa có 12 tên gọi là: 1.Cà sa; 2.Đạo phục (áo của người tu hành theo đạo Phật); 3. Thế phục (áo của người xa rời thế tục); 4.Pháp y (áo theo đúng pháp quy định); 5.Ly trần phục (áo của người thoát tục); 6.Tiêu sầu phục (áo có khả năng tiễu trừ phiền não); 7.Liên hoa phục (áo như hoa sen không nhiễm bùn); 8.Gián sắc phục (áo không dùng năm màu chính để nhuộm); 9.Từ bi phục (áo của người thực hành đức từ bi); 10.Điền tướng y (áo theo hình thửa ruộng); 11.Ngọa cụ (dụng cụ để ngồi); 12. Phu cụ (dụng cụ dùng để đắp).
Trong kinh Tâm địa quán[iv] thì nêu lên 10 lợi ích của chiếc y cà sa, đó là: Che thân khỏi thẹn ngượng; tránh ruồi muỗi, nóng rét; biểu thị các tướng của sa môn; sinh phúc cõi phạm thiên[v]; nảy sinh bảo tháp tướng diệt mọi tội; màu không rực rỡ không làm nảy sinh lòng ham muốn; vĩnh viễn đoạn trừ phiền não; tiêu trừ tội lỗi, nảy sinh điều thiện; như nơi đất tốt có thể làm nảy sinh lòng bồ đề; như giáp trụ, mũi tên độc phiền não không làm hại được. Hay như trong kinh Bi hoa[vi], nêu lên 5 đức của y cà sa là: Trong tứ chúng, những điều sai trái nặng nề mà biết một lời tâm niệm kính trọng cà sa thì liền được thụ ký tam thừa[vii]; thiên long nhân quỷ nếu cung kính cà sa thì cũng được đắc tam thừa; quỷ thần cũng như mọi người nếu có được một phần nhỏ của chiếc cà sa cũng sẽ được ăn uống no đủ; chúng sinh mắc điều sai trái mà tâm niệm cà sa thì cũng sẽ nảy sinh lòng từ bi; giữa nơi chiến trận, có được mảnh nhỏ cà sa, cung kính tôn trọng vật báu đó thì luôn được chiến thắng.
Chiếc y cà sa, từ tác dụng ban đầu là vật thiết yếu của mỗi người tu sỹ trong cuộc sống tu hành, dùng để phân biệt người tu sỹ Phật giáo với các tôn giáo khác, đã được hình tượng hóa và mang một ý nghĩa thiêng liêng, biểu tượng cho những gì trân quý, cao cả nhất của Phật pháp và giáo pháp. Chiếc y cà sa không chỉ mang ý nghĩa vật chất mà đã chuyên chở các ý nghĩa tinh thần, trở thành pháp bảo độ trì cho những người con Phật tu hành theo đúng chánh pháp.
2. Ý nghĩa của chiếc y cà sa:
Xét theo góc độ ý nghĩa vật chất, chiếc y cà sa được may bằng cách ráp nối những mảnh vải vụn lượm lặt lại với nhau, theo cách này sẽ tận dụng và tiết kiệm vải rất nhiều và có thể thay các miếng khác nhau khi có miếng nào bị rách, hỏng. Và hơn thế, khi chư tăng nhận phẩm vật cúng dàng của phật tử, tùy khả năng của phật tử cúng dàng những mảnh vải lớn hay nhỏ, đều được sử dụng, mang lại lợi ích và không lãng phí. Đó cũng là sự đúc kết kinh nghiệm của các hành giả tu lâu năm trong các tu viện thanh tịnh phải tự lo lượm vải khâu may y phục cho mình. Điều đó cũng nói lên ý nghĩa khiêm nhường và giản dị của chiếc y cà sa. Tăng đoàn chủ trương không có giáo sản, chỉ sống bằng sự bố thí của tín chủ nên không đòi hỏi và sẵn sàng sử dụng những gì được phật tử dâng cúng.
Những người xuất gia tu hành mặc y cà sa hoại sắc cốt để che thân chứ không phải nghiêm sức để chau chuốt cho mình. Tăng đoàn, hoặc là mặc y cà sa chắp vá được từ các mảnh vải thừa nhặt được, hoặc là thụ nhận mọi loại vải dù là thô xấu cúng dường từ thiện tín rồi nhuộm đi để may mặc, cốt sao có y mặc mà thôi chứ không bận lòng phân biệt tốt xấu. Mỗi lần nhìn thấy chiếc y cà sa của mình vị tỳ kheo đều nhớ biết mình là người xuất gia mà lo tinh tấn với đạo nghiệp, nếu bỏ qua điều đó sẽ làm uổng phí đời sống xuất gia, uổng phí thiện tâm của đàn thí.
Người xuất gia khoác lên người chiếc áo cà sa cũng là để tự kiểm chứng bản thân mình, giúp họ luôn giữ giới, nhắc nhở họ không được tà dâm, sát sinh, trộm cắp, không sân si, bám níu… Chiếc áo ấy đem đến sự an lạc, giúp họ phát lộ lòng từ bi, giúp tăng trưởng trong tâm thức sự can đảm, tinh tấn, sức mạnh và trí tuệ để vượt qua những chướng duyên trên con đường tu tập.
Chiếc y cà sa có nhiều mảnh cũng là sự biểu trưng cho con đường tu tập hướng đến giác ngộ có nhiều thứ lớp, giai đoạn. Đức Phật đã trải qua vô lượng kỳ kiếp để đạt đến chứng quả Bồ đề. Mỗi hành giả đời sau phải liên tục tích lũy công đức, tạo phúc, sửa chữa lỗi lầm, làm cho tâm trong sạch, bảo vệ tăng đoàn trước những nghiệp chướng, biết chờ đợi đủ nhân duyên, đúng thời kỳ mới có được thành tựu. Bởi vậy, các vị tăng ni cao tăng, thạc đức thì mặc đại y đến 25 điều vì các vị đã tích lũy được nhiều công đức còn những vị mới thụ giới thì chỉ mặc đại y 9 điều thôi. Nhìn vào đại y mặc trong những lúc hành lễ cũng có thể nhận biết được phẩm trật thứ lớp trong tăng đoàn.
Tăng đoàn mang trên mình bộ y cà sa như một sự nhắc nhở phải luôn nhớ đến công ơn sâu dày của đàn tín. Các nhà tu hành được thụ thí từ sự cúng dường của phật tử để thanh thản, an tâm lo tu học đó là nhờ công lao khó nhọc biết bao người. Vậy mỗi tỳ kheo phải luôn niệm tưởng và làm sao cho xứng đáng với công ơn đó.
Chiếc y cà sa mang những giá trị tâm linh, là biểu tượng của đạo pháp do đó cũng trở nên nhiệm màu và linh thiêng. Hàng phật tử xuất gia đủ hạnh duyên được khoác lên mình chiếc y cà sa sẽ có thêm sức mạnh để ngăn ngừa những tội lỗi, đoạn trừ những phiền não, làm cho những điều xấu không thể xâm nhập vào thân thể, đồng thời chiếc y cà sa đó cũng khiến cho nhà tu hành không bị tham sân si cám dỗ, tác động, làm nảy sinh trong lòng những điều thiện và sự từ bi. Đó cũng chính là những giá trị tinh thần tốt đẹp mà đạo Phật đang vun bồi và hướng tới.
Trong Phật giáo, chiếc y cà sa còn mang một giá trị truyền thống hết sức ý nghĩa, đó là truyền thống trao truyền y bát, tức y cà sa và bình bát đựng phẩm vật. Người được thụ nhận y bát sẽ là người kế tục sự nghiệp lãnh đạo tăng đoàn của đức Phật. Truyền thống này xuất phát và được phổ biến trong Phật giáo Thiền tông. Sách Liên đăng hội yếu[viii] có thuật lại tích này như sau: Trong một cuộc hội ở trên núi Linh Thứu[ix], Đức Thế tôn giơ cành hoa ra trước mặt đại chúng mà không nói lời nào. Mọi người đều im lặng không hiểu gì, chỉ có Ngài Ma-ha-ca-diếp[x] (MahàKac’yapa) là mỉm cười. Đức Thế tôn liền nói: “Ta có chính pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm, thực tướng vô tướng, vi diệu pháp môn[xi] nay trao lại cho Ma-ha-ca-diếp”. Sau đó Phật đã trao truyền lại y bát cho ngài Ma-ha-Ca-diếp.
Truyền thuyết này gọi là Niêm hoa vi tiếu (Cầm hoa mỉm cười), nêu lên khái niệm về sự tinh tế và cao siêu của sự giác ngộ không thể trình bày hay diễn đạt bằng lời nói được. Yên lặng tượng trưng cho sự quán nhận trực tiếp, vượt lên trên ngôn từ và sự hiểu biết quy ước của chúng ta. Đây cũng là một đặc thù của thiền tông, vì thế ngài Ma-ha-ca-diếp được xem là tổ thứ nhất của Thiền tông trên đất Ấn Độ. Ngài Ma-ha-ca-diếp sau khi nhận y bát của Đức Phật đã lãnh đạo tăng đoàn khi đức Phật nhập diệt.
Ngài Ma-ha-Ca-diếp về sau lại trao y bát của mình cho ngài A-nan-đà. Tục lệ truyền thụ này kéo dài ở Ấn Độ cho đến tổ thứ 28 là Ngài Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma, 470 - 543), tức gần một ngàn năm sau khi Phật tịch diệt. Khi ngài Bồ-đề-đạt-ma sang truyền đạo ở Trung Quốc, ngài trở thành vị tổ thứ nhất của Thiền tông trên phần đất này. Tục lệ truyền y bát tiếp tục trên đất nước Trung Hoa cho đến tổ thứ sáu là ngài Huệ Năng (638-713), tức được thêm khoảng hai trăm năm nữa. Tổ của ngài Huệ Năng là ngài Hoằng Nhẫn (601-674) trao chiếc áo cà sa tượng trưng sự lãnh đạo tông phái cho ngài Huệ Năng, vì Huệ Năng là người thấu hiểu sâu xa hơn hết về thiền học trong số các đệ tử của tông phái. Ngài Huệ Năng kính cẩn tiếp nhận chiếc áo cà sa cao quý ấy và đồng thời cũng hiểu rằng chiếc áo tượng trưng cho lãnh đạo và uy quyền này rồi sẽ gây ra sự ganh tỵ và tranh chấp trong tăng đoàn. Ngài Hoằng Nhẫn cũng ý thức được điều ấy nên khi trao chiếc áo cho ngài Huệ Năng đã khuyên Huệ Năng bỏ trốn về phương Nam và từ đó về sau không truyền thụ y bát nữa.
Truyền thuyết trên đây có thể mang nhiều yếu tố hư cấu nhưng điều đó đã chứng tỏ sự quan trọng của chiếc y cà sa trong Phật giáo. Người được thụ nhận y cà sa và bình bát tức là đã được thụ nhận, lĩnh hội tâm pháp và sự màu nhiệm của đạo pháp để kế tục sự nghiệp của tăng đoàn. Và khi đó, y bát cũng không còn chỉ là vật dụng thông thường mà đã trở thành những giá trị tinh thần tối cao và linh thiêng của Phật giáo.
Chiếc áo cà-sa qua thời gian, không gian đã có những thay đổi để phù hợp với điều kiện môi trường khí hậu, phong tục, tập quán của mỗi quốc gia, mỗi vùng đất nhưng những biến đổi đó không làm mất đi những giá trị biểu trưng, những hình tượng tiêu biểu của đạo Phật. Chiếc áo cà sa vẫn luôn luôn giữ được truyền thống và phong cách hàng ngàn năm của Phật giáo, từ những tục lệ xa xưa của Phật giáo Nam tông cho đến những cải cách về hình thức của Phật giáo Bắc tông. Tất cả đều không đi ra ngoài đạo pháp và hơn thế càng làm cho hình ảnh Phật giáo trở nên thân thuộc, gần gũi, gắn bó mà vẫn trang trọng, tôn kính và thiêng liêng.
IV. CÁCH THỜ PHƯỢNG, HÀNH LỄ VÀ SỰ ĂN Ở CỦA MỘT TÍN ĐỒ PGHH
Như đã biết, vừa qua là Phần Một của QUYỂN SÁU mà từ trước trong Đạo đã ấn định là môn học “GIÁO LÝ CĂN BẢN”. Còn tiếp đây là Phần Hai của QUYỂN SÁU, thuộc về môn học “NGHI THỨC THỜ CÚNG và GIỚI LUẬT”. Trong đây gồm có 13 đề mục:
1. Thờ phượng
2. Hành lễ
3. Tang lễ
4. Cách cầu nguyện cho người chết
5. Hôn nhơn
6. Những diều phải tránh hoặc được châm chế hoặc nên làm
7. Họat động hàng ngày: -Thể dục – Ăn ở - Làm ăn
8. Điều kiện vào Đạo
Nội dung có nhiều tiết mục mà người đã vào Đạo, hoặc ai muốn qui y vào Đạo cũng phải học hỏi nghiên cứu chính xác để thi hành theo. Đức Thầy luôn giác tỉnh:
“Giảng Kinh đọc tụng chiều mai,
Làm theo lời chỉ ngày rày gặp Ta”.
Hay là:
“Sớm tỉnh Kệ Kinh tìm hiểu lý,
Một ngày hiệp mặt hết mờ lu”.
1.- CÁCH THỜ PHƯỢNG
CHÁNH VĂN
Từ truớc đến nay, các chùa chiền đã tạo quá nhiều hình-tượng. Đành rằng vì tôn kính đấng Từ-Bi mới làm ra thờ-phượng Ngài, nhưng cũng có kẻ lợi-dụng để thủ lợi. Bây giờ chúng ta không nên tạo thêm nữa. Làm thế, chúng ta không có ý hủy-báng sự phượng thờ của các chùa-chiền. Cách thờ-phượng ấy tùy theo điều kiện các sư mà chúng ta cũng có thể sùng ngưỡng đặng. Nhưng riêng về cư-sĩ ở nhà không nên tạo thêm nữa; nên thờ đơn-giản cho lòng tin-tưởng trở lại tâm-hồn hơn ở vào sự hào nháng bề ngoài. Từ trước, chúng ta thờ trần điều là di-tích của Đức PHẬT THẦY TÂY-AN để lại. Nhưng gần đây có nhiều kẻ thờ trần điều tự xưng cùng tông-phái với chúng ta, làm sái phép, sái với tôn-chỉ của Đức PHẬT, nên toàn thể trong Đạo đổi lại màu dà. Lại nữa, từ trước đến giờ các sư dùng màu dà để biểu-hiện cho sự thoát tục của mình, và màu ấy là sự kết hợp của tất cả các màu sắc khác, nên có thể tượng trưng cho sự hòa hiệp của nhân-loại không phân biệt chủng tộc và cá-nhân. Vì vậy, chúng ta dùng nó trong chỗ thờ-phượng để tiêu-biểu cho tinh-thần vô-thượng của nhà Phật.
Nếu trong nhà chật, nội bàn Thông-Thiên với một lư hương không cũng được, bởi vì sự tu hành cốt ở chỗ trau tâm trỉa tánh hơn là do sự lễ bái ở ngoài. Còn người nào có cốt PHẬT trong nhà để vậy cũng đặng. Hình tượng bằng giấy không nên chừa lại và phải đốt đi. Kẻ nào phải ở chung đậu với người khác không có tu hiền hay không cùng một Đạo với mình hoặc nhà cửa nhỏ hẹp quá không có chỗ phượng thờ, thì đến giờ cúng kiếng chỉ vái thầm và niệm Phật trong tâm cũng đặng.
Về cách cúng PHẬT, chỉ nên cúng nước lạnh, bông hoa và nhang thôi. Nước lạnh tiêu biểu cho sự trong sạch, bông hoa tiêu biểu cho sự tinh khiết, còn nhang dùng đặng bán mùi uế trược. Ngoài ra, chẳng nên cúng một món gì khác cả. Bàn thờ Ông Bà cúng món chi cũng đặng.
Ngoài sự thờ PHẬT, tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những vị anh-hùng của đất nước, không nên thờ vị tà thần nào khác mà mình không rõ căn-tích.
LƯỢC GIẢI :
A. CÁC NGÔI THỜ CÚNG :
Theo nghi thức thờ phượng của PGHH thì trong gia đình của mỗi tín đồ đều có ba ngôi thờ cúng.
1- BÀN THỜ PHẬT, cũng gọi là Ngôi Tam Bảo, thờ ở giữa nhà, cao hơn bàn Cửu Huyền Thất Tổ. Theo Đức Thầy cho biết: các chùa trong Đạo Phật từ trước tới giờ, người ta trang trí quá nhiều hình tượng. Tuy vì sự tôn kính Phật, Pháp, Tăng, song cũng có người lợi dụng nơi ấy để sanh sống. Bây giờ chúng ta không nên thờ hình tướng như vậy nữa, đây không có ý hủy báng sự thờ phượng của các chùa, đó là tùy theo điều kiện của các Tăng Sư, chúng ta cũng có thể sùng ngưỡng.
Riêng về cư sĩ tại gia như chúng ta hiện giờ, không nên thờ theo hình thức đó, mà nên thờ đơn giản lại, để cho lòng tín ngưỡng xoay về tâm hơn là sắc tướng bên ngoài.
Lúc Đức Giáo Chủ PGHH mới khai Đạo (1939), Ngài dạy tín đồ trang trí ngôi Tam Bảo bằng một bức trần điều (màu đỏ), là vì noi theo truyền thống của Đức Phật Thầy Tây An. Đến tháng 2 năm Canh Thìn (1940) có người tự xưng cùng một Tông phái, cũng thờ trần điều như vậy, nhưng họ làm sai tôn chỉ của Đức Phật, nên Đức Thầy cho toàn thể trong Đạo đổi lại bức trần màu dà. Ngài cũng cho biết ý nghĩa:
Từ trước tới giờ các nhà tu hay dùng màu dà để biểu hiện cho sự thoát tục, bởi màu dà do sự kết hợp với các màu khác mà thành, nên dùng nó cũng để tượng trưng cho sự hòa hợp, bình đẳng nhân loại…Chính bức trần dà ấy cũng tiêu biểu cho tinh thần vô thượng của nhà Phật. Là một tín đồ PGHH, chúng ta không nên thờ phượng cách nào khác.
2- BÀN THÔNG THIÊN: Bàn này dựng trước sân nhà, hoặc dựa mái nhà cũng được. Theo ý Đức Thầy, nếu trong nhà chật hẹp, chỉ một bàn Thông Thiên cũng được.
-Cốt Phật đã có từ trước, để y cũng đặng hoặc hiến vào chùa hay cho người Tông phái khác thỉnh. Còn hình tượng bằng giấy nên đốt đi, không nên chừa lại. (Có người hỏi sao tượng bằng giấy thì đốt, còn chơn dung Đức Thầy còn để lại ? – Xin trả lời: Để chơn dung Đức Thầy là kỷ niệm, chớ không phải thờ như tượng Phật. Như đã thấy chỉ để ở hai bên, chớ chẳng để trong ngôi Tam Bảo.)
-Trường hợp ở đậu với người không cùng một Đạo, tới thời cúng chỉ niệm thầm đủ các bài nguyện trong tâm cũng được.
Thờ phượng là mình thờ TÂM ,,chứ không phải thờ hữu hình ,nhiều người không hiểu thờ để làm gì nên đã thờ quá nhiều tượng nhiều hình tướng ,làm nhiều nghi lễ theo phong tục thần thánh khiến cho nhiều người nghỉ PHẬT giáo thành đa thần giáo
Thờ là mình thờ TẤM GƯƠNG của vị đó khi hành trì nơi trần tục ,chỉ khi hành trì còn trên dương thế được gọi là chánh pháp ,được mọi người sùng bái ,tôn sùng nên phong tượng thờ cung kỉnh .
Mình không đụng chạm lòng tín ngưỡng của mọi người ,nhưng đây chỉ nói ý nghĩa của việc thờ phượng mà thôi ,trong hết thảy mọi người tu không hiểu thờ để làm gì ? cách suy nghỉ của họ thờ là để được hộ trì ,và bảo vệ nên nhiều người thờ rất nhiều hình tượng ,tượng DI ĐÀ ,QUAN ÂM ,DI LẠC,ĐẠI THẾ CHÍ ,PHỔ HIỀN,PHẬT MẪU ,NGỌC HOÀNG,GIÀ LAM ,HỘ PHÁP ,RỒNG ,V...V...
Nếu ở chùa thờ nhiều đó là vì nhiều người lui đến lễ mỗi người một tín ngưỡng khác nhau nên mới tùy theo mong cầu mỗi người .
Nên người tại gia thờ phải hiểu được sự tôn thờ của mình có ý nghĩa gì trong sự tu tập hành trì đừng thờ theo thị hiếu của mình mà không hiểu ý nghĩa của chuyện thờ của mình.
Ví dụ:mình thờ QUÁN THẾ ÂM vì mình tôn sùng kính ngưỡng ngài qua tấm gương từ bi hỷ xã ,mình thờ người là noi gương người làm những gì khi người còn tại thế
CƯ SĨ DIỆU ĐỊNH