Mục đích: làm sao cố đạt được cái tâm thanh tịnh, để có được cái trí huệ như các chư Phật?.
Đối tượng: Nên cần quan tâm đến các yếu tố gây trở ngại và ảnh hưởng mạnh đến trí huệ phát sinh như: vọng niệm, chấp thủ và phân biệt chấp trước, nếu muốn đạt mục đích sau cùng là có được cái tâm thanh tịnh.
Kinh Hoa Nghiêm có ghi lời Phật dạy: “tất cả chúng sinh đều có những khả năng và trí huệ y như Đức Phật, nhưng lại không có khả năng nào và hoàn toàn khác hẵn đối với chư Phật”? tại sao?, là vì do các yếu tố gây trở ngại như vọng niệm là ý niệm không thực có và huyễn hoặc, và chấp thủ là cho ý niệm tự cho là của mình và ôm giữ chặt không buông, hay có ý nghĩ phân biệt chấp trước là mang cái ý nghĩ nào giống mình thì chấp nhận, còn khác mình thì chẳng thèm để ý và bát bỏ, nên tất cả đều che lấp mất mất cái khả năng trên và kết qủa là không giống như Chư Phật. Vậy muốn tu theo Đạo Phật, muốn giống như Chư Phật, thì nên theo đúng lời chỉ dạy của Đức Phật thì ta phải giải trừ và buông bỏ mọi vọng niệm và mọi chấp thủ hay mọi ý nghĩ phân biệt trong ta.
Tại sao cần loại bỏ các yếu tố gây trở ngại để làm gì?
Để được có cái tâm thanh tịnh và khi đạt được tâm thanh tịnh đó là ta cãm nhận ta có một sự an lạc thật sự. Sau một thời gian tu luyện lâu dài khi đã đạt được tâm thanh tịnh, ta sẽ có cái trí huệ phát sinh. Khi sự kiện trên đã có, thì ta có được trạng thái gọi là ngộ hay giác ngộ. Giác ngộ cũng có mức độ cao thấp, lâu hay mau tùy theo kết quả của sự đạt được tâm thanh tịnh sâu hay cạn do qúa trình tu luyện cố gắng mỗi ngày. Lúc đó ta có thể thấy rõ nhiều vấn đề để giải quyết trong đới sống hằng ngày thuộc phạm vi hữu hình và đi xa hơn được cãm nhận trong phạm vi vô hình có được sau một thời gian dài tu luyện. Khi đó người có trí huệ sẽ biết về hiện tại, qúa khứ cũng như tương lai của chính mình và của mọi pháp chung quanh, đồng thời thấy rõ một cách xuyên suốt về chân lý của luật nhân qủa.
Nếu con người không có sự giác ngộ thì dễ bị tạo lỗi làm chồng chất gọi là tạo nghiệp khổ. Tất cả mê hoặc và nghiệp khổ là con đường dẫn đến lục đạo luân hồi. Muốn thoát khỏi chúng là nhờ có giác. Có giác ta mới có nhận thức thế nào gọi là đúng hay gọi là sai, sai thì tránh, đúng thì phải theo nên không tạo nghiệp, không sống trong và hành động trong mê hoặc. Phá mê khai ngộ là chân lý quan trọng mà chúng ta cần nhớ và luôn thức tỉnh để nhớ và thực hành. Chúng ta cũng biết có được trí huệ khi có được từ giới và từ định. Khi lòng không thanh tịnh, khi tâm còn mê hoặc, khi tâm chưa được định, thì không bao giờ có trí huệ. Khi phiền não còn, khi kiến tư còn thì tâm thanh tịnh không còn. Khi dứt sạch kiến tư phiền não, mê hoặc, ta được tâm thanh tịnh, ta có đượccái trí huệ, cũng gọi là cái chính giác, gọi là đắc lậu tận thông. Nếu những điều kiện trên không có đủ để tạo cái chính giác, thì cái giác có được gọi không phải là chánh, mà danh từ dung để chỉ cho nó là “tà tri tà kiến”
Mục đích tối thượng của sự tu luyện theo Phật giáo là gì?
Đó là đạt đến cái trí tuệ gọi là trí tuệ vô thượng. Tiếng Ấn gọi là”Anuttara –Sanyak-sambhodi” là trí tuệ của sự hoàn hảo tối thượng, trong nhà Phật gọi là “Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”. Cái trí tuệ vô thượng nầy, theo Đức Phật, là một phần cốt yếu trong chân tính của mọi người mà ai cũng có sẵn, chớ không phải là cái mà con người không có và cần phải vay mượn hay thủ đắc cho kỳ được. Nhưng sở dĩ, con người tự mình không thấy cái trí tuệ vô thượng đó, là vì do sự vô minh dày-đặc che lấp. Vậy nên làm sao phá vỡ cái vô minh đó, là thấy được cái cốt yếu của cái chân tính sẵn có nơi con người, cũng giống như con nhộng cần cắn phá ổ kén để thấy bầu trới thênh thang ngỏ hầu khi được trở thành bướm để bay lượn trong không gian bao la mênh mông đó.
Tại sao phải cần có trí huệ vô thượng?
Trong Kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật chỉ dạy, với trí huệ vô thượng thì con người có khả năng nhất quán là chuyển khổ đau thành phúc lạc, nên vì có trí huệ vô thưọng, con người có it hay không có những nghiệp qủa xấu, do bởi do nhân là ý hay hành được trí huệ soi sáng giúp ta thấy đâu là sai, đường nào là đúng, để ta đi, và đi đúng, mà kết qủa là hưởng được niềm vui, hay gọi là có được sự an lạc thật sự. Nếu không có nó, ta sẽ đi sai đường và chuốc lấy sự khổ đau ray rứt khôn nguôi. Đưc Phật bảo: “Vô minh là nguyên nhân của sự đau khổ, còn trí huệ là nguồn gốc của sự an lạc và hanh phúc”.
Trong Kinh Vô Lượng Thọ, có nói về mục tiêu của việc tu hành là tu tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng và tâm giác. Tâm thanh tịnh thì tâm không có mọi tham luyến, vì nếu có sự tham luyến bất cứ hình thức hay mức độ nào, đều làm cho tâm bị ô nhiễm. Khi tâm ô nhiễm là mất đi tâm thanh tịnh. Khi bị sống trong nghịch cảnh, người không tốt quanh ta, họ nói xấu hay trêu trọc hay dựng chuyện hại ta, họ gây nơi ta gây lòng oán hờn tức giận thì tức nhiên tâm ta bị ô nhiễm, mà kết qủa hiển nhiên là tâm không được thanh tịnh. Khi sống trong môi trường mà xung quanh không phải là người, là những thú vật nhỏ và lớn, làm ta không hài lòng, do bởi ta có lòng khinh chúng là loài côn trùng, loài thú hoang dại, sự không hài lòng như thế làm tâm bị nhiễm ô, kết qủa tức nhiên tâm không được thanh tịnh. Nói tóm lại, dù hoàn cảnh nào, dù gặp bất cứ duyên tốt hay xấu, hài lòng hay không, thì tâm luôn không bị ngoại cảnh làm ô nhiễm, thì đó là đạt được cái công phu của bực chân tu.
Còn tâm bình đẳng là sao? là đối với người hay vật, kể cả con dế, ta không coi ta hơn chúng, hay chúng là thú vật nhỏ thấp, mà xem ta và chúng cũng giống ngang nhau như ta. Hay đối với những người, có căn cơ thấp kém, ta không nên có tư tưởng phân biệt cao thấp, mà coi họ với ta cùng ngang nhau. Vì sao? Vì tất cả chúng ta trong nhiều đời kiếp kiếp, đều đi qua tất cả pháp giới, từ giới nhỏ nhất như con giun, con kiến, đến giới ngã quỷ, súc sanh, các nơi đó chúng ta đã sống và đã trải qua. Nay được may mắn làm thân người, vì do căn cơ cao thấp, vì do tiền căn chưa trả hết, nên đối với con người , con vật hay con dế , con kiến, tất cả đếu là đồng loại với ta từ muôn kiếp, nên phải coi họ giống như ta, bình đẳng như ta. Được vậy là ta đạt đươc cái tâm bình đẳng. Tâm bình đẳng là Tâm của Phật. Tâm của Phật là chân tâm. Đó là chân lý..
Tâm giác ngộ ra sao?. Nếu không có chút nào cái tâm giác ngộ nơi ta, thì ta cứ mãi mãi đọa lạc trôi nổi trong luân hồi. Trên con đường đến cái trí huệ được phát sinh là do tâm thanh tịnh, kết hợp với trì giới và thiền định, thì mỗi chặng đường, tại mỗi nơi mỗi ngả, mỗi khúc, ta luôn tự kiễm chứng nơi tâm ta xem tâm giác của ta đáp ứng như thế nào, đúng sai ra sao. Trên con đường đó, nếu có sai bao nhiêu, ta phải sửa chữa bấy nhiêu, luôn luôn cải thiện cho tốt hơn, nếu không làm thế, thì làm gì có được cái tâm giác chân chính. Chính cái tâm giác chân chính, nó giúp ta nhận thấy được qủa báo nhản tiền.
Yếu tố cần cho sự thanh tịnh là gì?
Thanh tịnh là một yếu tố để có được cáì trí huệ. Tuy nhiên, nó không phải là một yếu tố ắc có và đủ. Nó lại tùy thuộc vào 2 yếu tố then chốt khác, đó là Trì giới, thiền định rồi mới đến tuệ. Ba yếu tố nầy là ba ẩn số của một phương trình, chúng liên quan mật thiết nhau, thông nhau như bình thông nhau. Một yếu tố tốt thì 2 yếu tố kia cũng được tốt. Trái lại, và ngược lại. Nghiã là khi trì giới không tuân thủ đúng giới luật thì thanh tịnh không có, và huệ chẳng hiện. Nghĩa là huệ hiển lộ khi 2 giới kia được tu luyện thuần thục sau một thời gian dài. Bởi vì trì giới là phương tiện giúp hành gỉả mau đạt tâm ổn định và sự thanh tịnh. Còn thiền định thì giúp hành giả trong lộ trình tiến tới để mau đạt cái trí huệ. Nên tất cả giáo lý kinh điển của Đức Phật, gồm ba tạng kinh như kinh Tạng, Luận, Luật đều lấy 3 yếu tố trên làm nền tảng, làm mốc để nhắm tới là thiền định, trì giới và định tuệ. Và khi một điều đạt được thì đạt được cả ba điều. Dĩ nhiên, không thể nói rằng đạt được sự thanh tịnh tốt, khi sự trì giới thiếu sót, hay thiền định chưa được tiến bộ. Vì tính chất như bình thông nhau nên bất cứ sự chểnh mảng của một hay hai yếu tố đều kéo lùi mọi cố gắng đạt được của những cái khác. Sự thanh tịnh được thành tựu khi 2 yếu tố kia cũng thành tựu viên mãn.
Cái quan trọng nhất của tâm thanh tịnh là cho những ai có chân trí tuệ, có tín tâm thanh tịnh sẵn có trong họ như là bẫm sinh, thì đầu óc họ thanh tịnh, không suy nghĩ loạn xạ, buông bỏ hết mọi duyên, không cần trì tụng kinh nữa, chỉ cần một câu niệm Phật, họ đạt đạo gọi là vô thượng đạo, không ai theo kịp.
Mục đích của các tông phái Phật giáo ra sao?
Thế nên tât cả các tông phái của Phật giáo cũng nhắm đạt được cái đích của 3 điều trên. Như Thiền Tông, giúp nhìn thấy cái chân tính trong sáng của mình và thức tỉnh con người để mau đạt được gíac ngộ, đó là “minh Tâm kiến Tính”. Mât tông đòi hỏi mức tu luyện tâm trí cao hơn, nên cần phải có trình độ tu tập cao, cho một số ít người có đủ điều kiện. Tịnh độ Tông là làm sao cho tâm trí luôn được tịnh hóa nghĩa là thanh tịnh và thức tỉnh. Về sự tu tập thì giữa Mật Tông và Tịnh độ cũng có sự khác biệt ở chổ nầy: Tịnh độ dạy ta tu luyện tâm trí thanh tịnh qua việc tránh xa mọi ô trược; trái lại, Mật Tông thì dạy chúng ta tịnh hoá tâm trí ngay tại giữa ô trược dù bị nhận chìm trong ô trược nhưng không bị nhiễm ô bởi ô trược, giống như các giống sen vươn lên từ bùn lầy, mà lại cho bông toả ngát hương thơm, đến đổi bùn lầy hôi thúi, trong thời gian được trồng sen mùi hôi thúi của bùn cũng mất hết. Cón các tông phái khác như Thiên Thai Tông, Tam Luận Tông, Pháp tướng Tông thì hầu hết các Tông nầy đều học và hành giáo lý của Đức Phật để sửa chữa mọi sai lầm về tâm, về ý và về hành cho đúng theo lời chỉ dạy của Đức Phật.
Còn mục đích các hình tượng trong các chùa chiền nhắn gởi chúng sinh điều gì?
Sau đây là vấn đề cần biết, bởi vì có Tỳ kheo luôn luôn tỏ ra chống đối mọi lễ bái, ngay cả các nghi lễ đó đã có vào thời Đức Phật hiện tiền. Bởi lẽ, nếu không có Tin thì làm sao đạt được cái Nguyện và Hạnh. Tín không cao thì không đủ Nguyện. Không đủ Nguyện thì Hạnh không đủ có. Tu hành không Hạnh thì đừng tu là tốt hơn. Tỳ kheo đã quên hẳn điều trên và đó là một sự thất bại.Tôi đã xem trên internet, thấy mà tội nghiệp cho Tỳ kheo nầy. Ngay cái bản thân gọi là tỳ kheo mà cái hạnh tối thiểu cần có của Tỳ kheo là như nhẫn nhục, khiêm cung, v.v .. cũng không có lại còn tỏ ra qúa nhiều ngã chấp chưa cải thiện gì hết mà lại lên lớp dạy Đạo Phật trên net. Họ đã phá mọi hình tượng cho là không giá trị, mê tín, cố gây hoang mang, cố đánh mất mọi niềm tin. ..vậy trong Đạo Phật hình tượng mang ý nghĩa gì?
Tượng Đức Phật tượng trưng cho sự giác ngộ viên mãn là tròn đầy không thiếu sót, là chân tâm là giác ngộ nguyên thủy. Bồ Tát Quán Âm, tượng trưng cho lòng từ bi bao la, là lòng bi tâm và từ ái bao la vô tận. Bồ Tát Đại thế Chí tượng trưng cho đại trí tuệ. Bồ Tát Văn Thù tượng trưng cho trí tuệ cao xa, và lòng quan minh chánh đại. Bồ Tát Phổ hiền tượng trưng cho tâm đại nguyện thực hành giáo lý của Đức Phật là tâm bi, tâm hiếu và trí huệ. Chư Phật và các vị Bồ Tát là những vị không những làm ta kính trọng ngưởng mộ trọn vẹn mà còn là mục tiêu mà ta cố gắng theo đuổi nhắm tới để đạt được cái phúc lạc hoàn hảo nhầt. Về tranh hay tượng thì tranh tượng Đưc Phật tượng trưng cho Phật Bảo, còn tranh tượng Bồ Tát tượng trưng cho Tăng Bảo. Kinh sách tượng trưng cho Pháp bảo. Việc ngắm tranh hay tượng của Chư Phật hay các vị Bồ Tát là giúp ta nhớ những giáo lý cao siêu mà các Ngài đã truyền đạy, và tự mình cố gắng làm theo gương cac Ngài. Tât cả những hình thức hiển bày trên nhắc ta là mọi điều qúy báo đều có trong bản thân, và chúng ta phải cố gắng làm cho chúng được sáng tỏ bằng cách giải trừ vô minh, đạt giác ngộ. Đến đây thì chúng ta mới hiểu rỏ câu nói với ý nghĩa đầy thâm thúy: Chúng ta quy y Phât là không phải chúng ta muốn được an trú cửa Phật, hay trong Ngài, mà quy y Phât là phải từ bỏ cái tâm vô minh và quay về nương tựa Phật tánh vốn có của mình dù ta ở đâu, bát cứ nơi nào. Đó là quy y tự tánh của mình. Đó là tự tánh Giác ngộ vốn sẵn có. Đó là quay lưng lại với tâm vô minh mà nương tựa vào tâm giác ngộ. Nên các tranh hay tượng của Chư Phật hay các vị Bồ Tát là điễm tựa của tinh thần Giác ngộ đích thực mà ta cần phải có đươc cho chính ta, nhắc nhở ta luôn nhớ trở về sự giác ngộ. Bởi lẻ, Đức Phật thường nhắc nhở:” Hãy tự đốt đuốc lên mà đi”. Chính các ngài đã dạy ta, trao lại cho ta những tri kiến tối cần để ta tự giải quyết cho chính ta như tránh khỏi đau khổ, phiền não, hay vọng niệm để sau cùng có được những phúc lạc trong cái tâm đầy thanh tịnh. Nhờ thế, chúng ta mới qùy lạy Đức Phật, ví Ngài đã quá thương chúng sinh, Ngài phải bỏ ra 49 năn trường, rày đây mai đó, giảng dạy hoài cho chúng sinh, hầu mong chúng sinh thoát khỏi vòng luân hồi khổ não. Nhưng chúng sinh vẫn quên lời dạy của Ngài nhiều hơn là nhớ và tiếp tục ngụp lặn trong bể trầm luân. Đối với tôi, tôi cho rằng, chân hạnh phúc của mỗi người là khi được xây dựng trên nền mong vững chắc của tâm thanh tịnh, thì lúc đó ai thưc hiện đượccái tâm thanh tịnh đó chính là người hạnh phúc nhất và an lạc nhất.
Muốn có được cái tâm thanh tịnh, ta cần hiểu các vấn đề về tâm
Vậy chân tâm là gì?
Hiểu đạo Phật là làm sao hiểu về cái chân tính hay chân tâm . Chân tâm là tâm chân thật, trong sạch, không ô nhiễm bởi ý tưởng xấu. Tu theo Đạo Phật là làm sao đạt tới việc chứng ngộ chân tâm hay chân tính. Nên ngươi tu sĩ cần phải an trụ chân tâm của mình. Đó là cách làm cho tâm của mình luôn luôn ở trong trạng thái yên lặng, an ổn và thanh thản, bình an. Là làm cho tâm mình không bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh, không bị điên đảo vì bên ngoài, không bị ray rứt xáo trộn từ bên trong. Đức Phật bảo tất cả chúng sinh đều có Phật tánh hay chân tính hoặc chân tâm và trí huệ vô thượng, vì thế không có sự khác biệt giữa các chúng sinh trên đới nầy. Sở dĩ có sự khác biệt giữa mọi người là vì con ngươi không nhận ra cái chân tính, không nhận ra cái chân tánh là do bởi do vô minh che lấp. Thế nên, Đức Phật chỉ dạy là làm sao nhận ra cái chân tánh để thấy cái trí tuệ nội tại, đó là cái hoàn hảo, tối thượng của con người. Vì nếu không có trí tuệ thì mọi nhận thức, mọi ý kiến, cùng mọi hành vi đều hầu hết sai lầm, nên tự chuốc lấy khổ đau. Vì có được trí huệ, thì ta giải quyết mọi vấn đề trong ta và xung quanh ta một cách hoàn hảo, hưởng nhiều niềm vui vì trí huệ là nguồn gốc của phúc lạc. Trái ngược vô minh là cội nguồn mọi đau khổ.
Đức Phật hay Các vị Bồ Tát không nói đến mọi sự thông minh của chúng sanh, vì nó vốn không xuất phát từ tâm thanh tịnh, mà nó xuất phát từ sách vở, nhà trường. Dù những người đó rất thông minh và không ngoan, như những khoa học, những triết gia, những lãnh tụ tôn giáo. Nhưng Đức Phật không xem tri kiến của họ là sự giác ngộ đích thực, bởi vì tâm họ chứa nhiều hay chưa giải trừ nhiều phiền não, họ còn chấp thủ chấp trước, chấp ngã, chấp vào điều phải trái đúng sai của người khác, chấp những gì không giống y mình, lại còn có nhiều tham sân si và kiên ngạo, kênh- kiệu. Đó là những tri kiến biện thông trí biện luận để được thông suốt, không phải là trí huệ chân thật. Tất cả nói lên là họ chưa đạt được cái tâm thanh tịnh. Khi tâm thanh tịnh chưa đạt được, thì mọi tri kiến của họ vẫn mãi mãi không phải là những tri kiến chân chính hay là những giác ngộ chân chính. Đó là tri kiến biện.
Nên cái trí huệ chân thật trong nhà Phật có đươc là do từ giới và từ định. Nếu tâm không định, lòng không thanh tịnh, và sao lảng việc trì giới, thì không có cái trí tuệ. Có thể thấy phần nào trong cái tâm thanh tịnh là trong đó không có những tư tưởng riêng tư phiền não. Trong Kinh Kim Cang có ghi một câu cần nhớ:” Tín Tâm Thanh Tịnh, tắc sanh thực tướng”. Bây giờ, xin nhìn vào cuộc đới của Đức Phật, ta học đươc những gì? Không đạo tràng buông bỏ mọi ngã chấp, chỉ đi khất thực để sống, ngũ dục và lục trần đều buông bỏ sạch, danh lợi không nhiễm hóa đều buông bỏ sạch , vạn duyên đều buông xuống, suốt đời thuyết pháp để giúp chúng sinh thoát khỏi cái vô minh , để thoát khỏi vòng sinh tử, như thế mới có tâm thanh tịnh. Trong kinh cũng có câu:” Duy tâm sở hiện, duy thức sở biến” là “cảnh hiện tùy tâm, cảnh biến tùy theo thức”, nghĩa là tâm có thể chuyển cảnh giới, vạn pháp. Như thế, cái tâm thật sự quan trọng biết dường nào, còn tâm thanh tịnh không nhiễm ô lại quan trọng nhất trong đời của mỗi người. Nếu sự thông minh của chúng sanh được xuất phát từ tâm thanh tịnh, thì chúng sanh đó có nhiều trì huệ hơn, nhiều giác ngộ cao hơn, gặt hái nhiều thành tựu chân thật hơn.
Khi tâm thanh tịnh có, thì trí huệ hiện ra, đồng thời sự phần não bớt đi. Khi phiền não càng bớt đi, thì trí tuệ càng gia tăng, nên sự thanh tịnh cũng gia tăng theo. Tóm lại, phiền não và thanh tịnh là tỉ lệ nghịch, khi cãm thấy cái trí tuệ nhiều hay ít, sáng láng nhiều hay ít, thì sự phiền não càng lúc càng giãm đi đến tối thiểu. Sau một thới gian tu luyện lâu dài, người tu có thể giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc đới nầy và thấy được hay cũng giải quyết đươc nhiều việc ngoài thế gian. Việc ngoài thế gian chỉ dành cho Đức Phật hay các vị Bồ tát.
Nói một cách khác, làm sao có được cái tâm thanh tịnh bằng những cụ thể có thể thực hành được? Từng bước một, chúng ta sẽ thấy rằng, những cái đeo đẳng ta làm ta vô minh, đó là tánh vị kỷ (selfish mind) là vì mình, vì ta mà thôi. Nếu bỏ được ta thấy biết bao lợi ích thật mang đến cho mọi ngươi hạnh phúc. Nếu tâm vị kỹ được dẹp bỏ, ta mới thấy được cái lợi ích do trí huệ đem lại. Kế là cái chấp ngã, là chấp mọi cái thuộc về ta, dù đó không phải là của ta, vì chấp ngã nên tìm mọi cách để thuộc về ta, . Khi nào từ bỏ được cái tâm ngã chấp thì lúc đó ta mới có khả năng xét đóan sự thật, gỉa, sự đúng sai, sự phải trái, điều lợi hại. Và tiếp theo là cái chấp tà kiến, cái lươn lẹo (dishonest) làm cho tâm ta không bao giờ thanh tịnh. Khi ba cái trên được bớt đi, hay bị tiêu diệt, thì trí huệ hiện ra, và ta thấy rõ chiều sâu của mọi việc, nhìn xuyên suốt mọi vấn đề, thật hư, giả dối, phải trái, lợi ích, độc hại, v v. Nếu qúy vị dọc tới đây, qúy vị tập thử, bỏ một cái thôi, như chấp ngã, thì qúy vị sẽ cãm nhận những gì tôi viết ra từ sự chỉ dạy của Đức Phật hay các vị Bồ Tát là hoàn toàn đúng, là có đươc cái tâm thanh tịnh. Như trong cuộc sống gia đình, khi tâm mọi người được thanh tịnh, thì đới sống trong gia đình được nhiều hạnh phúc. Khi tâm không còn thanh tịnh nữa, như cải lộn ấu đả liên miên, thì gia đình biến thành địa ngục. Môt cụ thể khác, nếu bỏ chấp ngã không được, thì nhiều vấn đề nan giải xãy ra. Vì có chấp ngã, nên luôn tìm mọi cách, làm mọi thứ, làm sao cái không phải của mình phải thuộc về mình, . Vì chấp ngã nên chấp luôn cái ngã sở là cho những cái không phải của mình là thuộc về mình,
Làm sao hàng phục được vọng tâm?
Vọng tâm là mặt trái của chân tâm như đồng tiền có hai mặt. Nó được gọi là vọng khi ý tưởng sai lạc, mọi sự sai lầm, tham sân si, mọi chấp thủ, chấp ngã, chấp trước, thường xuyên hiện diện kích động. Muốn cho vọng tâm được hàng phục ta, nghĩa là đầu hàng (surrender) ta, ta cần dứt khoát phải buông xả bỏ. Muốn buông xả thì ta hiểu và nhớ lời Đức Phật dạy: tất cả các Pháp đều không thật, pháp đó gồm cả người và mọi sự vật. Vì không thật, nên phải bỏ. Khì phải buông bỏ hết, nên lòng ham muốn lại bớt đi. Khi lòng ham muốn bớt đi hay không còn, thì vọng tâm cũng lắng động xuống để rồi tự tan biến, và tâm trở nên thanh tịnh. Hãy nhìn ra biển cả, thấy sóng ba đào. Sóng là vọng tâm. Sóng: có lúc có, lúc không, vô chừng, lúc to, lúc nhỏ, vô thường lúc yên, lúc nổi. Sóng ba đào có khi có gió, biển lại động, biển càng động, sóng càng to. Khi hết gíó, thi biển hết động mặt biển bằng phẳng là lúc mọi vọng tâm bị buông xả hết, thì sóng trở thành nước biển. Sóng tượng trưng cho vọng tâm, Nước biển là chân tâm. Vì thế, khi thấy sóng ba đào , gợi ta nhớ đến sự điên đảo, do vô minh che lấp, do mọi chấp có hay chấp không, chấp ngã, chấp pháp hiện diện, và một khi tất cả những thứ trên không cón nữa, biến thành không, là lúc biển lặng, thì đó chính là lúc ta được tâm thanh tịnh. Nếu trong nhà Phật gọi sóng là Thể. Thể của sóng có thể thay đổi hình dạng khác nhau, nhưng bản chất của sóng là nước lại không thay đổi. Nước lại được gọi là Tánh. Tánh có được khi có sự thanh tịnh. Thể và Tánh là một, nhưng lại khác nhau về trạng thái. Thế mới biết tâm thanh tịnh quan trọng dường nào. Chỉ có tâm thanh tịnh mới trị dứt khoát cái vọng tâm.
Còn Pháp là gì?
Là tất cả những gì có hình dáng, mà ta thấy được, biết được, gọi là Pháp. Pháp là tất cả mọi sự vật từ tinh thần, đến vật chất, từ hữu hình đến vô hình, như ta, người, chúng sanh, kiếp sống, vv ..đều gọi là pháp. Vì sao gọi pháp là không? Vì tất cả đều do duyên hợp mà thành. Vì do duyên hợp nên bản thể của chính nó vốn là không, là chính nó không có tự thể, gọi là vô ngã. Vì là vô ngã nên nó không có tự tánh. Vì không có tự tánh, nên gọi nó là không. Viết đến đây, nếu tôi ngừng tại đây, là tôi phạm lỗi nặng, vì tôi tạo sự hiểu lầm cho qúy vị về ý nghĩ chấp không. Qúy vị hỏi, ngã là ta, là tôi, tại sao lại chấp không? Thân tôi là không vì thân tôi là do tứ đại hợp thành. Nên không tự thể, không tự tánh, nên gọi là không. Nhưng tôi thấy thân tôi có, rờ thấy nó, tại sao gọi là không? Thân có gọi là tạm có, chớ không phải thật có. Có là do khi đủ duyên hợp lại. Khi hết duyên, khi duyên tan đi, thân nầy trở về cát bụi. Nghĩa xa hơn, khi Đức Phật bảo, là khị mình còn mê, còn quá nhiều vô minh thì không nên coi Phật Pháp là không quan trọng, coi như không có, mà phải coi luôn là chúng luôn có mặt, mà ta cần phải nghe, phải học, phải thưc hành để hết cơn mê, để hết vô minh, và được giác ngộ. Trái lại, khi đã hết mê rồi, đươc giác ngộ rồi, thì không cần giữ đến Pháp nữa, nghĩa là cũng không cần coi Pháp là Có nữa. Cụ thể nhất, qúy vị muốn qua sông, qúy vị cần bè hay ghe. Qua được bên kia sông rồi, nên bỏ bè hay ghe đi. Nếu chấp Có, nghĩa là bất cứ đi đâu ở bờ sông mình qua được, cũng mang bè hay đội ghe trên lưng, thì tự xét coi có trở ngại hay không? Đức Phật bảo: “ không nên chấp pháp và những gì không phải là pháp”. Này các Tỳ kheo, “giáo Pháp của ta cũng giống như chiếc bè, chánh Pháp còn nên xả bỏ, huống chi là những gì không phải là Chánh Pháp”.
Từ đó chúng ta mới hiểu thật sâu rằng Đức Phật và Các vị Bồ Tát thuyết pháp hoàn toàn là xuất phát từ tự tánh, từ chân tâm, chứ không phải là do lời nói của một người nào đó. Những lời nói như thế là chân thật, không phải tùy tiện mà nói. Khác với phàm phu khi họ nói với cái ngã của họ, cho nên họ nói không thật chân thật. Vì chư Phật, Bồ Tát đều vô ngã, ngay cả trong thâm tâm của các vị cũng không có cái gọi là kiến giải, không có ý niệm về ngã, không chấp tướng, chấp chúng sanh, thọ giả. Các vị thuyết pháp từ tự tánh, là thuyết pháp chân thật. Nếu lời thuyết pháp xuất phát từ tâm ý thức, gọi là ý thức của cá nhân, thì lời nói của thuyết pháp đó không thể tin được. Đó là bài học lớn nhất để ta suy ngẫm giữa các chân tu và phàm phu, với những kẻ mượn lớp áo tu hành trong xã hội đang băng hoại hiện tại.
Kết luận.
Tóm lại, là làm sao phải có đươc cái tâm thanh tịnh. Hạnh phúc thay cho những ai có được cái tâm thanh tịnh đó hiện hữu it hay nhiều, lâu hay mau trong họ. Họ sẽ tự cãm nhận cái giá trị thật sự qua sự chỉ dạy của Đức Phật và các vị Bồ Tát khi đạt được cái tâm thanh tịnh. Việc cãm nhận đó giống như ai có uống nước thì mới cãm nhận cái vị của nước. Khi chúng ta buông xã tât cả, buông bỏ hết tất cả, ta có đươc tâm thanh tinh. Khi tâm được thanh tịnh có, có nghiã là qúa trình trì giới và qúa trình thiền định đã đạt đến mức tối hảo trên con đường tu tập. Tâm càng thanh tịnh thì mọi mê vọng, tham sân si, tà kiến và kiêu ngạo biến đi. Từ đó trí huệ phát khởi. Nhờ có trí huệ mà ta mới tự giải thoát được trọn vẹn chính ta môt cách thật sự và trọn vẹn ý nghĩa nhất. Như thế trạng thái đạt đạo đó được gọi là như thị, như thị
.HOÀNG TỬ JANG SƯU TẦM