Trong loạt bài viết về kiến thức tâm linh trong việc thờ phụng trong gia đình và dòng tộc cho trang MATVIET.ORG, hôm nay Minh Thiên xin trân trọng gửi đến các bạn những người đã bắt đầu có tâm trong việc thờ phụng ông bà tổ tiên cho tròn đạo hiếu nhưng còn biết rất ít và đang bỡ ngỡ trong việc tìm hiểu về vấn đề thờ cúng một bài viết về vấn đề tạ mộ và tảo mộ.
Từ trước tới nay có rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa từ tạ mộ và tảo mộ
Tảo mộ
Nhân ngày Thanh Minh, người dân các nước có nền văn hóa tương đồng và chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa đều có tục đi tảo mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ.
Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ. Nhân ngày Thanh Minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất. Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất. Trong ngày Thanh Minh, khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này (có thể sớm hơn một, hai ngày vì nhiều lý do khác nhau) để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, chăm sóc cẩn thận, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người đi viếng mộ thường cũng cắm cho các ngôi mộ này một nén hương.
Một phong tục thuần túy Việt Nam khác trong dịp Tết là tục tảo mộ cuối năm hay vào những ngày đầu năm mới (tảo mộ nghĩa đen là quét mộ).
Vào những ngày cuối năm hay đầu năm, các gia đình thường tụ họp ở nghĩa địa để sửa sang, quét dọn phần của tổ tiên và những thân quyến quá cố. Họ đem hương hoa lễ vật bày ở mộ và "cung thỉnh" hương hồn những người quá vãng về nhà ăn Tết cùng con cháu...
Theo sách Đại Nam thống chí của triều Nguyễn (biên soạn cuối thế kỷ 18), nhiều nơi ở miền bắc, nhất là quanh vùng Hà Nội, còn có tục cả họ (nghĩa là tất cả mọi người trong cùng một gia tộc) tụ họp nhau lại để cùng đi tảo mộ tổ tiên và thân quyến quá cố vào những ngày trước tết... Có nơi thì đi thăm mộ vào những ngày đầu năm.
Tạ mộ
Ngày 30 tết, mọi gia đình thường ra mộ tổ tiên và người thân đã khuất để lễ tạ Thổ thần, đắp thêm đất lên mộ, sửa sang mộ, rước vong linh Gia tiên về đón năm mới. Gia đình khi ra mộ lễ sẽ chuẩn bị lễ để cúng. Lễ này gọi là lễ Chạp. Những gia đình trong năm có người mất thì đến lễ Chạp nên tiến hành cẩn thận hơn những năm khác.
Nếu gia đình không có điều kiện ra mộ, thì có thể rước Gia tiên về đón năm mới theo cách: bày cỗ lên bàn thờ, đèn, hương hoa dâng cúng vào trưa (giờ Ngọ) ngày 30 Tết, rồi khấn Tổ tiên về dự hưởng Tết với gia đình
VĂN KHẤN LỄ CHẠP
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy ngài Địa tạng vương bồ tát.
- Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.
- Con kính lạy ngày Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương.
- Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần.
- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong nơi nghiã trang này.
Con kính lạy hương linh cụ:…………………..
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.
Tín chủ (chúng) con là:…………..
Ngụ tại:………….
Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa trà quả,kim ngân tài mã, dâng hiến trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là:...............kỵ nhật là…
có phần mộ táng tại…………
được về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa. Âm dương cách trở
Bát nước nén hương.
Thành tâm kính lễ
Cúi xin chứng giám
Phù hộ độ trì
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật! .
Đây là những tư liệu mà Minh Thiên đã sưu tầm lại, còn theo như Minh Thiên nói gọn thì tảo mộ tức là ra thăm mộ ông bà sửa sang cho sạch sẽ thắp nén hương dâng chút lễ vật tưởng nhớ người đã quá cố.
Còn tạ mộ thì lại hơi nghiêm trọng hơn, vào cuối năm giáp giao thừa người ta thường sắm sửa lễ vật ra tiến cúng chư vị tôn thần quản cai nghĩa trang và cầu mong các vị này phù trì cho ông bà tổ tiên hay các vong linh người thân quyến thuộc đắc an cư nơi mộ địa và không bị ngoại quỷ vô danh vọng hành chiếm đoạt mộ phần.
Còn nữa, khi trong gia trung có người bị đau ốm hay bị tai ương luôn giáng xuống đầu mà bản thân người bị chịu tai họa đi khám không ra bệnh hoặc cũng đã sống rất có tâm với tổ tiên thì người ta thường nghĩ đến việc bị động mộ, động mộ ở đây có thể là do trẻ trâu cho trâu dày xéo làm sụt lở mộ hoặc làm sứt vỡ lư hương, hoặc do phần đất dưới mộ bị sụt lún ngầm mà mắt thường không có phát hiện được, hoặc là do cây cối rễ đâm xuyên vào hài cốt..chuyện này rất kỳ lạ Minh Thiên đã chứng kiến có gia đình có người thân đau mắt gần mù mà đi bệnh viện khám không ra bệnh, nhưng khi đến nhà Cô Phương Dung ở Trương Định sđt 0915562662 thì được thầy chỉ ra là có một rễ cây mọc đâm xuyên vào phần mộ ông tứ đại nhà đó nên âm dương giao cảm dẫn đến đứa cháu trên dương trần cũng bị đau theo, và thế là đến khi Minh Thiên đến tiến hành lễ tạ mộ và rút rễ cây đó ra thì kỳ lạ thay đứa cháu hôm sau khỏi bệnh như chưa bao giờ bị bệnh cả.
Có một gia đình khác ở Hưng yên có đứa con gái luôn bị bà cô nhập vào hành tỏi rất khổ, và khi họ đến Cô Phương Dung thì Cô cũng chỉ ra cho là bà cô nhà ấy bị động mộ, mộ bị sụt lở góc bên trái.
Hôm Minh Thiên đến làm lễ tạ mộ cho bà xong thì theo thông lệ Minh Thiên hay gọi luôn cái vong ấy lên nhập vào ai đó trong nhà để hỏi xem là thầy làm thế đã tốt chưa vong có gì khiếu nại không, nếu vong và thần linh ở đó đều OK thì mình an tâm ra về.
Nhưng bà tổ cô này cũng tác quái, lúc không cần thì bà cứ nhập suốt, còn bây giờ gọi thì bà lại chẳng lên, bà dỗi mà… bà ám cháu bà bao nhiêu lâu rồi chúng nó mới chịu đi xem xét và làm lại mộ cho bà.
Thế gọi lâu quá bà không chịu nhập Minh Thiên liền bảo bà mà không vào là tôi về đây..và miệng nói chân bước đi liền.
Thế là ngay lập tức cái vong ấy nhập ngay vào một cô người nhà cuống quít xua tay :
Tôi đây tôi đây thầy ơi , thầy đừng về , thày về là chúng nó cướp hết đồ của tôi..
Cả nhà xúm vào hỏi chuyện thì mới vỡ lẽ thêm ra một chuyện là bất kỳ ông thầy pháp nào khi đi làm việc tâm linh cho nhà người ta khi xong việc phải nán lại chờ gia chủ đốt xong mã rồi hãy ra về, vì bọn cô hồn các đảng sợ uy thầy lên không dám cướp đồ mã đốt cho vong linh, vong bà cô trên cũng vậy. làm bộ giận dỗi mãi nhưng đứng trước tình cảnh đó đành phải nhập đồng vội để giữ chân thầy lại, vậy là từ nay mình mỗi khi đã làm pháp lại cũng phải đợi chủ nhà hóa xong chỗ mã gia tiên mới về được.
Cấu trúc hệ thống thờ tự ở nghĩa trang là có cả bên văn hóa tư tưởng và pháp luật, bên văn hóa tư tưởng là đức Địa tang vương bồ tát chuyên coi sóc giáo hóa phần hồn, bên chính quyền thì có ngài bản cảnh thành hoàng trông coi cả nghĩa trang và thần linh thổ địa trông coi trực tiếp phần mộ, kiểu như trưởng công an phường và cảnh sát khu vực, vậy là bạn đã không biết thì thôi vì không ai chấp với người không biết, còn nếu bạn đã biết thì khi vào nghĩa trang việc đầu tiên là dâng lễ khấn đích danh ngài Địa tạng bồ tát xin cứu độ cho linh hồn hướng tâm quay về nẻo phật..sau đó xin đến ngài bản cảnh thành hoàng chứng lễ rồi mới đến ngài thần linh thổ địa..và cái lễ dâng cho ngài thành hoàng nó phải nhỉnh hơn hoặc phải bằng thần linh thổ địa, nhưng đây Minh Thiên thấy nhiều người chỉ thắp nén hương và dâng cái lễ rất sơ sài ở ban thành hoàng, nhưng ở mộ thì lại rất chi là to làm ông thổ địa sợ co rúm ngừời vào vì vô tình người trần đang làm mình thất lễ với quan trên, và vì thế sự quan tâm của ông với vong cũng giảm đi vì nếu quan tâm quá thì ắt hẳn là do đã nhận quà cáp biếu xén chuyện này thật khó giải trình.
Và đây là đồ lễ mà mỗi gia đình nên sắm sửa khi đi tạ mộ, trong thời điểm khi mà cuộc chiến giữa việc đốt vàng mã và không đốt trong dư luận cũng như trên diễn đàn còn đang hồi quyết liệt, nhưng với đặc thù công việc thì Minh Thiên vẫn đăng ra đủ, nên chăng đó cũng là cái để mà an tâm cho người trần, mà cũng lạ phố hàng MÃ và nghề làm mã ấy bây giờ càng ngày càng phát triển hơn cả trong nam lẫn ngoài bắc đáp ứng cho nhu cầu của người sử dụng .
Đồ lễ :
1, Ban phật Địa tạng :
Cây oản, chai nước tinh khiết, đĩa xôi trắng, ngũ quả,bình hoa cúc ở giữa cao hơn là bông hồng mang ý nghĩa là HỒNG PHÚC, đôi nến cốc vàng, tiền phật quan.
2, Ban thành hoàng nghĩa trang :
Rượu, chè thuốc, trầu cau, vàng tiền địa quan, xôi thịt, hoa , ngũ quả, một bộ thần linh đầy đủ quần áo mũ giầy, cây vàng khối màu đỏ.
3, Ban thần linh thổ địa tại mộ :
Rượu, chè thuốc, trầu cau, vàng tiền địa quan và vàng tiền thường, xôi thịt, hoa , ngũ quả, một bộ thần linh đầy đủ quần áo mũ giầy, cây vàng khối màu đỏ, 5 bộ ngũ phương 5 màu, quần áo mã cho vong tại mộ.
Sau khi đã có đủ lễ đó thì thầy pháp sẽ tiến hành các khoa cúng như sau :
1, bài khấn xin chư vị chứng minh cho phép hành lễ tạ mộ cho vong tên :
2, khoa cúng tạ mộ.
3, tuyên sớ
4,khai quang mộ :
Trong khoa này MinhThiên sử dụng đến thần chú Um Lam gia trì vào kính đàn chuyên dụng của bên thầy pháp tiến hành khai quang phần mộ , sau đó rải cát có trộn lẫn chu sa thần sa đã được gia trì thần chú TỲ LÔ GIA NA lên mộ và xung quanh, việc này sẽ khiến cho vong linh gặp rất nhiều lợi ích kết duyên với nhà phật.
5, triệu thỉnh vong linh lên nhập vào người nhà tá khẩu chứng nghiệm độ thành công của buổi lễ.
6, tạ lễ chư vị , hóa mã và ra về.
Phần nghi lễ trên là dành cho những gia đình có điều kiện trực tiếp ra mộ, còn những gia đình do điều kiện xa xôi cách trở trong nam ngoài bắc hay sức khỏe yếu kém mà có tâm hướng về tổ tiên thì có thể làm ở tại gia vẫn cứ được, lúc đó thầy pháp sẽ triệu thỉnh thần linh nơi nghĩa trang và vong linh về tại pháp đàn nhận lễ, có điều là lễ lạt sẽ nhiều hơn lên thôi.
Trên đây là một số kiến thức mà Minh Thiên góp nhặt được khi đi hành pháp, tất nhiên với tài sơ học thiển thì nó vẫn còn nhiều thiếu sót còn phải rút kinh nghiệm và bổ khuyết, nhưng với lòng mong muốn góp thêm chút kiến thức hiểu biết cho ngừời sơ cơ nên Minh Thiên vẫn mạo muội xin đưa lên, kính mong các bạn hoan hỷ tiếp nhận và đại xá cho những gì còn chưa đúng và chưa hoàn thiện theo như kiến thức của mỗi một người vì nhân vô thập toàn.
Minh Thiên
Đống đa- Hà nội
sđt : 0943666611