Tôn hương thờ cúng bà tổ cô trong văn hóa người Việt.
Mỗi một người đàn ông khi lấy vợ ra ở riêng đều có một bà tổ cô đi theo.
Bà này xét về thứ bậc thì là bắt đầu từ 4 đời tính từ đời người được bà che chở.
Bà chỉ là bà cô ở trong họ tộc nhưng khi đến ở phù trì cho người đàn ông ra lập nghiệp thì lại thành bà tổ cô.
Như vậy nếu một nhà có ba ông con trai ra lấy vợ ở nhà riêng thì tự nhiên sẽ có ba bà cô trong họ đến ở thành ba bà tổ cô, có trường hợp bà tổ cô trong họ nếu tương hợp với một trong số cậu đó thì sẽ đến làm bà tổ cô cho cậu ấy luôn trong khi vẫn là bà tổ cô của dòng họ.
Trường hợp bà tổ cô đang đi theo phù hộ cho ông bố, khi ông ấy mất thì cậu con nào ở tại căn nhà đang thờ bà thì bà sẽ thành bà tổ cô của người đó luôn.
Ngày xưa khi mạng internet chưa phát triển, kiến thức thờ cúng chưa phổ truyền như bây giờ thì ít người biết đến về việc phải thờ cúng bà ,nhưng thật sự bà luôn hiện hữu trong gia trung mọi nhà , vì bà không có lấy chồng nên bà chả có việc gì làm ngoài việc quanh quẩn phù trì cho con cháu, việc thờ cúng bà cũng giống như việc thỉnh một lá linh phù hộ mệnh cho gia chủ, nhưng có cái khác hơn là nếu gia chủ chịu khó hương khói kêu cầu, dâng lễ lên bà thì bà ngày một linh hiển, và đúng như các cụ vẫn nói là âm có siêu thì dương mới thái, âm phải phù thì dương mới trợ.
Đồ lễ nếu dâng lên cho bà thì ngoài trầu cau, nước chè xanh hàng ngày thì nếu có thể thêm vài bông hoa trắng, tuần tiết biếu thêm cho bà bộ mã nón hài trắng để bà con đi chùa, đi đền kêu cho con cháu.
Phần lớn mọi người nếu đi xem bói toán ở đâu đó thì các thầy đều phán là có bà tổ cô linh thiêng đi theo phù hộ và hóa giải rất nhiều nạn tai cho tín chủ, cái này là sự thật chứ không phải nói dựa.
Vì tầm quan trọng của bà trong việc phù trì cháu con làm ăn và hóa giải tai họa nên bà cũng được thờ riêng một bát hương đối trọng với bát hương tổ tiên.
Trong bố cục sắp xếp ban thờ thì nếu nhìn từ ngoài vào ban thờ thì bát hương bà nằm bên tay trái, thổ công thần linh chính giữa, gia tiên bên tay phải.
Lúc trước do thông tin không được giao lưu nên miền bắc thì thờ theo thế thổ công, gia tiên, tổ cô trên một ban thờ, và người miền bắc thì rất thận trọng trong việc tôn hương thờ cúng,họ đều phải mời thầy đến nhà làm lễ tôn hương, bát hương sau khi đã được thầy khai quang an vị rồi thì rất tránh việc dịch chuyển làm động bát hương.
Nhưng người miền trung thì lại thờ gia tiên ở một ban thờ, còn thổ công thì lại ở một ban thờ khác, và họ cũng không chú trọng lắm về việc tôn hương cho nghiêm trang, mọi người có thể cho ít cát vào bát hương và tự cho đây là bát hương gia tiên, kia là bát hương thổ công, và họ cũng thấy chả có gì xảy ra cả. chỉ đến bây giờ thì khi nhiều gia đình đã làm ăn phát lên rồi thì họ mới quan tâm để ý đến chuyện thờ cúng này.
Người miền nam thì hay thờ thần tài thổ địa , và quan niệm của họ đấy chính là vị thần tối ưu quản lý việc tâm linh trong nhà rồi.
Về phần gia tiên thì họ không có thờ tập trung vào một bát như người miền bắc mà có thể là 4, 5 bát hương thờ ông , bà , cha mẹ mỗi người một bát hương riêng.
Còn về bà tổ cô thì có nhà biết có nhà cũng chả hiểu sao lại có bà tổ cô để làm gì, và phần lớn mọi nhà thì đều có bát hương thờ phật , mà đặc trưng là mẹ Quán âm.
Sau khi đất nước thống nhất thì văn hóa thờ thần tài thổ địa từ miền nam xuất hiện ở miền bắc, và bây giờ thì bất kỳ ở cửa hiệu hay công ty nào ở miền bắc cũng đều có ban thờ thần tài thổ địa.
Nhưng cũng theo đó thì người miền nam cũng nhận ra thấy việc phức tạp trong việc thờ cúng của mình, và dần dần nhiều gia đình đã rút gọn từ nhiều bát hương thờ tổ tiên xuống còn một bát hương thờ gia tiên, và thêm vào đó là bát hương thờ bà tổ cô, và thổ công mà ngày xưa mọi người cứ nhầm sang ông thổ địa thờ chung vói thần tài.
Qua sự giao thoa trên thì chúng ta đều nhận thấy rằng cái gì đúng và phù hợp vói tâm lý quần chúng thì sẽ phát triển và trường tồn.
Có một số gia đình khi tôi đến xem bát hương thì các thầy trước bốc chung bát hương thổ công, gia tiên, tổ cô vào một bát, hoặc là gia tiên thần linh chung một bát, hỏi sao lại thế thì được trả lời gia đình có biết đâu, thầy bảo sao thì biết thế ấy.
Vậy để lý giải cho mọi người biết tại sao lại phải tôn ba bát hương mà không chung vói nhau thì tôi xin giải thích trên góc độ dương trần và âm giới như sau :
Thần linh cũng giống như cảnh sát khu vực, vậy bạn có thích ở chung và lúc nào cũng có ông cảnh sát mặt mũi khoằm khoặm trong phòng mình không, trần sao thì âm vậy mà.
Bà tổ cô thì rất linh thiêng , sự độ trì của bà của ngang ngửa tổ tiên vì thế nên bà xứng đáng có một bát hương thờ riêng là vậy, mọi người cứ hay đi cầu đông cầu tây, trong khi bà tổ cô nhà mình linh thiêng thế thì lại không chịu cầu.
Trong âm giới thổ công vốn là một dạng chân linh tiến hóa cao chịu sự điều động của thiên đình, gia tiên nhà chúng ta thì có nhiều vong tạp uế, vì vậy mà thổ công rất khó chịu khi phải ở chung phòng với mấy vong như vậy, đơn cử như bạn đang là tiểu thư con quan mà lại ở chung với mấy bà quét rác hôi rình liệu bạn có chịu được không?
Vì vậy mà gia đình chúng ta nên có bát hương thờ gia tiên, tổ cô, và thần linh riêng ra là vậy, đây là linhk tham khảo về cách tôn hương phụng tự :
viewtopic.php?f=84&t=1265
đấy là tôi chỉ cố gắng lý giải theo như trần sao âm vậy để cho dễ hiểu và phù hợp với căn cơ của nhiều người, chứ còn đem dịch quái hay thuyết âm dương ngũ hành ra lý giải thì thành ra lại phức tạp.
Cũng mong nếu ai có duyên đọc bài này thì hãy tự xem xét lại phòng thờ nhà mình xem đã thờ đúng chưa để sao cho linh khí phòng thờ ngày một tăng, sao cho âm phần phát huy hết tác dụng trong việc phù trì che chở cho cháu con trong đời sống dương trần luôn được hanh thông may mắn.
Minh Thiên.
Ba đình- Hà nội.
Sdt :0943666611