Đôi khi những con quỷ oai đức lộng hành mà chúng ta ngộ nhận đó là vong linh của người quá cố. Điều này nếu không hiểu thấu đáo, sẽ làm mồi cho kẻ buôn thần bán thánh. Nương theo oai thần của Bổn tôn Avalokiteshvara, Thầy sẽ luận giải dưới đây:
QUỶ VÀ VONG HỒN KHÁC NHAU THẾ NÀO?
Quỷ là một sinh thể siêu hình nằm trong 6 nẻo luân hồi. Họ có nơi sống, được phân loại thành 2 đối tượng : quỷ đói, và quỷ oai đức. Vong hồn được gọi là linh hồn của người đã chết, là một dạng thể siêu hình, thuộc cấu trúc đặc biệt gọi là thân trung ấm. Cõi sống của họ gọi là cõi trung hữu, tức là nơi trung gian khi vong hồn đang tồn tại cho đến khi tái sanh. Nếu như loại quỷ có tuổi thọ hàng vạn năm, thì thân trung ấm chỉ sống được không quá 49 ngày.
thân trung ấm chỉ sống được không quá 49 ngày
Loài quỷ đói chỉ mong được chút gì “lót dạ” là tốt rồi, còn vong hồn không mấy bận tâm về ăn uống. Loài quỷ dầu là quỷ đói hay quỷ oai đức đều có đời sống vợ chồng, con cái, như một gia đình tương tự ở dương gian. Vong hồn thì không có khả năng kết hợp ấy, vì vậy không ngẫu nhiên họ được gọi là “cô hồn”, có nghĩa là vong linh cô độc.
vong linh cô độc.
Một người bị chết oan, chết dữ thì vong linh của họ được gọi là “oan hồn”. Một người bị chết bình thường gọi là “hương hồn”, hoặc “vong linh”. Thức ăn của họ được thọ dụng bằng mùi, và phải đọc trúng tên của họ. Nếu không, thức ăn ấy sẽ bị nhiều linh hồn tranh nhau. Thân loài quỷ to lớn, nhất là quỷ oai đức, còn thân trung ấm của linh hồn chỉ ở dạng thể siêu hình chừng em bé 6-8 tuổi.
họ được thọ dụng bằng mùi, và phải đọc trúng tên của họ
Tâm lý của linh hồn thường dao động, vật vờ trong cơn gió nghiệp, vì vậy trong tuần đầu họ hay tìm về những nơi cũ của mình ở dương gian, như nhà mình, con cái, quyến thuộc, bạn bè. Linh hồn có “nghiệp thông” nên nghĩ về đâu, đến ai, thì liền lập tức xuất hiện ở đó. Họ sẽ thấy người thân mình đang làm gì, nghe người thân nói gì, dự tính gì. Do vậy, theo truyền thống đạo Phật, trong tuần đầu tiên cần làm những thiện hạnh như tụng kinh, trì chú; hoặc phóng sanh, bố thí, cúng dường trai tăng, nhằm hồi hướng phước báu ấy cho hương linh.
trong tuần đầu tiên cần làm những thiện hạnh như tụng kinh, trì chú; hoặc phóng sanh, bố thí, cúng dường trai tăng
Khi linh hồn thấy được những việc làm tốt của người thân, họ vui mừng, nhờ đó họ có thể tái sanh ngay trong tuần đầu, hoặc chậm nhất là tuần thứ hai sau khi mất. Tuy nhiên, khi họ thấy người thân gây những việc thất đức như con cháu gây gỗ, hoặc bàn việc chia gia tài, hoặc khóc lóc ỉ ôi quá mức bi lụy…; họ sẽ buồn phiền, có khi sân hận ngút ngàn. Đây là nguyên nhân họ khiến họ phóng xuất những năng lực xung động tiêu cực, và chiêu cảm khuynh hướng tái sanh liền vào 3 cõi thấp.
chiêu cảm khuynh hướng tái sanh liền vào 3 cõi thấp.
Cần phải nhấn mạnh rằng linh hồn không thể dễ dàng khiến cho người thân nhận dạng. Họ phải tìm ai có trường tâm linh tương ưng, sau đó biến mình thành hình hài như cũ, mới có thể giao tiếp được. Hiện tượng người con thương nhớ mẹ quá mức, sẽ tạo điều kiện khiến linh hồn là mẹ hoặc con thấy nhau được. Tuy nhiên, sự xuất hiện của họ khoảng mươi giây. Tại sao? Tại vì do căn bản thức của họ là thường xuyên dao động, nên họ lưu chuyển khắp nơi theo ý tưởng khởi lên của mình. Chẳng hạn như linh hồn vừa nghĩ đến gia đình thì liền xuất hiện ở nhà đó, nhưng liền vài giây sau họ lại nghĩ đến bạn thân, liền xuất hiện ở chỗ khác rồi. Cũng vậy, họ có người thân này ở tỉnh A, người kia ở tỉnh B, bạn thân ở nước C, bạn thân khác ở nước D. Cứ thế tùy theo niệm tưởng khởi lên như thế nào thì họ liền đến như thế ấy, không tự chủ được bản thân.
Đương nhiên, do không thể nói chuyện được với người dương gian, nên họ dùng hình ảnh biểu trưng. Ví dụ: Muốn cho người thân biết mình bị sát hại, họ hiện hình có máu me đầy người; muốn người thân biết mình bị chết đuối, họ hiện hình với thân đầy nước, tóc tai rũ rượi; muốn người thân biết mình bị treo cổ họ hiện hình với chiếc thòng lọng trên cổ…
hình ảnh biểu trưng
Qua một tuần đầu sau khi mạng chung, linh hồn càng ít có khả năng trở về chỗ nào đó theo ý của mình. Bởi vì lúc bấy giờ nhiều cảnh tượng kinh khiếp, hãi hùng như âm thanh cuồng nộ, tia sáng chói lọi, ánh sáng rực rỡ bằng 100 mặt trời, những cảnh bị rượt đuổi, bị kẻ khác cầm vũ khí ví theo để sát hại…Tất cả đó khiến cho họ lo trốn tránh, tìm chỗ ẩn nấp. Đây là nguyên nhân khiến họ liền đi vào chỗ đầu thai của 3 cõi thấp để tránh sợ hãi. Do vậy, người tu Thiền thường quán niệm vạn vật như huyễn để đối trị trong thân trung ấm; người tu Mật dùng thần chú và 4 cách khác là “cầu nguyện”, “quán tưởng Bổn tôn”, “nhớ lại hình ảnh vị Thầy”, “tuyên xưng Pháp danh”. Tất cả những pháp sự hộ niệm trong 49 ngày liên tục cũng chỉ dành cho mục đích hương linh ngừng sợ hãi, nhớ lại thiện hạnh, công đức của mình mà đối trị với nghiệp báo.
Trễ nhất là 49 ngày vong hồn tùy theo nghiệp báo mà đầu thai vào cõi khác, được sinh ra với sinh thể mới, có cha có mẹ mới, quyến thuộc và bằng hữu mới. Họ không còn năng lực nhớ về kiếp cũ của mình.
Bồ tát Long Thọ
Trong một câu chuyện có thực xảy ra ở thời Đức Phật. Một kẻ ngoại đạo vì quá yêu thương đứa con trai vừa mất lúc 9 tuổi, nên ông ta tìm mọi cách để được gặp con mình. Một đạo sĩ Bà la môn thương tình dùng chú thuật giúp ông gặp con trai, lúc này đang là công tử của một vị quỷ thần thượng đẳng. Ông mừng quá lao vào ôm con mình, nước mắt tràn mi, bao lời thương nhớ đều thốt lên. Những tưởng con mình sẽ cám cảnh, động tâm nhưng bất ngờ, nó dùng tay hất mạnh và hằn học với ông: “Này ông già mê muội, ta không phải là con ông. Cha mẹ ta đang ở đây, ông ngớ ngẩn thế!”. Sau cú sốc này, ông trở về nhà xin quy y đầu Phật vì trước đó ông đã được nghe Phật khuyên can, đừng làm chuyện điên rồ này!
Câu chuyện thứ 2 là Bồ tát Long Thọ vì cảm nghĩa ân tình đối với vị Quốc vương nên dùng thần thông giúp nhà vua gặp lại ái phi của mình vừa chết một tuần. Ái phi ấy bây giờ là con bò cạp cái, khi nhà vua tiến gần (trong thân dạng bò cạp đực) tỏ lòng nhớ nhung, thì chị bò cạp cái hất hủi thẳng thừng vì “nàng” chẳng nhớ gì kiếp cũ. hiện nay “nàng” cũng đã có chồng. Nhà vua tỉnh ngộ trở về Hoàng cung, từ đó không nhắc đến ái phi nữa.
THỰC CHẤT VONG HỒN BÁO MỘNG
Ở xã Kim Long, huyện Châu Đức vừa rồi có xảy ra vụ trọng án. Vợ của bí thư Đảng ủy huyện là bà Lê Thị Hường, ngụ xã Bang, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, giết người đốt xác rồi chôn sau vườn. Nạn nhân là bà Dương Thị Thủy Bình Hà, chủ tịch hội Chữ Thập Đỏ của xã. Có bài báo viết rằng anh Sơn, người con trai của nạn nhân, được mẹ báo mộng để tìm ra chỗ phi tang. Trước đó, anh Sơn nhờ đến nhà ngoại cảm, thầy bói nhưng thất bại. Ở đây không đề cập đến kết quả, Thầy muốn luận giải các trò hiểu về đối tượng báo mộng là ai, để tránh ngộ nhận trong khái niệm huyền học của đạo Phật.
vụ trọng án
Hai tuần đầu sau khi mất, vong linh trong thân trung ấm không có khả năng báo mộng. Họ lo trốn chạy và tìm nơi ẩn nấp để tái sanh. Vậy hiện tượng “vong hồn báo mộng” được giải thích như thế nào? Ở đây có 2 trường hợp:
1/ Vong linh đó bị chết đột ngột, trong thời điểm và trạng thái đến nỗi không biết mình đã chết. Chẳng hạn như ai đó bị đạn bắn lạc từ phía sau bất ngờ, họ liền vong mạng. Chẳng hạn như đột tử vì tai biến mạch máu não. Sau đó, thần thức thoát ra khỏi xác thân, nhưng niệm tưởng của vong hồn ấy cứ ngở là mình còn sống. Họ sinh hoạt y như đang còn sống. Ai làm gì lúc còn sống, thì sau đó họ đều làm như vậy.
Vong linh đó bị chết đột ngột, trong thời điểm và trạng thái đến nỗi không biết mình đã chết
Vong linh là thầy giáo thì buổi sáng dậy chuẩn bị đến trường, vào phòng giáo viên đợi chuông báo, vào lớp, lên bục giảng. Song, vong linh đó ngạc nhiên vì thấy có người khác dạy rồi, hỏi han đồng nghiệp mà không được trả lời, hỏi học sinh mà chẳng thấy đáp. Vong linh rất bực mình, nhưng niệm tưởng lúc đó quá mạnh về hiện hữu là mình đang sống, nên họ không biết, chỉ làm theo thói quen. Cho đến khi nào do các nhân duyên tác động trong môi trường trung ấm ấy, họ mới vỡ lẽ ra là mình đã chết. Lúc bấy giờ, họ bắt đầu có khuynh hướng đầu thai. Đương nhiên, ai có trường tâm linh tương ưng mới thấy được vong linh, lúc này họ gọi là báo mộng bởi thường thì người dân gian thấy vong linh về đêm.
Có nói rằng những vị tu hành có định lực thâm sâu, thường dùng thần thức của mình khuyên dạy những vong linh đó, giúp họ không bám chấp hình hài.
2/ Quỷ oai đức khi chấp pháp quỷ sự, thường đó đây du hí thần thông, gặp trường hợp thú vị liền ứng mộng cho gia đình vong linh biết. Đương nhiên, Quỷ ta sẽ biết cách làm cho gia đình tin bằng những chiêu thức “quỷ kế đa đoan”. Chẳng hạn như cho biết, cho thấy những gì mà gia đình chưa biết, chưa thấy được. Sau đó, Quỷ ta đòi hỏi cúng tế để được thêm phần hương hỏa, ngoài ra nhân danh người chết (thực tế là họ đã tái sanh ở nơi khác rồi), buộc gia đình thờ cúng. Vậy đó là trò đùa của quỷ oai đức. Mỗi tên quỷ khác nhau, có cách đùa khác nhau.
Tuy nhiên, có loài quỷ thần thiện do hạn chế về nhân sinh quan và thế giới quan Giải thoát, nên nhiều khi ứng mộng hoặc nhập đồng, giúp người thân tìm hài cốt mất tích, tìm xác trôi sông, tìm ra thủ phạm giết người..mà họ cho là đúng theo cách hiểu của mình. Họ cho rằng đó là việc thiện, tăng thêm quỷ đức của họ. Nhưng thực chất là gây thêm sự bám víu vào sắc tướng giả ảo, gây khó khăn cho chinh bản thân họ về tư duy Giải thoát.
Bardo_Thodol
Riêng bản thân vong linh không thể có khả năng nhập đồng bởi vì “thần thông” của họ rất hạn chế khi triển khai đối với loài người. Nếu quả thực họ làm được như vậy thì thế giới loài người bị đảo lộn, hậu quả không lường. Thử tưởng tượng, ai vừa mất trở thành vong linh, đều có thể nhập vào con cái, bảo làm cái này, bỏ cái kia, thì tang gia sẽ như thế nào?
Ngay cả loài quỷ thần oai đức cũng khó nhập đồng, trừ phi có người mời gọi như kiểu cầu cơ, hoặc tin vào đồng bóng mà đến miếu đình khấn vái. Bởi lẽ khi khấn vái là tự ta tạo ra trường tâm linh chiêu cảm “nghiệp thông” của quỷ thần. Nhờ đó, họ nương theo mà vào người, chiếm giữ linh hồn rồi tha hồ tác yêu tác quái. Do vậy, không ngẫu nhiên Đức Phật dạy không nên thờ tự quỷ thần.
Trong thời gian gần đây, nhiều nơi tổ chức lễ cầu siêu cho những thai nhi đã bị chết vì cha mẹ không muốn có con. Họ tin rằng những thai nhi đó không thể siêu sinh, hiện làm tiểu quỷ đến phá hoại gia đình. Thế là tràn lan tín ngưỡng vong linh hài nhi, nhiều kẻ còn lập bàn thờ tại nhà. Đây là thái độ mê tín dị đoan bắt nguồn từ lãnh thổ Đài Loan trong thập niên 80.
nhiều nơi tổ chức lễ cầu siêu cho những thai nhi đã bị chết vì cha mẹ không muốn có con
Thực ra không có hiện tượng này, chỉ là do tâm lý phá thai sợ tội hoặc mặc cảm khôn nguôi mà sinh ra sợ hãi, rồi cầu viện chùa chiền, am miếu. Lại có những người tự nguyện đến chỗ nào có thai nhi đã chết, xin về chôn cất, thậm chí lập thành một nghĩa trang như ở thành phố Nha Trang. Họ cho rằng đó là cách an ủi vong linh hài nhi, xoa dịu sự căm phẫn của chúng đối với cha mẹ, ngõ hầu không theo quấy phá sau này (!).
đó là cách an ủi vong linh hài nhi, xoa dịu sự căm phẫn của chúng đối với cha mẹ, ngõ hầu không theo quấy phá sau này (!).
Theo quan điểm Phật pháp, chúng sanh bình đẳng, tuy sinh mệnh con người dài ngắn khác nhau, song sau khi mất đều như nhau không khác. Trong vòng 49 ngày vong linh hài nhi phải đầu thai qua đời sống khác trong 6 nẻo luân hồi (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, người, thần, trời), không có chuyện ở mãi trong nhân gian trong dạng vong linh mà quấy rối. Nếu có, đó là do loài quỷ thần biết được ai đó đã phá thai rồi nhập đồng mà phán, khiến họ vừa sợ hãi, vừa hối hận mà cung phụng những thứ do chúng yêu cầu.
Tóm lại, vong linh (kể cả vong linh hài nhi) phá rối, báo mộng, sách nhiễu, hiển linh đều là sai. Tất cả là do quỷ thần oai đức tác quái lộng hành nhằm thỏa mãn thú vui của họ. Cần phải phân biệt đâu là bản chất và hiện tượng để có pháp đối trị hiệu quả, tránh rơi vào mê tín dị đoan.
CHÁNH TƯ DUY