PHƯƠNG PHÁP TỤNG NIỆM CHÂN NGÔN
Phương pháp tụng niệm Chân ngôn có thể chia thành 4 cấp độ như sau : Tụng niệm mở miệng, tụng niệm hoa sen, tụng niệm kim cương và tụng niệm Du Già. Mỗi phương pháp đều có những tác dụng đặc thù, độc lập, nên không thể chấp trước được.
1 - Tụng niệm mở miệng :
Trước hết cần phải điều khí, tĩnh tâm. Điều khí tụng niệm cần phải thanh khí hợp nhất. Khi tiến hành tụng niệm mở miệng cần phải mở mắt, dung hòa với ánh sáng tự nhiên để hình thành một màn ánh sáng, hóa thành ánh sáng vô tướng, thân tâm đều quên bỏ. Tụng niệm với từng quãng hơi, khiến cho khí mạch được mở thông, từng bước đả thông toàn bộ hệ thống khí mạch với các luân xa. Trong khi tụng niệm chỉ cử động rung bật lưỡi, môi và răng cần bất động. Cần phải chú ý lắng nghe âm thanh của chính mình chứ không nghe âm thanh của người khác. Tụng niệm đến khi tốc độ niệm đã khá thành thạo có thể chuyển hóa từ cấp độ tụng niệm mở miệng sang cấp bậc tụng niệm kim cương một cách tự nhiên.
2 - Tụng niệm hoa sen :
Tụng niệm hoa sen nghĩa là quán tưởng tử nguyệt luân trong tâm mình hoặc ở trên phần lưỡi của mình có bông hoa sen, trên bông hoa sen có vỏ ốc mầu trắng, từ chiếc vỏ ốc đó phát ra những âm thanh thần diệu sau đó thực hiện tụng niệm. Tụng niệm hoa sen có thể mở miệng hoặc khép miệng.
3 - Tụng niệm kim cương :
Tụng niệm kim cương là phương pháp tụng niệm không cử động đến môi và răng với từng quãng hơi, chỉ có lưỡi là rung động. Lưỡi chính là mầm tim (tâm niêu), khi tâm khí hợp nhất tâm sẽ phẳng lặng như gương. Tốc độ tụng niệm kim cương cần chậm rãi nhưng không nên quá chậm. Khí mạch âm thanh tụng niệm chuyển động bên trong cơ thể tự như hàng vạn tế bào trong cơ thể đang rung động, đang tụng niệm. Tâm, khí , mạch đều mở rộng hoàn toàn, toàn thể thân tâm đều hòa hợp trọn vẹn vào trong biển âm thanh sau đó chuyển thành một biển ánh sáng. Phương pháp tụng niệm kim cương tức là đi từ khí, thanh đến quang.
4 - Tụng niệm Du Già :
Tụng niệm Du Già tức là tâm niệm, cũng là mặc niệm, ý niệm trong thân tâm kết hợp với quán tưởng hợp nhất thành một thể, khi đó mới có thể nhập vào cảnh giới thiền định. Tự quán chiếu bản thân, quên bỏ hình hài, dung hỏa thân tâm.
Chú ý : Tụng niệm Chân ngôn Mật chú thường là hít vào khi mặc niệm, thở ra không mặc niệm, điều này khác hẳn với các phương pháp tụng niệm thông thường khác. Khi tụng niệm Chân ngôn Mật chú thường kết hợp với quán tưởng Chư vị Bổn tôn của Chân ngôn đó hoặc nương tựa theo hình, theo âm thanh.