LỢI ÍCH CỦA PHÁP THIỀN,VÀ THIỀN LÀ GÌ?
Mục đích đến với thiền là gì? Có phải do tùy thuộc vào ý thức đầu tiên phát nguyện không?cứ nêu phát nguyện đến sự tu thiền sẽ đem đến cho mình một nguyện lực,tức là sự quyết tâm chọn con đường tiến của mình.
Cô nói ví dụ: phát nguyện mình đắc thiền sẽ làm gì?thành A LA HÁN ,THANH VĂN ,DUYÊN GIÁC ,HAY BỒ TÁT ,PHỔ ĐỘ CHÚNG SANH.
--------------------------------------------------------------------------------
TRÍCH DẪN CỦA NGANCANHHOASEN
1- Tại sao người tu phải có lời nguyện đi kèm? Người tu Tịnh Độ thì có lời nguyện vãng sanh về Tây phương, nhưng cũng có người nguyện vậy nhưng không thể về Tây phương; lại có người không nguyện, không trì niệm nhưng bên Tây phương bông sen của người ấy vẫn nở ? Lời nguyện có tác dụng gì cho người tu hành ?
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
LỜI NGUYỆN LÀ GÌ?có người đứng trước tam bảo khấn nguyện rằng :con nguyện nương theo bóng phật , hành theo phật ,có người nguyện rằng :nếu như con thâm nhập kinh nguyện đem công đức này truyền lại trí tuệ mà con đạt ,v...v lời nguyện là một lời hứa với thiêng liêng ,là mục đích phấn đấu của người phật tử
Người phật tử luôn kèm theo lời nguyện để luôn nhắc nhở tâm mình biết mục đích của mình đang hướng ,vạch sẳn con đường mình chọn ,lời nguyện ko ai bắt buộc mình nguyện cả mà sự trao đổi ,mong cầu phát sanh lời nguyện ,ví dụ có người bị bệnh trong lúc đau đớn mới khấn nguyện ,cầu ơn trên độ con hết bệnh , hoặc người thân con hết bệnh con sẽ ăn chay hướng thiện ,khi họ hết bệnh thì tự nguyện làm như lời hứa .
Vậy nguyện là một sức mạnh vô hình ,tạo cho mình một đức tin trên bước đường tu tập ,giả sử mình ko nguyện thì trong cuộc hành trì tu tập bản thân sẽ ko biết mình tu vì cái gì,nguyện về cỏi tây phương , hay nguyện cái gì đó ,để mình tin vào sự hổ trợ của vô hình ,có một tự tin trong cuộc sống , trong hành trì ,và từng bước thành đạt mọi mặt , cho đến thành chánh quả ,nên lời nguyện rất quan trọng ,tất cả ai tu dù niệm phật ,hay tụng niệm ,hoặc hành trì trong đạo giáo nào đều có câu nguyện để tiến bước có mục đích của nó.
Gỉa sử người thắp nhang ,ra lạy ba lạy ,cắm nhang vào lư hương xong xoay lưng ,vậy người này cứ lập đi lập lại theo năm tháng ,họ cũng phải ngạc nhiên mắc chứng gì mình thắp nhang ,mà thắp nhang để làm gì?thắp nhang cho ai?ko có mục đích gì ?thì họ sẽ cảm thấy sự vô nghĩa của việc làm , phải có mục đích đến ,việc làm phải có ý nghĩa thì người hành trì tu tập mới có sự bước đến có mục đích ,khi cắm nhang chắp tay lại ta khấn nguyện ,lời khấn cất trong tâm xong thân tâm mình an ổn ,tự tin ,nhẹ nhàng ,trong công việc , sự sống ,hành động sẽ có một sức mạnh tự tin phi thường ,bộc lộ khả năng của chính bản thân mình ,thật màu nhiệm thật thần thông
Đây chính là đổng lực để tiến theo ước nguyện ,phát nguyện khởi ban đầu
1-LỢI ÍCH:
Từ ngàn xưa các bật tiên nhân, khi muốn luyện phép thần thông họ cũng thiền, người học võ cũng lợi dụng thiền để luyện, người bị bệnh cũng thiền để trị bệnh, khi tâm hoảng loạn bất an ,tâm điên đảo cũng thiền, vậy thiền thành một tiêu đề hữu ích, mà cả thế giới đông phương, tâyphương, và cả thế giới hiện đang nghiên cứu, và có những nhà triết lý v…v..đều quan tâm.
Thiền phát xuất từ trung quốc ,là một nước hay có nhiều chuyện phép tắc tiên, hay cách tham thiền bởi các vị tiên gia, các phim võ hiệp cũng hay nhắc đến thiền ,rồi biến hóa v..v…
Ngày xưa thiền chỉ để luyện trên việc tu hành ,luyện võ ,ngày nay pháp thiền đã pha trộn, thành những pháp yoga, thiền sức khỏe, cũng lắm người nghỉ thiền chỉ là để có sức khỏe hay trị bệnh, chứ thiền còn nhiều tác dụng vô cùng tận khó nói hết.
Hiện nay vì đời đang càng ngày càng văn minh, sự mong cầu càng cao, đòi hỏi mọi hết thảy chúng sanh, con người đều phải nổ lực lăn lộn lo cuộc sống ,ít nhiều cũng phải mệt mỏi ,căng thẳng về trí óc ,và tinh thần.
Sự xáo trộn trong xã hội, bụi bặm, ô nhiễm cũng góp phần khiến nhiều người phải nhiễm nhiều loại bệnh ,các chứng bệnh cũng ảnh hưởng nhiều về tâm lý, về đạo đức thì nền tiên tiến văn minh cũng làm cho con người dễ lung lạc. Tiền tài vật chất càng cao thì đạo đức phẩm hạnh khiến con người thay đổi .
VẬY THIỀN ĐỂ LÀM GÌ?:Phật cũng có nói mọi pháp đều phải liễu ngộ ,mình học pháp nào phải ngộ rõ ở pháp đó, nghĩa là mình làm việc gì? phải biết mình làm để làm gì? vì biết cảnh đời là luôn xáo động ,làm mình ko được an ,nên pháp thiền là để cân bằng thân tâm, an ổn,bình tỉnh mọi sự kiện, sáng suốt hơn, có một niềm tin trong cuộc sống, thiền làm cho con người vui vẻ thoải mái hơn ,tinh thần sảng khoái, trẻ trung hơn .
Thiền làm cho tâm từ bi, quảng đại ,và dẫn đến tấm lòng cao thượng, vì vậy pháp thiền cũng từ các tôn giáo hành trì tu tập ,áp dụng trên phần tu luyện .ngoài tu tập sức khỏe, mà ngay trên sự tu tập đạo đức ,thần thông nên pháp thiền rất quan trọng .
Tuy nhiên pháp thiền phải hành trì cho đúng, bình tỉnh, phải có người, có kinh nghiệm chỉ dạy,ngoại trừ người đó có sẳn một căn cơ tiền căn ,hay vovi chỉ dạy, còn ko thì phải có vị thầy hữu hình chỉ dạy bằng nhiều cách theo căn cơ của từng người. Nếu luyện tập không đúng sẽ gây ra tẩu hỏa, điên khùng,rối loạn. Tuy thấy đơn giản nhưng cũng đem đến sự biến cố .
Trong phật giáo pháp thiền khiến cho đạo hạnh của các bực tu đạt từng quả vị TU ĐÀ HOÀN,A NA HÀM,TƯ ĐÀ HÀM, A LA HÁN, rồi thành phật, ngày xưa phật THÍCH CA cũng nhờ thiền, và các vị bồ tát, tỳ kheo, các bực tu đều nhờ thiền mà đạt thành đắc quả ,và có thần thông .
Thiền là liều thuốc đa năng để ổn định mọi rối rắm trong thế gian, đưa tâm của hết thảy trở về căn bản, trở về trật tự của tâm linh, làm cho trí tuệ minh mẫn sáng suốt, thông minh, phát huy mọi khả năng tiềm tàng của con người, khi bình thường con người luôn giao động nên ko thể làm những gì mà mình mong muốn, khi đã thiền sự phát huy trí tuệ làm con người phát huy được hết khả năng, cho ví dụ : những bài học nan giải trước đây mình ko thể làm được ,nhưng khi thiền được thì bài học đó lại dễ dàng thâm nhập và giải một cách dễ dàng ,nếu muốn được những thành tựu quý đó ,mình chỉ cần dành 1 tiếng đồng hồ trở lại để tham thiền, nếu rảnh tùy khả năng để tọa thiền .
Trong thiền mình tạm thời buông xã mọi mong cầu trong thân tâm để pháp thiền có kết quả, dù biết thiền đem đến cho bản thân một khả năng siêu phàm, nhưng lòng ko nên nôn nóng, và thong thả để tham thiền ,khi biết đắc quả thiền thân tâm cũng ko được ngã mạn cao ngạo, vì pháp thiền là pháp thanh tịnh, mà tâm quá giao động khi mới thành tựu ,thì tâm khó an trụ, mọi vui ,buồn, hơn thua, tranh cải cũng ảnh hưởng nhiều về tâm lúc tham thiền,vì vậy người tham thiền phải luôn bình tỉnh và an định,buông xã mọi ngoại cảnh xong vào tham thiền .
Trong những pháp môn ,thì pháp thiền là pháp định sâu, loại bỏ, sàng lọc thanh tâm hiệu quả nhất là thuốc cứu thanh tâm,thoát khỏi mọi phiền não.Nhưng đều kiện để tham thiền được thành công cũng do phước của người đó kết tụ tạo nên nhiều phương tiện may mắn góp phần cho tinh thần lúc tọa thiền được thành công.
THIỀN LÀ GÌ???:Thiền,là soi rọi lại thanh tâm,Con người ai cũng có mắt, có thức, có nhỉ, có mũi, có lưởi, có miệng ,
Mắt thấy cảnh trần là muôn màu muôn sắc ,thấy cảnh ứng cảnh, tức mắt là cửa sổ đưa mọi cảnh vào, kèm theo nhỉ là cái lổ tai nghe âm thanh, nếu thấy mà ko kèm âm thanh coi như mình đang coi kịch câm trên sân khấu, thì không thể thâm nhập mọi thọ cảm, ko thể nhận thức được đó là gì? khi đã có nhận thức rồi mới thọ cảm hay ko thọ, vui, buồn ,hoan hỷ tùy theo nhận thức đã nhận mà sanh tâm ,thấy vui thì cười,thấy buồn thì khóc, thấy loạn thì sợ, tùy theo mà nếm tùy theo mà phát ngôn qua khẩu ,muốn đắc phải đóng hết các cửa sổ gây phiền toái này tạm cho nó yên nghỉ .Đây gọi là yên nghỉ tạm thời trong tham thiền .(lục căn thanh tịnh)
Vậy thiền là tạm ngưng nghỉ ổn định,năm uẩn,sáu căn,đều ko vọng động lắng đọng nó xuống ,vì sao?là vì tạm ngưng để bảo tồn sức mạnh hơn, như cái máy trí tuệ cần bảo dưỡng năng lực, tạm ngưng nghỉ .
Khi vắng bặt những phiền toái bên ngoài, và lẫn bên trong thì những tạp niệm phiền não âm thầm, lâu ngày sẽ sống lại như cuộn phim quay ngược thời gian, lúc này thiền có bị cảm thọ bởi vọng niệm hay ko, vậy thiền là định lại tầm hướng, như tự tâm sửa lại tay lái mà mình muốn đến, như con ngựa mình phải đeo dây cương ,không cho nó lộng hành, tự tung tự tác, tự mình làm chủ mọi thân, khẩu ý, và định hướng cho lục căn làm theo ý của mình. Thầy,cô chỉ là hướng dẫn còn nổ lực do bản thân mình ko ai có thể thay thế, học là lý thuyết, còn thực hành là do bản thân .
Tuy nói rằng thiền là rất dễ cứ ngồi nhắm mắt, niệm phật thôi thì người đó hoàn toàn không biết gì về thiền, nhìn người ngồi thiền bất động nhiều người đưa mắt nhìn với cách soi mói, một cách ngạc nhiên, nhưng không ai biết cách thiền là pháp thấy rõ thân tâm mình nhất, khi mình đi lạy phật, mình đều thấy các chư vị phật thường trong tư thế thiền, cho nên pháp thiền còn là món ăn tinh thần của tâm linh, xã tres .
Người đến với thiền là cơ may, có phước, vì nếu ko có phước, ko có đều kiện phương tiện, thì cứ lo toan chạy no chạy đói loạn thì ko có thời gian để ngồi thiền, đồng thời dễ biếng mãn, ít ai thiền mà theo đuổi bền bỉ bằng người có quyết tâm tu thiền, hoặc người vì ham muốn thần thông mà ngồi thiền nôn nóng thì dễ sanh tâm nãn chí, sẽ chạy theo học bùa và luyện bùa .
Người thành đạt trên thiền mà hóa thần thông chỉ là đếm trên ngón tay, rất hiếm hoi, đa số họ thành đạt luyện bùa chú để đạt nhất thời,còn pháp thiền là sát giặc ma quân trong nội tâm, lẫn bên ngoài, và có thần thông nhờ vào phước của thiền, đắc hay ko là do ở đây. Pháp thiền là triệt để mọi tham, sân,si đoạn diệt phiền não, mà những pháp khác khó vượt qua .
Người thiền phát sinh ra một từ trường điện năng, nhờ hấp thụ trong trời đất, khiến cho cân bằng âm dương trong con người làm con người ko bị bệnh, trí tuệ nhớ dai.
NgườI tìm đến với tham thiền là sự lựa chọn thật thông minh, nhưng thiền thấy dễ nhưng lại rất khó hành trì ,vì còn do quyết tâm của từng người để đến với kết quả mong muốn, phương pháp tham thiền còn lệ thuộc về sức khỏe, cách ăn uống.
Sự ăn uống những chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, vì máu huyết ,tinh chất nuôi cơ thể do ăn uống đem vô liệu là những chất nào ?chất nóng thì sẽ làm cơ thể nóng .
Đi cầu, bón ,dễ dâng hỏa bốc lên,cáu gắt ảnh hưởng về tiêu hóa, những chất dễ tiêu ,đồng thời giúp cơ thể mát mẻ, tránh trường hợp ăn thức ăn ko lành mạnh gây đau bụng, bệnh trong người cũng gây phiền khi tham thiền, tuy nhiên pháp tham thiền có thể sàng lọc độc tố trong người, nhưng bị nặng quá, sự sàng lọc đôi khi khó khăn .
Tinh không ngoài máu, kể cả tinh trùng, tinh chất, nếu bị vấn đề không tốt thì khí tức là hơi thở sẽ mệt nhọc, không ổn định, không đều hòa, dễ ngợp ngạt, hơi thở mà mình không làm chủ nổi thì thần khó an định, ba phần này là quan trọng cho người tham thiền, nên phải cố gìn giữ .Nhưng muốn như vậy phải có đều kiện về kinh tế cho nên mới thấy muốn thấy vô vi thì phải có sự hỗ trợ của hữu vi, nhiều người không thấu suốt hay thường coi hữu vi là trở ngại nhưng có những hữu vi hỗ trợ cho vô vi, làm nên lợi ích như tượng phật, tụng kinh, lạy lễ, tiền tài vật chất, mọi thứ đều trợ duyên cho việc đạt thành chánh quả.
Thiền là một trong 48 vạn pháp môn tu để đến với đạo quả ,góp phần thanh lọc, cũng cố tinh thần .
Trong pháp môn thiền bao gồm tịnh, định tuệ, tưởng như rời rạt nhưng lại kết nối, có tịnh mới có định, có định mới có tuệ .
Tu tuệ là hàng đầu của phật giáo, vàng bạc châu báu không thể mua nổi từ trí tuệ mà sanh vạn biến vạn hóa thần thông .Nào ai mơ là có, nào ai muốn là có mà do chính mình tu luyện .Nhưng cũng có người nói có thực mới giựt được đạo, nhưng sợ rằng có thực có tiền bạc mà làm cách nào?để giựt đây, đạo pháp đâu phải bỏ tiền bỏ của mà mua được ư!quả là sai lầm .
Muốn thử cứ bỏ tiền rồi cầu xin các vị nào có phép và nói với họ rằng:làm ơn giúp tôi bay được, lúc đó họ cho đi tàu bay, hay nói họ giúp tôi thành bật thánh ,thì họ sẽ đem đi thiêu mà cũng ko thành thánh mà lại thành ma đói luôn .
Nên muốn trở thành người có đủ nghị lực tu chứng phải tự tu tin tấn trong mọi pháp môn, không có một pháp môn nào trọn vẹn như pháp môn tham thiền tịnh tọa
PHÁP THIỀN VÀ SƠ THIỀN
PHÁP THIỀN: Có nhiều cách để ngồi tham thiền, nên đầu tiên tôi chỉ nói cách thứ nhất gọi là sơ thiền, cách sơ thiền này dành cho người mới tập còn bở ngở trong sự bắt đầu, vào buổi sáng ngồi trong mùn, mặt quay về phía đông, nếu người không bị vấn đề về mắt như cận, loạn, hoặc bị lão thì nhắm mắt khép hờ, thiền như lai.
Còn mắt có vấn đề cận, loạn, hoặc lão thì nhắm hẳn luôn, miệng ngậm lưỡi ép lên trên, ngồi xếp bằng thoải mái, bàn tay phải thả lỏng trên lòng bàn tay trái, được đặt trong lòng đùi, chỉ chú ý hơi thở, tập niệm nam mô a di đà, theo nhịp thở .
Mọi tạp niệm như(vui,buồn,tương lai,quá khứ tất cả cái gì đang động đậy đều buông bỏ trong giây phút tham thiền gác lại hết, cái thấy trong quá khứ, cái thấy ngoại cảnh, cái thấy đi qua, và ngay hiện tại đều ngưng đọng, chỉ là hơi thở, hít hơi ngắn biết ngắn, hít hơi dài biết dài, không gian như đứng lại dần mà mình không hay, vừa chớm mắt trôi qua đã là 1 tiếng lặng lẽ. Muốn cho sự tu học thiền phải chăm siêng, vừa nghe cô giảng vừa phải đi đôi với thực hành, nếu thân tâm cương quyết học để đến kết quả mỹ mãn phải kiên trì, và luôn theo dõi tâm của mình theo từng tiến trình, trong tâm thức giác.
Trong giấc ngủ thường hay hiện cái gì, liệu ổn hay loạn là đều đáng nói.
Khi đã quen dần với thiền và niệm rồi mình tập qua quán, dùng hoa sen hay dùng một vật thể như hòn bi để quán, đưa hình ảnh đó vào đầu, nếu người có vấn đề ở mắt, ta nhìn vật thể lúc chưa vào thiền, vẫn đeo mắt kính để nhìn vật thể, khi hình ảnh đó đã thâm nhập từ hình dáng đến màu sắc rồi, như tưởng như nhớ nó không sai khác.
Khi đã vào thiền thay vì là những tạp niệm thì ta nhớ kỷ hình ảnh vật thể để đưa vào tâm trụ thiền định quán, người tu thiền khi đã quen dần thường những tạp niệm lại hay bị xâm chiếm nhiều hơn vì sao vậy? vì họ ỷ lại thói quen,ví dụ công thức thiền hít vô thở ra, dù bây giờ có suy nghỉ cái gì thì cũng hít thở như vậy không bị chi phối, cũng như tâm có thể đọc chú đại bị, mà ngay miệng niệm phật đọc chú, nhưng tâm trí vẫn có thể suy nghỉ cái khác đây là thói quen khi đã thuần thục lối đi .
Vì vậy muốn cho không bị chi phối bắt buộc phải có vật thể để làm học tướng, muốn thâm nhập tướng có khi cả mấy tháng mới thấy tướng rõ được, còn do tâm trí người thiền có ổn hay không, khi đưa hình ảnh vật thể vào trí thì như lúc thấy lúc không lờ mờ không rõ, do định lực quá yếu kém.
Những âm thanh, ngoại cảnh như mọi sinh hoạt thường ngày, và buồn vui mà họ tác động tâm tư thường hay diễn biến, yêu thương, trầm bổng mọi thứ hay bị chi phối nên tọa thiền khó định để đạt đến kết quả. Tùy theo căn cơ biến chuyển mà sự tu thiền đưa dần lên. Mọi diễn biến tọa thiền tùy theo tâm mà hiện do đó cô không nên nói nhiều mà thực hành, hằng tuần dành 2 tiếng để nghe và đàm đạo sự diễn biến của tu học .
2 - Vì sao? tu thiền phải có hội tụ phước, tại sao? phải có đều kiện mà đều kiện nào? và có những phương tiện nào?pháp thiền xuất xứ từ đâu?
Phương pháp tịnh, định, xã
Tại sao? thiền phải có hội tụ phước, người có phước để tu là không rơi vào ác nghiệp, khi trong cuộc sống không may đã rơi vào những ác nghiệp mà muốn tu thì chỉ là ở bậc tu phàm thánh mà thôi.không thể đạt lên,
Ví dụ :Người chuyên sống nghề giết trâu mỗ lợn, sát sanh, làm cá, ăn cướp, đánh bài, cắp, thì khi tham thiền mọi nghiệp dữ này sẽ bám và xoay vòng trong thần thức, pháp thiền là pháp sàng lọc, cho nên mọi tội lỗi càng dễ trỗi lên khiến cho người thiền dễ bị loạn, nhưng người rơi vào ác nghiệp phải dùng tâm ăn năng sám hối với lòng cương quyết buông xã để dùng pháp tu để độ chúng sanh, quyết tâm cao thì thiền sẽ có kết quả .
Tức pháp thiền để rọi thấu toàn bộ nghiệp quả, trong hiện tại, quá, khứ, tương lai, như ở ngay trong lòng tay vậy, phước thứ 2 là phước tài lộc, phước này do tích lũy của nhiều đời nhiều kiếp mới có, những may mắn luôn đến từ phước đến tiền tài và đều kiện, kèm theo căn cơ của việc tu hành,có cơ may gặp người từng tu pháp giải thoát, thấu triệt pháp giải thoát,và bản thân không phải lo đói no, lăn lộn nhiều dù có lăn lộn trong cuộc sống nhưng luôn có đều kiện để tu hành.
Phước thứ 3 là phước điều kiện nghĩa là nơi an trú có những đều kiện để tham thiền đây là phước tạo cho mình dễ đến với đạo quả, có những người muốn được tham thiền phải đi xa, hoặc phải đến nơi khác mà không sao rảnh để thiền, vì thiền không hẳn giống tập yoga, vì tập yoga chỉ là thiền sức khỏe, còn thiền để đạt đến nội tâm thấu triệt nội ngoại, và diệt sát mầm mống tạo khởi mọi nghiệp quả đạt lên đỉnh giới cao quả là khó .
Chỉ khi người coi chuyện thiền chỉ là yoga thì cứ thiền hơi thở của sơ thiền chứ không qua soi rọi tâm, như luyện khí công quan trọng là hơi thở luồng chân khí, luyện nội công quan trọng là hơi thở và nội lực, luyện thần thông quan trọng là thần lực, tùy theo cách thiền mà cho ta một kết quả khác nhau.
Nhiều người không luyện nổi những pháp cao chỉ ở pháp thiền an định, chỉ lắng đọng mà thôi, cho nên tùy theo khả năng căn có mà pháp thiền tiến hoặc lùi .
Phước tiền căn tu: Phước này do tiền căn có sẳn, còn gọi là căn cơ có sẳn, khi sanh ra tự nhiên có một cái tâm thiện muốn tu, phước này giúp cho người đến với thiền không thối chí dễ thâm nhập.
Có phước mới không bị vướn mắc, trong cuộc sống hay trong sự tham thiền, hành trì tu tập đều không trở ngại.
Phước trợ duyên, tức là có nhiều người trợ duyên như trong gia đình, bạn bè từ mọi khía cạnh từ bên ngoài lẫn bên trong đều trợ duyên, sự trợ duyên nhờ các bật tri thức hiểu biết về đạo pháp.
Đây là do người có những phước báo từ nhiều kiếp ngày nay có nhiều điều kiện hỗ trợ giúp mình đạt thành theo sở nguyện
Tịnh:khi nghe âm thanh nổ người nói hảy tịnh tâm lại, tịnh là trấn tỉnh khi một chấn động vừa tác động, mọi thứ đều có thể làm, mình chấn động bởi súc động, ví dụ: những phiền toái từ bên ngoài vô cớ gây sự tác động đến sự bực mình, tự mình phải thanh tịnh, thanh là sàng lọc những cái đúng, những cái sai và phân biệt phải trái lương tâm rồi gạn lọc cho tâm yên ổn lại tạm lắng xuống ổn lại đây là thanh tịnh, như ly nước đục bây giờ mới để đứng yên tạm lắng đọng lại vậy, lắng xuống để suy xét, đây là thanh tịnh mà thôi, sự thanh tịnh này luôn huân tập thường lâu ngày lâu tháng quen dần mới cố định, sự định là sự vắng lặng, thật trong, không còn bùn khuấy lên, không còn bợn làm đục cũng như tạp niệm, vọng động, mọi tác động bên ngoài không hề làm khuấy đục,tạp nhiễm như ly nước bây giờ đã trong và cố định không bị đục dù bị rung rinh.Định là nghỉ, là ngưng mọi sự vướn mắc cố định không lui không sục .
Khi tâm đã định rồi chỉ còn xã, tâm sẽ an vui, an lạc, hoan hỷ, vô cùng tận, vô lượng cao cả, đây mới sanh trí tuệ .
Thiền là hạn chế nói nhiều, khi cần nói sẽ nói, người tham thiền sẽ sanh có oai nghi, đức hạnh, có một sức mạnh tinh thần định lực vô hình mà người thường không có.
-Phần 2
Có người nói:nếu thiền là trạng thái vọng động đến không động,vậy sao?mình không ngồi niệm phật giữ cho tâm thanh tịnh là được.tại sao?lại tập từ lớp một mẫu giáo,cứ ngồi đó tập cho tâm rỗng thì có được cái gì?
Bây giờ hãy tập quan sát xem,nếu mình ngồi vô niệm phật mà không động ta cảm thấy thật êm,cái êm ả này có thật êm không?cũng như mặt nước để đó không ai động thì nó bằng phẳng không gợn sóng.
Ta thử đụng thau xem nó động không? lập tức nó động ngay,thậm chí bùn dưới đáy thau lập tức khuấy lên, đục vẫn hoàn đục,vậy có đúng là cái lóng đó chỉ tạm lắng xuống không?còn nói sao?không ngồi im lặng thiền vô không có động luôn,không nghỉ cái gì luôn mắc chứng gì?phải quán cái này cái nọ rồi chuyển thành tâm không,là vì cảnh đời có động có tịnh,có lên có xuống,không đồng đều nên mình thiền cũng phải tập có động có tịnh có trụ, như môn võ công có nhu có cương, có tiến có thủ,mà tiến phải tiến ra sao?có thủ mà thủ cái gì?cần phải cân nhắc chứ không phải háo thắng tiến tiến mà quên xem đường tiến lơ mơ lại lọt vô vực thẳm luôn, mà thủ, thủ cái gì?cứ quan sát cái cây tre,trúc xem, ta thấy sức dẻo của nó càng nắm nó nằm rạp xuống, khi ta buông nó ra cái sức bật của nghiệp quả của mình nhanh chừng nấy.
Vậy tâm cũng vậy, khi càng nhún xuống bao nhiêu,thì sức bậc của đạo quả sẽ bật lên nhanh và đắc luôn đạt trí tuệ thần thông,mà sức chịu đựng không cao thì bị gãy ngay lập tức,sự tu trì cũng như sức đựng nhẫn nhịn nhún xuống, chịu sự bền bỉ của cái tâm trong thế gian, ai không chịu nổi sẻ bị nó dìm mà không cơ hội nào ngóc đầu luôn.
Bình tỉnh sáng suốt tận dụng mọi khả năng sức mạnh tinh thần để cho mình mạnh mẻ dẻo dai đối đầu với sóng gió, khi thiền mình phải xây cái móng chân tức là sơ thiền, người nào đã xây cái móng vững rồi cho thật chắc, thì bắt đầu xây thành trì càng lên cao càng vững,nếu cái móng yếu khi gặp sóng xô thành trì bị lỡ, bị đỗ ngay đây phải cẩn thận.
Tịnh rồi động, động rồi tịnh là một thử thách của từng thí sinh phật tử tu tập phải tạo cho mình một áo giáp ngay từ bây giờ, tập cho thần thức vững bước trước khi cuộc chơi trong cảnh trần chấm dứt.
Động và không động:động là do tâm của mình phân biệt,từ thấy cảm nhận từ mắt rồi phân biệt qua sắc, tâm ưa thích, tâm ích kỷ, tâm bảo thủ, tâm tham muốn, mà sanh động,muốn sở hữu muốn độc quyền .
Khi tiếp súc với cảnh hợp tình, hợp duyên thì nảy sinh yêu thương tưởng nhớ vọng niệm mong nhớ loạn động,động là trạng thái vọng tâm, khiến cho mong cầu cao ao ước có, tâm sanh buồn, vui do được hoặc mất đó hơn hoặc thua đó mà loạn tâm sanh khởi oán thù ,sân si nếu tâm giác ngộ mọi thứ chỉ là vô thường thì đâu có loạn, nếu giác ngộ đó giả tạm thì đâu có ham.
Khi ngắm cảnh để giác ngộ thực tiển,ta thấy sanh tử của muôn loài vạn vật, sanh ra trưởng thành già đi rồi chết đó là sự biến đổi của thế gian,pháp thiền là biết quan sát mọi biến đổi đó và thấu rõ đâu là mình.
Xem mình đang đứng ở đâu?mình là ai?mình có phải từ cây cỏ hoa lá sanh ko??mình ăn cây cỏ hay cây cỏ lại ăn mình đây có phải một cuộc sống luân hồi trong sự quán xét,suy ngẫm từng bước của bánh xe luân hồi mà mở rộng tri thức, tri giác, cái thấy cái nghe thức biết, mình phải huy tập biết và đều khiển nó, huân tập thường trực, đến giác ngộ .
Sự giác ngộ thực tiển :của người tu chứng ,cô tầm và để làm đề bài tham khảo cho các con
Đề mục 1 : Quán hơi thở.
Bản thân tôi khi mới tập thiền quán, cứ hễ mỗi khi nhắm mắt lại thì những hình ảnh lộn xộn, những suy nghĩ lung tung nó cứ tràn ngập tâm trí, không sao mà yên được. Thế mới thấy cái đảo điên vọng tưởng nó hỗn độn hỗ lốn đến chừng nào.
Tôi đã có thử qua pháp « nhất tâm nhất niệm », tức trong đầu cứ nghĩ đến 1 pháp thân hay 1 câu chú nào đó của chư vị, cứ tập trung vào đó không ngơi nghĩ, lung lay, đúng là có khả quan hơn hẳn, những suy nghĩ xáo trộn, hình ảnh lung tung đã từ từ mờ dần bởi sự tập trung đó. Nhưng cũng khó ghê lắm, cứ hễ 1 phút lơi là là y như rằng lại bị những dòng suy nghĩ cuốn theo, để rồi 1 lúc sau chợt bừng tỉnh mà quay về nhất niệm.
Thế rồi 1 ngày, tôi có duyên được 1 anh bạn chỉ phương pháp « quán hơi thở », mới đầu tôi lấy làm không được kính trọng lắm, tôi thấy sao mà nó bình thường và đơn giản quá, nhưng khi thực hành rồi thì thấy diệu dụng thật tuyệt vời.
Rất đơn giản, đầu tiên tôi chọn cho mình 1 tư thế ngồi thật thoải mái, có thể là bán già, kiết già hoặc chỉ đơn giản là bắt chéo chân mà thôi, tôi cố giữ thẳng lưng để khiến cho mình không quá dễ chịu mà đi vào giấc ngủ, khi cảm thấy mình thoải mái rồi thì lúc đó tôi mới khép nhẹ đôi mắt lại.
Khởi đầu, tôi để mặc cho tâm trí vẫy vùng với những thứ lộn xộn của nó, 1 lúc sau tôi mới tập trung vào hơi thở của mình, « quán hơi thở » ở đây tức rằng ta tập trung vào hơi thở của mình, quán sát nó, lắng nghe nó, ta thở vào ta biết mình đang thở vào, ta thở ra thì biết mình đang thở ra.
Thật kì diệu, những suy nghĩ hình ảnh hỗn độn đã không còn làm vướng bận tâm trí tôi nữa, tôi chỉ còn thấy hơi thở của chính mình. Cứ tập quen dần dà như thế, tôi càng lúc càng nhận ra rằng những hỗn độn đó vắng bặt ngay cả khi tôi chưa cần phải quán hơi thở của mình.
Đề mục 2 : Quán Nhân Duyên
Từ lúc tu tập pháp môn thiền quán tự tại, tôi bắt đầu có thói quen quan sát sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh mình.
Vào 1 hôm nọ trời chiều thanh mát, tôi thấy mình thư thái đến lạ, ngồi giữa vườn cây, tôi thả mình vào cảnh sắc thiên nhiên.
Vẫn tư thế ngồi bán già quen thuộc, lưng giữ thẳng, sau 1 bài quán hơi thở, tôi bắt đầu chú ý đến 1 khóm hoa hồng đang nở rộ trắng cả 1 góc vườn. Những cành hồng mọc thật là rất khác nhau, tôi thấy có cành chỉ vừa lên búp, có cành hoa vừa hé nở, lại có càng hoa đã nở rất to nhưng cũng có vài cành hoa đã ngã màu và thậm chí có cả những cành hoa khô lại, rũ cặp cả xuống.
Tôi bỗng thấy lạ, không phải là trước giờ tôi chưa từng thấy hoa hồng, lạ ở đây vì trước đây nhìn hoa nhưng không để tâm vào hoa, thấy hoa nhưng không ý thức về sự tồn tại của nó. Nhưng giờ đây tôi đã khác, tôi cảm thấy mình có tầm nhìn rộng lớn và bao quát hơn, tôi nhìn mọi thứ vừa xa lạ vừa quen thuộc, đóa hoa vẫn là đóa hoa nhưng nay nó lại có thêm điều gì đó mà tôi không lý giải được, tôi thấy gần gũi.
Nhìn khóm hoa 1 lát, tôi có những sự nghi hoặc nảy sinh, tôi thấy dòng suy nghĩ trôi chảy và nhất quán, thống nhất, nó không chạy tán loạn hay lung tung, nó tập trung vào đề mục mà tôi suy nghĩ.
Đầu tiên tôi nghĩ rằng không chỉ riêng hoa hồng mà các loài cây có phải tự nó mọc lên hay không?
Trước tiên tôi thấy hình như là không phải, vì tôi nhớ cách đây không lâu chính tay ba mình đã gieo hạt giống, rồi tưới nước cho nó, chăm bẵm cho nó, rồi nó lớn lên hằng ngày, thế là tôi nghĩ chắc là không phải nó tự mọc lớn lên mà là do có chăm cho nó lớn lên. Nhưng mà hình như cũng không phải, tôi để ý góc xa xa cạnh hàng rào có bụi cỏ dại mọc cũng rất xanh tốt, tôi nhớ là không có ai tự nhiên lại đi trồng có dại như thế, tự nó mọc lên đấy chứ. Tôi nhìn lại khóm hồng, tôi chợt thấy rằng việc nói do có người trồng mà nó mọc lên cũng không hẳn là đúng vì nó có thể do con chim nào đó vô tình nhả hạt giống xuống đất và nó phát triển nhờ mưa tự nhiên mà.
Vậy phải chăng là cây nó tự mọc? Tôi đi sâu vào đề mục này, nhìn lại quá trình từ lúc gieo hạt giống, tới nãy mầm, tới lớn lên, tới ra hoa rồi tàn héo. Tôi để tâm mình thư thái và quán chiếu quá trình đó, tới những mối liên hệ tới quá trình đó.
Và tâm trí tôi chợt lóe sáng, những luồng suy nghĩ mới vẻ cứ chảy tràn, tôi thấy mình hoan hỉ đến lạ, tôi tự thấy rằng cây hoa hồng từ hạt giống nãy mầm lớn lên ra hoa rồi tàn héo, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nói riêng những khóm hoa hồng ở nhà tôi, nó phải nhờ việc ba tôi gieo hạt, rồi nhờ vào đất, rồi nước, rồi ánh sáng mặt trời, rồi không khí... Tôi thấy tất cả những yếu tố đó gộp lại, không thiếu 1 yếu tố nào thì khóm hoa hồng nó mới xuất hiện và phát triển.
Tôi lập tức hiểu ra 1 điều rằng, không phải các loài cây tự nó mọc lên mà hết thảy là do các nhân duyên đã hợp lại với nhau mà khiến nó có thể mọc lên.
Tiếp sau đó, tôi lại nghĩ rằng việc cây cối mọc lên là do những nhân duyên tác hợp với nhau, thế còn việc hoại diệt, cây cối nói chung hay đóa hồng này nói riêng thì việc hoại diệt có phải là do tự thân nó không?
Với việc quán chiếu những nhân duyên tác hợp mà cây có thể mọc lên, tôi lần leo hướng đó. Tôi nhìn vào khóm hồng, tôi thấy có cành hoa thì có những con sâu bé bé đang đục khoét, có cành thì trơ trụi vì lúc sáng mẹ có bứt vài bông đem vào cắm trong nhà, tôi lại nghĩ đến những cây nhỏ trong vườn héo khô vì đất đã khô cằn do lâu rồi không có giọt mưa nào cũng không được tưới nước. Tôi thấy rõ quá trình hoại diệt là do rất nhiều yếu tố, cây chết vì thiếu nước, cây chết vì đất khô, cây chết vì sâu bọ, cây chết vì bị bứng khỏi đất… Đi sâu vào những yếu tố đó, tôi lại càng nhận thức rõ ràng rằng việc tàn hoại của cây là do những nhân duyên hợp nhau mà thành.
Việc quán sự sinh diệt của cây cối và nhận ra đó là do những nhân duyên tác thành mà không phải là do tự thân nó đã trở thành bài học cực kì quan trọng giúp cho tôi pháp triển trí huệ của mình trong quá trình thức tỉnh, nhận ra thực tướng của vạn pháp.
Tôi gọi đấy là phép “Quán Nhân Duyên”.
Đề mục 3: Con gà và quả trứng.
Một lần tình cờ, nghe người bạn của tôi đố tôi rằng “ Con gà có trước hay quả trứng có trước?”
Đây thực sự là 1 đề tài hóc búa, lẽ thường, từ quả trứng rồi nở ra gà con, nếu nhìn như thế thì có vẻ quả trứng có trước nhưng ta lại đặt câu hỏi, thế làm thế nào để có quả trứng?
Đương nhiên là do gà trống và gà mái giao phối, rồi gà mái đẻ ra trứng, nếu như thế thì lại là con gà có trước, nhưng lại đặt câu hỏi làm sao có con gà, thì con gà lại nở ra từ quả trứng.
Đây là câu đố xoay vòng, đang lúc suy nghĩ mãi, tôi lại nhớ đến pháp môn quán tự tại, phép quán nhân duyên.
Tôi thả lỏng tâm trí, để tâm thoải mái mà đi sâu vào quá trình từ gà sinh trứng rồi trứng nở ra gà. Tôi lại thấy rất nhiều yếu tố, nguyên nhân trong quá trình này. Để quả trứng có mặt thì phải có yếu tố là gà trống và gà mái gặp nhau, giao phối, rồi gà mái đẻ trứng, rồi ấp ứng mà trứng nở mà gà con có mặt, gà con lớn lên lại giao phối rồi đẻ trứng rồi gà con lại có mặt.
Hết thảy những yếu tố này không thể thiếu được, nếu không có sự gặp nhau sẽ không có sự giao phối không có sự giao phối sẽ không có thể đẻ trứng, không có sự ấp, trứng sẽ không nở và không nở sẽ không có gà con.
Chợt bỗng thấy tâm mình bình yên và thoải mái đến lạ, quán sát vào câu đố “ con gà có trước hay quả trứng có trước?” Tôi không thấy cả con gà có trước hay quả trứng có trước, mà tôi thấy những nhân duyên tác thành có mặt trước tiên.
Tôi đã thấy sự sanh ra của quả trứng rồi thành con gà không phải là tự thân xảy ra mà cũng là do những nhân duyên tác thành, tôi lại tiếp tục quán sâu sát vào sự hoại diệt của con gà thì thấy nhiều nguyên nhân yếu tố như bị người ta giết thịt, bị bệnh chết, khát chết, đói chết… Hết thảy là do những nhân duyên tác thành mà dẫn đến sự hoại diệt.
Cũng như quán sát quá trình sinh tử của cây cỏ, nay tôi quán sát quá trình sinh diệt của con gà rồi nhân rộng ra các loài động vật nói chung, tôi thấy sự sinh diệt cũng không phải do tự thân mà do những nhân duyên tác hợp mà thành.
Đề mục 4: Sóng.
Một lần nọ đi biển, lúc mọi người thích thú đắm mình trong dòng nước bất tận, tôi chỉ thích tìm 1 nơi thật yên bình, lặng ngắm biển, thấy trong lòng thư thái và dễ chịu đến lạ.
Tôi ngắm những đợt sóng lên rồi xuống, thành rồi hoại, cứ thế mà tiếp diễn liên tục.
Tôi để tâm thoải mái và quan sát, sau bài quán hơi thở, tôi dụng phép quán nhân duyên đi vào quá trình hình thành và tàn hoại của sóng, tôi thấy rõ những yếu tố tác hợp, từ tự có mặt của sức gió, nước biển… mà sóng được hình thành, rồi khi sóng hình thành đến tàn hoại do sức thổi đã hết, do sóng vào vùng nước cạn dần…
Cũng như cây cỏ và loài thú, tôi thấy việc thành và hoại của sóng biển cũng là do những nhân duyên tạo tác.
Trời bỗng nổi cơn mưa, mưa nhỏ, đủ để lấm tấm mặt biển, tôi nhìn lên trời, những đám mây đen.
Tôi nhờ nhìn thấy những nhân duyên tạo thành sóng biển, nay lại dụng phép quán nhân duyên quán sát cơn mưa.
Tôi thấy quá trình từ những giọt nước bốc hơi thành mây, những đám mây khi gặp không khí lạnh, nó đọng lại và rớt xuống tạo thành những cơn mưa, cơn mưa làm đầy những sông suối, hồ… rồi từ đó mà nhờ những đợt nắng, không khí nóng, lại bốc hơi lên thành mây.
Hết thảy quá trình sinh rồi hoại đều do những nhân duyên tạo tác không thể vắng mặt bất kì nhân duyên nào.
Tôi chợt thấy những hiện tượng tự nhiên như sóng, mưa cũng không phải tự thân nó hình thành và tàn hoại mà hết thảy cũng là do những nhân duyên tác hợp mà thành.
Đề mục 5: Con người.
Tôi nhờ phép quán nhân duyên mà đã thấy rằng cây cối, động vật, hiện tượng không tự thân nó sanh ra cũng không tự thân nó mất đi, mà hết thảy là do những mối nhân duyên tạo tác mà thành. Nay tôi nhờ những phép quán chiếu đó mà quán tới bản thân con người, bản thân tôi.
Nhờ phép quán nhân duyên mà tôi thấy rõ ràng rằng bản thân con người cũng như cây cối, động vật, hiện tượng hết thảy đều không tự tánh tự sanh ra cũng không tự tánh tự hoại đi mà hết thảy đều những nhân duyên tạo tác.
Cụ thể hơn, tôi đi vào quá trình hình thành mình, tôi thấy rằng việc ba mẹ duyên gặp gỡ nhau, rồi yêu nhau, cưới nhau, qua quá trình giao hợp rồi những mối duyên chín mùi mà bào thai thành hình, rồi bào thai được chăm sóc cho phát triển, đến ngày được sanh ra, rồi được chăm bẵm phát triển lớn lên. Trong mỗi quá trình đó lại có những mối nhân duyên khác tác hợp thành, tôi thấy rõ những mối nhân duyên chằng chịt chồng chéo lên nhau tạo tác hợp thành mà có sự xuất hiện của tôi.
Rồi cả việc khi còn bé, lớn lên, già, bệnh, rồi chết đi, tôi nhìn thấy hết thảy những mối nhân duyên, những yếu tố nguyên nhân tác thành.
Qua đó tôi càng thấy rõ, con người không tự sanh ra cũng như chết đi, mà cũng như cây cối, động vật, hiện tượng hết thảy đều do những mối nhân duyên tạo tác mà thành.
Đây là bước khởi đầu cho quá trình nhận thức thực tướng của vạn pháp.
Tôi thấy vạn pháp không có tự tánh tự sanh ra và hoại diệt, mà hết thảy là những sự kết hợp, tạo tác đan xen lẫn nhau mà có sự thành và hoại, tôi thấy hết thảy là do những mối nhân duyên ràng buộc đó.
Đề mục 6: Vô Thường
Nay tôi đã có thực chứng về sự sanh diệt của vạn vật, tôi lại đi sâu sát quán chiếu lại hết thảy các quá trình đó 1 lần nữa.
Tôi quán chiếu các nhân duyên tạo tác mà sanh, rồi cũng nhân duyên tạo tác mà diệt, hết thảy các quá trình đó đều hiện rõ.
Qua việc quán chiếu sâu sát đó, tôi thấy hết thảy các hiện tượng đều không thường hằng, không có sự tồn tại vĩnh viễn, bất biến, tất cả là những quá trình biến đổi không ngừng, thay đổi liên tục, sanh rồi diệt, diệt rồi sanh.
Tôi thực chứng sự vô thường.
Đề mục 7: Vô Ngã
Đã có sự thực chứng về vô thường, nay tôi tiếp tục đi sâu quán sát về ngã. Đầu tiên, tôi quán chiếu lại sự thành hoại của bản thân do các nhân duyên tạo tác mà thành, tôi đi sâu vào câu hỏi “cái gì là ta ?”
Cũng như sự thành và hoại đều do sự tác hợp của nhân duyên, thì cái ta cũng vậy? Không có cái duy nhất nào gọi là ta, mà hết thảy là các yếu tố cấu thành lại giả tạm gọi là ta.
Ví dụ đơn giản, ta nhìn 1 bông hoa ta thấy nó có rất nhiều bộ phận như cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa…hết thảy những bộ phận đó kết hợp lại với nhau thì được giả tạm gọi là hoa.
Hay như chiếc xe đạp, ta thấy nó có nào là bánh xe, căm xe, sườn xe, yên xe, tay lái, thắng… hết thảy kết hợp lại, giả tạm gọi là xe đạp.
1 cánh hoa không thể gọi là hoa, hay 1 chiếc bánh xe không thể gọi là xe. Thì bản thân ta cũng thế, 1 cánh tay không thể gọi đó là ta, 1 con mắt không thể coi là ta, mà hết thảy những thứ như tay, chân, mắt, mũi, miệng… kết hợp lại với nhau giả tạm gọi đó là ta, 1 người với tên A, B, C giả tạm gọi tương ứng với những sự kết hợp đó.
Đó là phần ta có thể nhìn thấy rõ ràng được, nay tôi lại đi quán sát thâm sâu hơn về cái mà người ta vẫn cho là cái ta vi diệu ở bên trong, điều khiển, tạo tác, chi phối, biểu cảm, thể hiện…giả tạm gọi là Ngã.
Tôi quán chiếu sâu sát về Ngã, tôi đi vào sự thọ cảm, đối tượng thọ cảm, biểu hiện thọ cảm, cảm xúc thọ cảm. Tôi chợt thấy được 1 sự thật màu nhiệm vi diệu.
Tôi thấy rằng có những bộ phận trên cơ thể ta làm điều kiện cho sự thọ cảm, tôi thấy đầu tiên là mắt, là nhãn căn, đối tượng của mắt là những gì mắt thấy là nhãn trần (sắc) và cái thấy đó là nhãn thức. Tiếp theo là tai, là nhĩ căn, đối tượng của tai là những gì tai nghe được là nhĩ trần (thinh) và cái nghe thấy đó là nhĩ thức. Mũi là tỉ căn, đối tượng của mũi là những hương mà mũi ngửi được là tỉ trần ( hương ) và cái ngửi thấy đó là tỉ thức. Lưỡi là thiệt căn, đối tượng của lưỡi là những vị mà lưỡi nếm được là thiệt trần (vị) và cái nếm thấy đó là thiệt thức. Thân thể là thân, đối tượng của thân thể là những gì thân thể xúc chạm là thân trần (xúc) và cái xúc chạm đó là thân thức. Và cuối cùng là ý thức là tập hợp hết thảy những thức kia, đối tượng của ý thức là pháp, hết thảy các pháp.
Tôi thấy rằng qua các căn đó là điều kiện để có sự thọ cảm, rồi từ sự thọ cảm đó mà những tình cảm trỗi dậy, lợi lạc có, tai hại có. Những tình cảm đó lại là tác nhân chi phối lời nói, hành động của ta. Vì bởi vô minh che lấp, không thấy thiệt chân tướng, thực tướng, vẫn còn vướng mắc, chấp kiến nên ta vướng vào những tình cảm không lợi lạc, dẫn đến những lời nói không lợi lạc và hành động không lợi lạc; những lời nói, hành động đó là tác nhân tạo nên những quả báo tương ứng sau này.
Nay đã quán thấy thế, lại quán thấy hết thảy đều vô thường. Tôi thấy rằng, mắt này rồi sẽ hoại, tai này, mũi này, lưỡi này, thân này rồi sẽ hoại; không còn có những phương tiện tiếp xúc với ngoại cảnh trần thì hết thảy những thọ cảm cảnh trần rồi sẽ không xuất hiện, thọ cảm không xuất hiện thì những tình cảm vương vào thọ cảm cũng sẽ không xuất hiện, không còn những điều kiện tạo tác thì hành động tạo nghiệp cũng không xuất hiện.
Chỉ riêng đi vào từng thức một, ta đều thấy có sự hoại thành, thành hoại liên tục, ví như ta quan sát bông hoa, suy nghĩ khởi niệm về bông hoa, rồi lại quan sát dòng nước, suy nghĩ khởi niệm về dòng nước…. Ta thấy rõ ràng rằng 1 niệm hoại rồi 1 niệm khác lại thành, nó liên tiếp nhau trong sát na mà khiến ta có vọng tưởng về sự bất biến thường hằng. Cũng như những tình cảm, biểu hiện… nó cũng luôn biến đổi, thành rồi hoại, vừa vui đó, lại buồn, rồi hận, rồi thương, hết thảy cứ thành hoại nối tiếp nhau…
Tôi thấy rằng giả tạm có 1 cái gọi là Ngã chi phối, biểu hiện, điều khiển… vì còn có những phương tiện làm điều kiện cho sự hình thành của những cái thấy, nghe, ngửi, nếm, chạm, nghĩ. Rồi từ đó lại sinh khởi những tình cảm nương vào đó, rồi làm nhân cho những lời nói, hành động tạo tác.
Tôi thấy hết thảy những nhân duyên tạo tác, kết thành với nhau mà có cái giả tạm gọi là Ngã.
Tôi chứng thực vô ngã.
Đề mục 8: Khổ
Qua thực chứng về vô thường và vô ngã, thấy hết thực tướng vạn pháp đều không có tự tánh riêng biệt mà do những nhân duyên tác hợp giả tạm mà có, cũng như thấy rằng vạn pháp đều không thường hằng bất biến, hết thảy đều do những nhân duyên tác hợp mà có sự giả tạm gọi là sinh và diệt.
Nay đã thoát ly được chấp thường và chấp ngã, tôi thấy rõ, thực chứng rõ về Khổ.
Khổ do vô minh mang lại, vô minh là không thấy chân thực tướng của vạn pháp, không thường thì cho là thường, không có ngã thì cho là ngã.
Vì vướng mắc vào thường và ngã mà sinh ra kiến chấp, nãy sinh những tình cảm không mang đến lợi lạc như tham ái, thủ chấp, sân hận, si mê… rồi từ đó dẫn đến lời nói hành động không mang đến lợi lạc, là những nhân duyên đem lại quả báo ngày sau.
Vì cho rằng có ta, tôn thờ cái ta, mà có những nhận thức về của ta, cái này là của ta, cái này ta muốn, cái này ta phải có, cái này không thể thuộc về người khác. Từ đó nãy sinh mâu thuẫn, đấu đá, tranh đoạt…Đó là khổ.
Vì không thấy vô thường nên sợ chết, sợ chết vì sợ mất đi, mất đi những cái mà ta sở hữu, sợ không còn có những thứ ta sở hữu, sợ không còn cái ta… Vì không thấy rõ quy luật, thực tướng của vạn pháp nên sợ hãi, mộng tưởng… Đó là khổ.
Trong cuộc sống, khi không có cái nhìn tỉnh thức về thực tướng của vạn pháp, thì mãi vẫn còn chìm đắm vào tà kiến, vẫn còn ngụp lặn trong biển khổ.
Nay đã thực chứng thực tướng của vạn pháp, thực chứng vô thường và vô ngã, thực chứng về nhân duyên tạo tác, ta nhờ đó thoát ly khỏi khổ.
Ta thấy con đường thoát khổ.________________
-Bài 3
Đây là do trí tuệ thần thông hiển hiện
-BÀI HỌC 1 TỨ DIỆU ĐẾ
-Trong giấc ngủ tôi thấy như sau , một đứa trẻ ko có cha mẹ , đang dọc đất, chơi mãi mê dơ dáy quá, tôi ẩm đứa bé vào và tắm rửa nó, ôi! đát cát dơ đến nổi đen cả thau nước1 và thay cho nó một bộ đồ mới, dạy cho nó đếm ,1 cộng 1 là 2,2 cộng một là 3 và đứa bé cứ thế đọc lập lại từ tôi đếm, đang ẩm trên tay như vậy có người xô vào lưng đứa bé ôm ko chặt bị té nhào tới khiến tôi giật mình thức dậy ,.
- Trong bài học này nói lên đều gì?
Một đứa trẻ khi bị cha mẹ sanh bỏ rơi, như người con ko ai dạy thế nào cả, người mới chập chửng đó phải dựa theo người nào đó nó cảm thấy an toàn nhất, nếu có cha mẹ thì cha mẹ là điểm dựa, ko có cha mẹ người nó thấy săn sóc an ủi là điểm dựa, lúc này đây người nó dựa phải có đạo đức tốt thì nó sẽ học những đều tốt, nếu người nó dựa là người ko tốt về đạo đức thì nó cũng ảnh hưởng như vậy, thời điểm này đứa bé đó thật dễ thương dạy gì nói nấy, chứ ko biết tốt xấu, ko phân được phải trái thật đáng yêu mà cũng dễ bị ngã nữa, y như chúng ta , trong thời kỳ mới tập sự tu đang tập từng bước từng bước học phật vậy.
Thời điểm này đứa bé chỉ là cái thức biết non nớt,làm theo cái thấy,người ta gọi đẹp nó cũng bắt chước nói đẹp,người ta nói xấu nó bắt chước nói xấu,chứ không biết cái gì cả .
BÀI HỌC THỨ 2
-Trong giấc ngủ tôi thấy đứa bé đã lớn hơn một chúc biết chạy nhảy nô đùa, biết nghịch biết leo trèo, biết yêu thương, biết giận hờn biết cái này ko đúng, cái kia ko nên nhưng nó chưa thể phân định rõ ràng tại sao? như vậy?
Nó chỉ biết mỗi khi làm bậy bị ăn đòn,đứa bé sợ,và bản thân đứa bé có một cái thức biết hơn, nhận thức nhìn nhận rõ hơn như đôi mắt mở của nó có nhìn nhận phân biệt hơn,đã cảm thọ cái vui khi được khen,và buồn khi bị chê.
Nó thọ cảm theo cái khen chê khuyến khích của thầy cô, cha mẹ,hoặc người thân, như vậy đứa bé chỉ học và cảm nhận qua lời dạy của tôi , tôi nói đó ko nên hay ko đúng cái này đẹp cái kia xấu chứ nó chưa có một nhận xét riêng, để nhận ra .
khi tôi đưa những miếng vàng tôi nói cái này quí lắm nó có giá trị lớn, có nó muốn cái gì cũng được, bấy giờ đứa bé biết là những miếng vàng này mình đổi được nhiều thứ mong muốn, như nhà cửa, quần áo, mọi thứ vui vẻ phương tiện trần gian ,nó lau chùi cẩn thận cất và tôi thấy nó biết cất giữ và cẩn trọng ko cho ai đụng vô, đây là bài học ích kỷ nhen nhóm bắt đầu ở cái nhìn khi biết đó là vật quý .
-Tôi đưa tượng phật bằng đồng rồi nói đây là những vị phật rất linh thiêng, người có những phép thần thông, ai muốn cầu gì thì đặng nấy, đứa bé cũng lau chùi cẩn thận, tôi nói đem lên để trên bàn và thắp nhang khấn, tức nhiên đứa bé sẳn sàng làm theo và thắp nhang cúng khấn, như vậy những pháp phật đó,về bài đạo đức cũng do tôi nhen vào lòng của đứa bé, lòng ích kỷ hay rộng lượng cũng do tôi nhen cả vậytrong thời điểm này đứa bé luôn bắt chước chưa có một nhận định rõ ràng người làm thầy, làm cha , làm bật dạy dỗ rất quan trọng , khiến cho đứa bé rất ảnh hưởng của những bước đầu sự tu tập.
-Người mới tu tập, còn non kém chưa có một ý thức về tu tập, người thầy là người thay phật (như cha mẹ của đứa bé )sẽ truyền lại những kinh nghiệm ban đầu, mê hay tỉnh là nhờ phúc ban đầu này, có khi làm cho đứa bé tạo nghiệp hay ko tạo nghiệp là ở đây vì nó chưa được trưởng thành, hay có ý thức về sự tu .
phật gọi những người tu này là đứa bé đang tập bò, trí tuệ mới tượng thôi
BÀI HỌC THỨ BA :
Đứa bé đó nay đã lớn hơn, và biết làm việc, biết nhìn nhận nhiều hơn, có một ý thức,biết phân biệt và có trách nhiệm về hành động,có tình cảm , cảm súc, lại có một kinh nghiệm do cha mẹ cấy vào khởi ban đầu đứa bé biết so sánh cái này lợi, cái kia thiệt, cái này xấu ,cái kia đẹp, lòng ích kỷ nhỏ mọn chỉ mới bắt đầu, hãy còn nằm trong sự kiểm soát chưa rõ ràng lắm bây giờ đứa bé phải ra đời và bắt đầu thử những bài học học do cha mẹ truyền ,.
_Nhưng hởi ôi ! cha mẹ mình dạy đạo đức nhưng ko dạy cách chống lại sự đời ,hoặc những bài học của cha mẹ ko đủ để con chống lại sự đời ,
giống như học trò trên lớp mãi học, xong ra đời thì hai bài học đều nghịch khác nhau, bài học thì chỉ một chiều, nhưng ra đời thì đến trăm chiều .
làm sao đây?cảnh đời muôn màu muôn vẻ, lôi kéo đứa bé đó khiến tùy theo hoàng cảnh mà phát sinh vấn đề,.
- Oán, hận, ghét, thù, tham, danh lợi,tráo trở giam tham, si mê, yêu thương, đủ thứ gây khổ , đủ thứ khiến đứa bé quay cuồng làm điên đảo từng ngày đứa bé sẽ có những bài học ở đời, tìm cách chống chỏi, sanh biến tâm, tùy theo hoàng cảnh hiện dần ,
-Đứa bé biết nói dối, biết lừa gạt, biết tham, sân si, biết hận, thù, gian xảo lâu ngày bài học đạo hạnh bị mờ dần, trong ký ức,mọi sự khổ, phiền não bao quanh, người con nào thấm sâu tình mẫu tử ban đầu răn dạy thì quay về hỏi lại mẹ rằng con bị vòng đời như vậy mẹ dạy lại cho con, làm sao con chống lại cảnh dối trá của đời.
-Còn như đứa bé ham chơi , quên luôn , đến khi tạo nghiệp nặng nước mắt chảy ròng chạy về hỏi thì trời ơi con vô địa ngục rồi, trong thời điểm này phật nói :là con người đã có thức, phải biết chịu những tác tạo nghiệp của chính mình, nhưng ai đã làm chủ mình đây, .nghỉ mình biết thì tự làm thôi, thích là làm , khi làm xong thì giật mình, nhìn lại tội đã cao bằng núi thái sơn.
-Có những đứa bé đã trưởng thành, và giác ngộ những ý thức, cứng cỏi , sẽ là người thay thế cha mẹ truyền lại cho thế hệ sau phật gọi đây là bật giác, già có trí tuệ (phật)
cuối cùng con người dù có tranh dành, cướp đoạt, hay làm gì ở cỏi trần đều phải bỏ lại như đã chấm dứt vai tuồng trên cỏi trần để mình phải đối mặt với tội hay nghiệp tạo trong quá trình mình còn đang tại thế, dẫu đẹp như tiên, hay xấu như quỷ, giàu hay nghèo hèn, hay đang ở một đạo giáo nào cuối cùng phải vào một cửa tử , tại đây là nơi quyết định tội trần mình gieo.
-đó là cánh cửa duy nhất để phán tội trần gian, ko phân chia đạo giáo , ko hơn thua ,ko cao thấp , ai cũng đồng như ai, thậm chí ko phân nam nữ ,.
nợ trần lại trả lại cho trần, thân tứ đại này từ nước, lửa , đất , và gió tạo nên nay vỉnh biệt trả lại cho trần tứ đại tạm mượn kia .
Và tôi thức tỉnh dần giấc ngủ, cũng như giấc mộng đẹp đời đẹp đạo mà các bật thầy trong cỏi vô vi răn dạy.
_Từ đây từng bước tu học tôi luôn tin bên mình có những bật thầy từ cỏi phật luôn ẩn hiện, răn dạy tôi , từng hành động đến lời nói, người luôn sửa lại cho ko sai, nay vì nhớ đến công ơn của những bật thầy vô vi, con nguyện đem ghi lại truyền cho thế hệ sau học theo người răn dạy.Đây cũng từ trí tuệ mà cô đi được trong định mà có nên tạm gọi là vo vi.
Qua bài này ta thấy,cảnh đời những cái vui cái đẹp,cái buồn đâu phải tự nhiên mà có,mà khi mới sanh đẻ ra mình nó đã có rồi,nó vui là tại tâm mình thích ưa,được ,có mới vui, buồn do đâu? là mất là không được có nó,là phải rời khỏi nên buồn do tâm có một cái thức biết nên mới thọ cảm với cảnh này .
Chứng thực trên thiền diệt,sơ quả:
Chứng thực bằng trí tuệ thực chứng của cô
Khi ta thấy mọi sự hợp tan của trần gian, những cái buồn từ bên ngoài tác động, hay cái vui giả tạm kia, luôn làm mình ưu tư phiền muộn, những cuộc vui nhộn,cảnh biệt ly,tình bạn, tình yêu,luôn thay đổi trắng, đen mọi thứ làm mình ưu tư phiền muộn đó tại sao?tại mình không cương quyết bỏ, tất cả vui buồn giả tạm được mất, hơn thua đâu giúp mình đạt lên sự bình yên an ổn, thật giả,giả thật biến đổi nhanh như vậy sao? mình không ngừng những ảo vọng, niệm lại để định tâm,đừng quá hy vọng,đừng vọng niệm, đừng đưa mình vào sự cuốn lôi theo cảnh trần gian, tạm dừng lại và sàng lọc lại nơi tâm này, nghe từng sóng trổi của thanh tâm đang réo ta trói nó và lóng nó xuống theo từng đợt sóng sô,cho đến khi nó không còn khuấy lên nửa, những thứ tạp nhạp lúc vui lúc buồn,lúc chia tay,lúc hợp như án mây,tại sao? ta luyến ái yêu mến làm tâm không lúc nào an, ưu phiền và đau khổ,thôi ngừng lại tất cả, là ta đang diệt thọ của sơ quả lúc này đây không quan tâm với mọi biến đổi của thế gian,ai luận ai hơn, mặc ai,ai đẹp,ai xấu kệ,ai thắng ai thua kệ tôi vẫn là tôi,anh vẫn là anh,bổn tâm của tôi là như vậy,bổn tánh tôi là như vậy chẳng ai làm gì ai cả,bây giờ tâm lọc sàng cặn bã và nhốt nó.Dẫu cho đời lay động nhưng tâm tôi không lay động,đó là chứng thực sơ quả TU ĐÀ HOÀN.
Oai nghi tự nhiên của quả vị TU ĐÀ HOÀN,sự oai nghi đức hạnh của vị TU ĐÀ HOÀN phát xuất từ tâm, từ tánh hiện ra,bản chất nó là như vậy,người đạt vị TU ĐÀ HOÀN lời ăn tiếng nói tự biết làm chủ, đắn đo suy ngẫm và hay im ỉm niệm phật, thường lắng đọng tâm tư quán xét cảnh đời,từng bước chân là thiền định.
Dần dần phát sanh ra tâm không muốn tiếp súc nhiều người và thanh tịnh,đây là những bước tiến của quả vị TU ĐÀ HOÀN,quả vị này tuy là thấp nhất nhưng là nền tảng vững bước chắc chắn cho các quả vị sau, tâm tư trở nên khoan dung độ lượng,có tấm lòng bao la ngay quả vị này .
TRÍ TUỆ ĐẮC QUẢ TRÊN CÂY CÂY LÚA:của cô DIỆU ĐỊNH
-Những hạt giống lúa được chọn lọc kỷ, đã bỏ những hạt lép rồi,tới ngày tháng phải chọn nơi phù hợp để gieo, trên đất tốt nước bùn thật phù hợp gieo từng hạt lúa giống xuống cho đúng vụ mùa,như tâm của chúng sanh một lúc nào đó được khơi dậy đúng lúc cũng sẽ phát tâm tâm bồ đề,đến lúc hạt lúa đến ngày mọc mạ,những hạt nào chắc thì cây mạ mọc mạnh,những cậy mạ yếu thì nó èo uộc.Như tâm ai đã là tâm chắc trong nhiều kiếp sẽ mọc nhanh như cây mạ gieo có nước và đất phù hợp.
Trong chúng sanh ai không tu ,tâm không thiện,luôn tạo tác nó như những hạt lép, trong nguyên đống lúa sàng sãi ra,những hạt lép đã bị thổi ra ngay khỏi đống lúa,và người không tu đó sẽ bị loại như vậy còn lại là những người có tâm đến đạo,hướng đường tu là những hạt lúa chắc.Đây là cuộc sàng sải thứ nhất.
Lúa tốt phải tìm nơi đất tốt phù hợp để gieo, giống như người tu học đi tìm đường lối, đạo pháp phù hợp để tu,nơi đó có đủ nước và đất tốt mạ sẽ phát triển, như con người đã tìm nơi phù hợp cũng sẽ phát triển đạo pháp của mình.
Cây lúa mọc ngoài đồng cùng với cây cỏ qua tay chăm sóc bón,của con người mà cây phát triển thành cây lúa, nhờ được con người nhổ cỏ diệt mọi cây dại chen lẫn là để cây lúa được trưởng thành, như con người tu cũng vậy khi ở trong chúng sanh bao nhiêu hỗn tạp, tự mình phải tách ra riêng biệt mới thấy được cái tâm của mình, không hề giống ai, nhờ vậy mà mình phát triển cái tâm tu của mình, hằng ngày mình chăm săn sóc lau chùi nó,và luôn soi rọi thanh tâm như người đã chăm sóc, bón cây lúa trưởng thành.
Đến ngày cây lúa đã ra hoa kết quả,cây lúa đã ngậm sữa,rồi thành hạt lúa cây nào chăm sóc kỷ thì sẽ ra hạt chắc,cây nào yếu sìu sìu ển ển, thì ra hạt lép.cũng do mình chăm sóc kỷ hay không, nào khác gì tâm của chúng sanh, khi gieo nhân quả tùy theo mình mà nó nảy mầm mình cứ gạt hái theo cách trồng của mình mà thôi.Ai chăm sóc tâm cho tin tấn thì ngày ra hoa kết quả sẽ là hạt chắc,là mọi nghiệp quả tốt.
Mình không được lúa chắc vì mình tâm lơ tâm lất ngay khi mới gieo hạt giống xuống,bây giờ tới ngày thu hoạch cứ xét công trình mà mình hành mà có hạt chắc hay lép,đó là thành quả .
Khi còn là hạt lúa ngoài đồng giờ thu hoạch cắt về lại sàng hạt lúa và chắc một lần nữa,hạt chắc để nấu ăn và làm giống, giống như người tu hành khi đã là hạt chắc rồi thì sẽ là người lại là gieo mầm, gieo giống,từ cây lúa đem về,đây gọi là cuộc sàng sãi lần thứ hai,nếu là người tu có thể gọi đây là quả vị TU ĐÀ HOÀN,mới chứng đạo,rồi còn phải chà phải đãi võ trấu rồi sàng sãi trấu,đây là cuộc sàng sãi THỨ BA như đã là người được vào cửa thánh, phãi đãi những cái tâm phàm dứt sạch thành hạt ngọc để giúp đời tu,ai không trọng hạt ngọc,hạt minh châu trời cho thì đói, khổ như người đã vào cửa thánh,được sàng sãi kỷ một lần nữa đã trở thành hạt ngọc trong thế gian.
Đã được lột võ trở thành hạt ngọc, ĐÂY GỌI LÀ ĐẮC THÀNH CHÁNH QUẢ A LA HÁN, thành hạt gạo sẽ hy sinh thân mình giúp cho chúng sanh những bữa cơm no,như những hạt ngọc phật pháp từ người tu chắc,đã thành chánh quả,nhưng cũng lắm người đã không tôn trọng hạt ngọc đó,họ chà đạp nó không thương tiếc, nhưng khi đói chính họ lại chạy đi cầu cứu để mong một bữa no.
Không gì gian nan khổ bằng hạt lúa phải chịu sàng sãi đãi trấu ,đau và khổ,gian nan vô cùng như người tu học nếu muốn thân mình thành người hữu ích cho chúng sanh trên đường tâm linh, đạo pháp cũng phải nhảy vào dầu sôi lửa bỏng như những hạt gạo gian nan.
Sau bài này ai có những câu hỏi thắc mắc cứ hỏi,đồng thời cô sẽ lắng nghe từng giai đoạn thiền của các con,khi tham thiền có cái gì khó cứ nói cô sẽ trả lời, và sẽ đi vào thực tiễn
-Tâm như một cái nhà có sáu cái cửa sổ thu nạp,1=là nhãn tức là mắt ,khi mới sanh ra trên thân thể con người và muôn thú đều có lục căn,mắt là một trong lục căn thu nạp cảnh,nếu như mình nhìn muôn vật bằng mắt mà không nghe âm thanh thì giống như mình xem bộ phim kịch câm.thực sự cũng không thể phân biệt nổi vui hay buồn ,hoặc mọi cảm nhận từ đối phương nhưng ngược lại nếu mình nghe âm thanh qua nhỉ tức là sự hổ trợ từ nhỉ ắc mình sẽ có một cảm nhận=thọ cảm từ đối phương hoặc ngoại cảnh tác động,qua nhờ đó mình có thể thấy nghe và thọ cảm nó,mọi sự tác động đó làm cho thanh tâm rung động từng cảnh,mà nảy sinh mọi thứ,diễn hoạt mọi thứ,đều quan trọng mình phải biết làm chủ nó nhắm hoặc mở để tiếp thu tùy theo sở cầu mà ứng .
Cảnh và âm thanh bên ngoài chỉ là hình ảnh hữu vi,tay có thể sờ,mó,nhưng khi đưa vào tâm vào thức,đây là ảo ảnh thu từ ngoại cảnh,và nó sẽ diễn hoạt triền miên,sanh ra mọi thứ như ghét ,yêu,oán,hận,ích kỷ,và nhiều tâm trạng khác nhau tùy mỗi tâm làm luôn đảo lộn thanh tâm lúc tham thiền.
Tùy theo sự chấn động từ ngoại cảnh mà rung chuyển vào nội cảnh,như một làn sóng từ trường trượt hay thanh mà tác động,nó dài hay ngắn,ít hay nhiều mà chuyển động vào trong thức giác lúc tham thiền.
Sự ảnh hưởng lục căn đối với sự tham thiền.
Trong sự hình thành trong vũ trụ ,các muôn loài chúng sanh đồng chung có danh sắc (tức có hình có tướng ,có tên tuổi ,có danh tánh)có chung một hình thể lục căn (mắt,mũi,miệng,lưỡi,tai,và thân),Chính vì có cái thân tứ đại này kết hợp bởi những thứ nước( tức là máu)lửa(tức là hơi nóng)gió(tức là hơi thở)đất(tức là xác thân)bốn thứ này sống nhờ những tạp chất ăn để nuôi sống.
Khi lục căn này vừa tiếp súc lục trần thì nếu chỉ là căn thì không làm nên gì,nó chỉ là của sổ tiếp thu thôi, nó biết thọ lảnh thu vào nhận biết đều do cái thức biết nên gọi là nhãn thức,nhỉ thức,tỷ thức,thiệt thức ,ý thức.,từ ý sanh tâm,từ tâm sanh khẩu ,từ khẩu sanh hành vi ( tạo tội)
Chính có cái thức biết nên ta mới hay thọ lảnh ứng cảnh mà sanh tâm ,cũng tại chúng sanh hay có cái tâm lăng xăng nên lục căn vừa tiếp súc trần cảnh,đã sanh nhiều tâm khác nhau,ở đây cô chỉ gọn không phân tích rộng ,tâm của chúng sanh thì sanh vạn biến vạn hóa,triền miên.
Nếu như người không được chỉ dẫn tham thiền một cặn kẻ cái tâm nhiễm trần không bao giờ sàng lọc nổi,trong bài học tham thiền cô có đề cập đóng và mở của lục căn,cô chỉ giảng giải trực tiếp không nằm trong bài viết này.
DƯ ÂM phiền não là sự chấn động từ ngoài vào,không ai có thể nói tôi dứt hẳn cắt đoạn được,nếu nói tôi cắt rồi là người đó đã nói dối,dù ta tạm gọi là cắt đoạn chỉ là tạm thời,nhưng lòng hờn ,oán ,giận luôn ngầm ngầm,đây cô gọi là thanh tịnh,cái thanh tịnh tạm bợ hữu hình,thanh tịnh nội tâm, thanh tịnh thật sự.
Cô sẽ chia làm ba giai đoạn thanh tịnh .
Thanh tịnh vừa bị chấn động.
Thanh tịnh của dư âm
Thanh tịnh an tâm
Đây là ba gia đoạn như làn sóng,tâm phiền não,giống như tốc độ xe chạy muốn ngừng phải từ từ giảm tốc độ vậy.vì vậy cô sẽ giảng giải tiếp ba giai đoạn thanh tịnh này sau
THANH TỊNH GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT
-Khi vừa bị một cú sốc,hoặc vừa bị chấn động từ phản cảnh ,ví dụ :bị từ chối,bị mắng, bị đánh,bị phản cảm ,v…v…nghĩa là vừa bị tác động từ ngoại cảnh tác động vào,nếu là tâm phàm phu sẽ phản kháng bằng cách đánh trả, chống cự,bằng mọi cách,nếu người đã có tu có một bản tánh tu thì sẽ trấn tỉnh hơn và niệm phật hoặc niệm chúa,hoặc vị nào đó,trấn tỉnh ta gọi đây là thanh tịnh,cách thanh tịnh này gọi là thanh tịnh tạm thời,nhiều người luôn lầm tưởng đây là định, nhưng đây chỉ là thanh tịnh nhất thời, trấn tỉnh.
Cách thanh tịnh này chỉ là dập lửa khởi ban đầu nhưng ngọn lửa nội luôn âm ỉ,đây chỉ là vỏ bọc được dội nước dập cấp cứu thôi chưa phải là thanh tịnh hoàn toàn.
THANH TỊNH GIAI ĐOẠN THỨ HAI
Thanh tịnh này là thanh tịnh cứu chữa,khi ngọn lửa cháy nội tâm sự tổn thương nặng nhẹ tùy theo,nhiều khi quá trình cứu chữa này kéo dài hằng chục năm,những sự cháy nội tâm là âm ỷ,oán, hờn,căm hận,thù ghét,mọi thứ không lộ hiện nhưng luôn ám ảnh triền miên,những vướn mắc,gây phiền toái,THANH TỊNH CỨU CHỮA rất khó và rất công phu một quá trình tu luyện dầy công .
THANH TỊNH GIAI ĐOẠN THỨ BA
Giai đoạn này là thanh tịnh giai đoạn cắt đứt cuối cùng của phiền não tuy vẫn còn âm ỷ nhưng không đủ sức làm nổi sóng,mà chỉ làm buồn buồn gợi một chúc và vắng bặt.
Giai đoạn này nhiều người lầm tưởng bước vào định,hoàn toàn chưa vào định mà chỉ ở ngưỡng cửa cận định mà thôi,trong khi đó trong cảnh đời mình còn phải va chạm từng làn sóng va đập luôn làm ta phải đối mặt nên chữ định còn phải cũng cố vô cùng khó khăn.Nhưng muốn đến cận định thật là khó và gian nan,và dễ lầm tưởng đã vào định tất cả phật tử,đạo hữu phải cẩn thận.
THANH TỊNH LỤC CĂN
Thanh tịnh nhãn: -nhãn là cửa sổ thứ nhất khi nhìn cảnh ứng cảnh qua cửa này,cảnh nào mà thức ,tâm phân biệt cho là đẹp ưa là nhìn hoài như in,ảnh nào thức, tâm phân biệt cho là xấu cũng hay nhìn nhưng không phải ưa thích mà là lo sợ,phản cảm hay ưa thích do mắt nhìn mà so sánh,muốn thanh tịnh phải tự đều chình cái nhìn,ta nên nhìn những hình ảnh nào thấy thanh thản nhẹ nhàng,trong sạch không buộc ràng mình trọng sự dục vọng ham muốn,bất thanh tịnh.
Nhãn nhìn cảnh ứng ảnh,nhiễm cảnh mà sanh tâm,nên tùy nơi tùy chổ mà đưa mắt nhìn,nhìn bằng tâm hay nhìn bằng nhãn phải biết mà tùy theo mình nên buộc hay nhã ngay vừa nhìn vào như vậy ta đã thanh tịnh nhãn.
THANH TỊNH NHỈ:
Nhỉ là cửa sổ thứ hai,hổ trợ cho nhãn,mà mình cũng có thể nghe bằng nhỉ, nhiều khi mình không thấy bằng mắt nhưng mình chỉ cần nghe ai tường thuật, hoặc nghe âm thanh mà tự phân biệt sự kiện,đây cũng là nơi làm cho tâm loạn,vì chỉ cần nghe thôi nhưng thức tâm sẽ diễn hoạt cảnh,tạo ra nhiều nghi vấn,sanh tâm giận,sanh tâm yêu, sanh tâm ghét,tác động tâm mạnh mẻ như mắt thấy vậy,muốn thanh tịnh nhỉ nên nghe những gì thấy đáng nghe ,nếu buộc nghe những gì không muốn,vậy ta có thể đóng thức nghe,liệu ta mở để đón hay ta đóng thức nhỉ để không nhập vào tâm buộc hay buông ngay lúc này,đây gọi là thanh tịnh nhỉ.
Thanh tịnh ý:
Từ nhãn và nhỉ đưa vào thì ý thức diễn hoạt ,suy nghỉ phân tích,tùy theo thọ cảm mà nhiễm dần,nhớ,quên,tỉnh ,mê,đúng, sai, mọi nhận xét phân biệt mà quyết định,tính toán,hơn thiệt ,ác, thiện,nơi đây quyết,mới sanh khẩu,mọi thứ phát ra từ ý này.
Vì cảnh trần vô thường tâm cũng vô thường , luôn biến đổi, ta phải biết quan sát nó, vì ý và tâm ta đọc được nên phân biệt hướng theo thiện mà mình làm chủ ,biết nhìn nội cảnh ,ngoại cảnh rồi làm chủ buông xã, đó là ta biết làm chủ nó, tác tạo bởi do tâm qua hành vi.
Cảnh đời càng loạn ,ta càng khống chế ý khởi ban đầu ,để hướng đâu là chánh đâu là tà , nên nói tâm có tâm ma, tâm quỷ tâm người hay tâm phật cũng đúng, còn nói tâm chánh tâm tà cũng đúng, tâm thiện tâm ác cũng đúng ,vì tâm vốn vô thường thiệt hay giả dối đều do tâm mình tự làm chủ mà hành trì mà thôi.
Mỗi chúng ta ai cũng có một suy nghỉ, một ý thức ko ai giống ai, vì mỗi người một hoàn cảnh tác động khác nhau ,mỗi người tuỳ theo cách nhiễm của sắc trần mà biến, vì ý thức ,và tâm khởi ,thân ,khẩu ,và sự nếm trãi mà sanh tâm đều ko chủ tể , tức mình ko bao giờ thống nhất nó một cách đồng bộ theo ý ban đầu ,TÂM là duyên khởi của tất cả nhãn, nhỉ, mà ra.
HÀNH THANH TỊNH:
Từ nhãn, nhỉ, khẩu,ý, đều thanh tịnh thì hành vi xét tùy theo đó mà thanh tịnh đây gọi là nhất trụ thanh tịnh,khi đã thanh tịnh rồi đạt rồi thì ngồi vào định được an định,tùy theo tâm ,thức của mình buộc,hay xã ngay tùy theo ứng cảnh ,hợp thích mà buộc mà buông tùy duyên mà thức biết quyết định gọi là sáu căn thanh tịnh .Khi thanh tịnh nhuần nhuyễn các thiền định đi dần vào định đã định rồi có hỷ, lạc,tịnh,tự nâng dần thiền cao lên sơ thiền,sơ thiền quán(nhất thiền), nhị thiền hữu sắc, tam thiền hữu sắc, tứ thiền hữu sắc,ngủ thiền,hữu vô sắc, vô vô sắc,phi tưởng,phi phi tưởng,diệt thọ tưởng.là đạt vô dư niết bàn.
Lộ trình thiền cô sẽ giải sau.
SƠ THIỀN
Những pháp thiền của cô là do kinh nghiệm nhiều năm và cô đã học qua một bí kiếp,hiện sách thiền này không có,của nhà phật,bất kể người nào qua sơ thiền đều phải biết luân chuyển chân khí,nương hơi thở,và đưa vào đan điền luân chuyển trị các nội thương,những chứng bệnh nhức đầu hoặc đau trong cơ thể đều được giải tỏa đó là tiêu chuẩn hàng đầu của pháp thiền.
Khi đã đi qua sơ thiền thì vào sơ thiền quán,bao giờ cô cũng bắt lấy nước làm đề mục,,vì nước là cân bằng,đo mực trong tâm ,khi ta đã lấy nước làm mục tiêu tâm quán,nó phải nằm ở trong trí ở giữa trán và vận tâm quán tưởng,nước ,một cách rõ ràng,khi tâm ta bị va chạm hình ảnh nước sẽ chao,mờ đi,hoặc không bằng phẳng,vì vậy đề mục nước là cân đo thanh tâm một cách rõ ràng.
TRUNG SƠ THIỀN QUÁN
Trung sơ thiền quán là để rọi sáng thanh tâm,nên cô bắt buộc quán ánh trăng lúc không bị mây che,nó phải sáng tỏ như hình ảnh hiện thực,ta dùng ánh trăng để rọi nghiệp lực tác động ,hoặc mọi nghiệp của bản thân,khi bị nghiệp bao phủ nhiều thì ánh trăng đó bị bao bởi những án mây, hoặc mờ đi,đây là trung sơ thiền,mổi bậc thiền phải tập sự trên một tháng luôn dò tâm xem mục ấn tướng này tỏ hay mờ ,vững hay ko?phải nhuần nhuyễn mới dò lên bậc thiền khác .
TAM THIỀN QUÁN là bước vào hữu sắc.
Là tập quán thiền những hình thể có màu sắc,có dáng rõ ràng ,như hoa sen có mầu hồng,dùng hoa sen để làm đề mục ,phải quán tưởng cho rõ ràng từng cánh sen,màu sắc rõ ràng,không được mờ nhạt,nếu hoa sen màu mờ nhạt tăm tối chứng tỏ đạo hạnh đang xuống hoặc đang bị che phủ.
Tứ thiền quán hữu sắc
Tứ thiền quán hữu sắc là cũng hoa sen ta phải biết biến hóa hoa sen nhiều dạng như màu hồng đổi màu xanh, màu xanh đổi màu trắng v...v...và chuyển đổi búp rồi nở một cách rõ ràng.
NGỦ THIỀN QUÁN
Ngủ thiền quán là biết chuyển đổi mục cảnh ,Như hình phật ,hình thiêng nhiên,hình tây phương,từ màu sắc, âm thanh tỏ rõ ràng theo từng cảnh.
THIỀN VÔ SẮC
Đây thuộc phạm vi cao,là tâm thực vượt khỏi vũ trụ vô sắc,đổi đề mục thiền ngôi sao,dùng tâm chuyển nhập vào vũ trụ, thấy lòng rộng và trãi bao la vô tận còn gọi là (Không vô biên xứ)
Khi tâm hòa thẳng vào không gian vô tận đó một cách nhuần nhuyễn và không cần tác ý đi đứng nằm ngồi nơi nào cũng có thể nhập định vào thiền,thấy tâm vô lượng bao la ngay hiện tại còn đang ngồi đây nhưng tâm có thể thả bay bổng bất cứ lúc nào muốn không cần dựa thiền hay tác động của tưởng thuộc là tâm (thức vô biên xứ).
Khi đã đắc từng bậc thiền ta thấy những oai nghi,đức hạnh bộc lộ dần trên con người,và sẽ có những ấn chứng của thánh hiển lộ theo từng bậc, vì vậy người tu thiền phải kiên nhẫn, nếu chữ tham còn đọng tức khắc ấn chứng thiền sẽ dừng lại và biến mất ko hiển lộ.Nên chú ý pháp thiền của cô không nằm trên kinh sách hiện nay.Do kinh nghiệm tu tập của cô, vì muốn cứu độ chúng sanh mới phơi bày. Còn thắc mắc hảy hỏi kỷ lại nơi cô sẳn lòng giúp.
Khi thiền đạt ở giữ trán nở hoa sen là thấy được tam thiên ,tức mở được trí tuệ ,ở giữa ngực mà nở hoa sen là đạt tha tâm thông ,tâm thật từ bi rộng lớn,nếu hoa sen nở hạ bộ thì toàn thân sẽ nhẹ nhàng và không bị bệnh ,coi như toàn thân đều thông suốt ,mọi sự tùy duyên căn cơ mà tiến triển pháp thiền
Hành trì nào? đạt hoa sen nào?
-Nếu người hành trì thiền dùng tâm quán ,vào hơi thở niệm phật khi đắc thiền sẽ nở hoa sen ở bụng
-Nếu người dùng tâm quán hành trì thiền sẽ nở hoa sen trên đầu,đạt trí tuệ
Nếu người hành trì thiền chỉ niệm phật ,không nương vào đâu sẽ nở hoa sen ở giữa ngực
-Nếu người hành trì thiền từng bước chân thì hoa sen sẽ nở ở lòng bàn chân .
Những hiện tượng khi tham thiền
-Khi tham thiền có những ấn chứng khiến cho người hành trì đôi khi sợ hải hoặc ngạc nhiên
Cô nêu những ấn chứng đó, nếu có thì đừng hoang mang.
-Toàn thân như được nhấc bổng.
-Như một luồng điện bao phủ toàn thân
-ÁNH chớp giửa chặn mày
ÁNH chớp đầu chân mày
-ÁNH chớp trên đỉnh đầu.
Đôi khi toàn thân run chuyển
-Tiếng sấm
Tiếng nổ
-Như tiếng răn rắt trong bộ đầu.
Xương đầu nẻ
-GIỮA trán lõm
Đầu có những hiện tượng lồi hoặc lõm một số xương.
Đây là những hiện tượng ấn chứng đắc thiền ,ta không nên lo sợ
Những ấn chứng phải rõ ràng, không do tác ý, không mơ hồ ,không ảo ảnh,và nhất là không có hiện tượng nhập hoặc múa may ,mà đắc thực sự trên tham thiền ,người đắc thiền phải giữ cho tâm thanh tịnh ,giữ cho tinh kiết thân tâm trong sáng ,vì đây là đạo quả mà thành tựu.
Phép thần thông do mỗi người một căn cơ mà tự hiện dần trong thiền định,cô không cần nêu các thứ thần thông đó,vì tùy do mỗi người có hoặc ko.
Có những cách mà người thiền hay bị lẫn lộn như sau:
-khi tham thiền vận tâm thấy cảnh từ chổ ngồi mà qua cảnh khác ta gọi đây là dùng tâm quán ,nhiều người tưởng là xuất hồn hoàn toàn không phải.
Từ giữa trán xuất được bóng tròn ta thấy mình ngồi đó là chính mình bay và mình cũng biết con mắt phân đó bay đi ở đâu đây gọi là xuât linh quang
-khi mình thấy chính mình và mình và nó là một ,đây gọi là phân thân
-Khi ngồi hoặc nằm nhập định ,thân mình đứng lên và thấy xác mình nằm đây gọi là xuất hồn .
Khi hay thấy mình bay đi các nơi, đây gọi là túc thần thông
-Người thiền thấy tiền căn tiền kiếp của mình ,gọi là túc mạng thần thông.
-Thiền nghe mọi âm thanh nhạc thiên ,hoặc người âm ,gọi là nhỉ thần thông.
Người thiền vận được thấy xa hàng vạn khắp thế gian,thấy âm hay dương đều chính xác gọi là thiên lý nhãn.
THấy qua thiên nhãn ,và nghe được cả âm thanh gọi là thiên nhỉ
Để phân biệt sự thành tựu trong quá trình tu như sau.
1-Di chuyển thần thức ,tức là dùng tâm quán nếu người dùng tâm có một định lực cao trong lúc tham thiền nhập định,khi điển lực trong người đã hội tụ đủ ,từ tâm quán cố định thành tâm quán chuyển thức ,ta có thể thấy cảnh ở nơi xa bằng tâm quán ,có thế thấy dù nơi đó đã cách xa một vòng trái đất ,hoặc cỏi tối tăm gần tương đương xuất linh quang vậy ,đây gọi là thiên lý nhãn.
2-Khi đạt đến thiên lý nhãn ,từ giữa trán xuất linh ,như linh hồn bay ,tuy nhiên thân tứ đại vẫn nói chuyện ở đây ,đây gọi là phân thân ,người đạt đến phân thân đôi khi thấy thân thứ hai đang đối diện .
3-người đạt pháp phân thân ,đã đạt tha tâm thông ,có nghĩa đọc được tâm ý người đang nói từ bên kia ,
4-xuất hồn thoát xác là một pháp rời khỏi thân xác ,để đến một nơi mà tâm có định lực đến để học ,hoặc tu trong vô thức.
5-Đạt nhỉ thông là nghe trong vô vi ,những âm thanh trong vô hình .
6-Sau cùng là nổ như tiếng sấm ,đầu mở bách hội ,có những hiện tượng lạ như hào quang chớp ,điện chạy trong thân,v...v.....đó là thành tựu đắc quả .
Người đã đạt những thần thông này tâm đã đạt thành tựu từ bật tứ thiền trở lên ,đã quen vào nhập định ,vô lậu ,rốt ráo ko còn vướn mắc tận cùng của pháp thiền
HỶ,LẠC
HỶ ,LẠC là sự an vui ,là một trạng thái vô cùng phức tạp ,vì nó xảy ra nhiều từng lớp từ thấp lên cao ,của những bật thiền cũng đều khác nhau,đồng thời trạng thái này kéo dài hay ngắn ngủi ,giả tạm hay vô thường theo từng hoàng cảnh .
Nó xảy ra biến mất theo từng trạng thái của tâm, cô sẽ giảng giải theo từng bậc như sau
Trẻ con nó chỉ là tâm cảm nhận ,chỉ là tưởng của nó ,khi đói nó khóc và nhận lòng vị tha của người mẹ ,nó chưa có cảm thọ biết,nó khát nó cũng khóc ,nghĩa là sự biến chuyển nó nhận thấy khác thì nó khóc, để mong được lòng vị tha mà thôi ,sự cảm thọ của một đứa trẻ thật đơn giảng vậy .
Mổi khi được cha mẹ tung hay giởn thì nó cảm nhận sự vui ,cái vui này nó thấy sự an lạc và bình an từ lòng vị tha của người thân đã truyền lại ,khi vắng đi người thân nó thấy sợ , thấy ko được bảo vệ không được an toàn ,nó hoảng lên phản xạ bật tiếng khóc ,khóc có làm cho nó an toàn ko?một đứa trẻ nó đâu biết an toàn hay ko an toàn , mà nó chỉ thấy trống vắng người thân ,nó sợ và có cảm nhận sự cảnh lạ đến với nó ,nhưng nếu nó lại thấy một người nào khác cũng lại đem đến cho nó một niềm an lạc như cha mẹ nó ,thì nó lại tiếp tục nhận sự vị tha của người lạ đó đem đến ,nên cho thấy vui hỷ ,lạc của một đứa trẻ phải tác động từ ngoại cảnh ,từ người thân mới nhận được được cái hỷ lạc ,
Cái hỷ lạc này có bền ko?hoàn toàn nó chỉ tạm trổi lên khi được tác động mà thôi ,giả sử mình đem đồ chơi lạ đến nó vui ko? đều này là có,nhiều khi đồ chơi vui lạ mắt nó sẽ chơi mà tạm quên người thân nó cũng tập trung vào những muôn màu muôn sắc từ đồ chơi đó ,hoàn toàn chưa thọ lảnh sâu sắc nó cũng có thọ cảm ấm lạnh ,no đói ,buồn , vui nhưng chưa đủ trí để phân biệt của một đứa trẻ .
Mọi thứ mà đứa trẻ cảm nhận là sự yêu thương đùm bọc ,chu cấp mọi thứ khi nó cần ,bản thân nó ko có chủ động ,ko phân biệt ,ko thể đòi hỏi gì ngoài sự vị tha của người thương yêu nó ,nó vui ,vì được đùm bọc ,đầu óc đứa trẻ thật đơn giản , biết đủ là đủ ,chứ chưa biết sự nếm trãi cả ,chỉ biết cái vui ngay bên cạnh đem đến và chu cấp an toàn cho bản thân mà thôi .
Gỉa sử một đứa trẻ khi sanh ra bị bỏ rơi ,ko ai vui với nó,không giởn với nó ,không ai dìu nó thì liệu nó biết cái nào vui ko?nó có biết đó là buồn ko?ta thử đặt mình vào những đứa trẻ bị bỏ vào trong vắng lặng ,ta thấy ko biết gì hết ,mình chỉ biết ăn ,vì ăn là cái tự nhiên sự sống của mình ,mình chỉ biết tắm rửa lẳng lặng với cái biết mà mình thường làm mà thôi .
Vậy vui ,buồn hỷ,lạc từ đâu ? xuất hiện đó là do đứa bé tiếp súc với xung quanh mới tạo ra cảnh vui buồn ,mà từ bên ngoài đưa vào cho nó cảm giác như vậy .
Còn vui hỷ lạc của người phàm ,là cái vui hiếu thắng,khi đứa trẻ đã lớn hơn biết phân biệt lẻ hơn thiệt ,biết so sánh ,biết mọi thứ quý hay không quý và tự tâm sanh khởi tham lam ,ích kỷ ,hiếu thắng hể được tự sanh tâm hoan hỷ vui lạc .
Tâm người phàm thường chìm đắm theo một sở thích cá nhân,thích làm những gì miễn có lợi ích ,đem đến cho mình những lợi lạc mà bất kể chấp xung quanh ,sự tranh dành hơn thua từng lời nói , từng cử chỉ và thanh tâm hiếu thắng vui vẻ hỷ lạc ,không cần nguồn gốc ,vui ,buồn của đối phương .
Miễn là mình thắng ,miễn là ta đã làm đúng không ai bằng ,nhưng giả sử mình thua thì sao?sự đau khổ lại là mình ,vậy mọi thứ trong thế gian có như sở nguyện ko?tất cả đều ko như sở nguyện đâu ,nó chỉ tạm mà thôi ,như cái bánh trên tay ăn rồi là hết ,vậy tâm hỷ của phàm từ đâu sanh đó là từ được mà có ,buồn của phàm từ đâu sanh ?đó là từ mất ,thiệt mà có ,nó đâu từ đâu mà sanh mà do tâm phàm tự đưa vào mà có ,cái tâm mình thường vắng lặng nào đâu có ,mà tự ta đưa vào có những sự vui buồn sanh khởi vạn pháp thế gian .
Sanh khởi sự phiền não mới sanh vạn pháp để tiêu trừ ,pháp từ tâm ta khởi cũng từ tâm ta diệt vậy ta xem quan sát sanh khởi trên các bật thiền hỷ lạc từ đâu ?
Vậy hỷ lạc ,mà chúng sanh an trú đó nó cũng vô thường ,biến đổi ,nó không bền bỉ kéo dài ,lúc vui lúc buồn luôn tùy theo từng đợt sóng của cảnh đời mà tự mình lãnh thọ,nó sanh bởi thỏa lòng mong cầu,mình duy trì nó ,coi đó là của mình ,đến lúc nó biến mất vậy là sự buồn lại tái hiện ,lòng nuối tiếc triền miên.
Người thiền khi đạt sơ quả cũng có hỷ ,lạc ,hiện nó xuất từ đâu?
Khi mọi hỗn độn của cảnh trần người thiền lấy ấn tướng để thiền thay cho cảnh trần đó ,thay vì lấy cảnh trần ,đây lấy cảnh ấn tướng do tâm tác ý để làm bàn đạp ,để trụ tâm khi tâm không chạy theo cảnh trần, thì cái tâm không đảo điên nữa ,và tâm đứng lại hưỡng thụ cái vắng lặng thanh tịnh ,an trú ngay cái sơ quả đã nhận được hỷ lạc do tự tâm tác tạo .
Hỷ lạc của sơ quả vẫn còn cái thô là nó cũng còn lệ thuộc vào cái tâm tác ý ,còn lệ thuộc vào từng hoàng cảnh mà bộc phát ,vì từ phàm chuyển thánh chưa đủ lực để tự phát cái tâm tự hỷ lạc .
Khi tự mình làm chủ mọi biến chuyển của ấn tướng ,tác ý =tầm tướng ,duy trì nó= trì tướng,lấy đó làm niềm vui=trú,khi đã nhìn quan sát nó thấy những điểm hở ta buông xã tướng để đổi đề mục ,và dần đến định ,từ tịnh mà chuyển đến định ta luôn khởi tâm hỷ lạc ,và nó sẽ được duy trì càng lúc càng rộng và kéo dài hơn mà ko cần khởi nửa ,đến khi tâm đạt đến xã lúc này hỷ lạc luôn tự động triền miên đây mới gọi là hưởng niết bàn tại trần gian
Cái hỷ lạc của sơ quả,do tác ý nên ko bền dễ bị mất nếu bị quấy nhiễu ,hoặc kích động ,khi sự duy trì thanh tịnh vững ,thân tâm được cố định đây là đắt sơ quả ,người đã đắc sơ quả sự hỷ lạc vẫn còn vi tế ,chưa hẳn đã tự bộc phát ,mà luôn biến chuyển từng đợt bởi tâm khởi an lạc của thiền.
Và nó luôn lộ rõ, người ở sơ quả luôn nghỉ mình đã đạt ,lấy sự vắng lặng thanh tịnh để làm vui,khi đắc rồi người tu định là nhãy vào động ,trong động có định trong định có động nhưng thân tâm người đạt ở chữ định không hề lay,sự hỷ lạc trổi thường và càng lúc càng rộn toàn thân, nhưng ngầm hơn ,sâu lắng hơn dù khi không cần niệm phật vẫn lắng đọng không khởi vọng ,và duy trì định đến mức vào đại định,cái định cuối cùng là siêu vi tế ,thật nhanh chóng xã mà đôi khi cái định như ko còn thấy .
Đó là đắc định còn xã mà thôi , xã vẫn còn biết tâm xã thì vẫn còn vướn mắc định xã này ,vẫn còn lệ thuộc ở thiền ,khi đã đạt xã không thấy xã thành thiền siêu vi tế không còn thấy thiền ở trong thiền ,không còn thấy tịnh trong tịnh ,không thấy mình trong định ,trong xã ,là không phụ thuộc mọi cảnh trụ thiền nữa ,đôi khi chỉ lướt như ánh chớp ,mọi sự nhanh chóng vượt ,gọi là đắc tâm thật an trụ hỷ lạc.
VÀ CUỐI CÙNG LÀ VÔ NGÃ TA KHÔNG CÒN THẤY TA Ở TRONG TỪNG CẢNH THIỀN CỦA THẾ GIAN
............................................................................................................
LỜI BÀN :
Đây chỉ là bài viết mang tính chất lý và luận nhiều hơn thực hành. Người đã biết đọc thì hơi thừa, người chưa biết khó mà hành đúng.
Nhưng vấn đề rườm rà...
Thiền và Mật có đặc điểm chung là xúc tích cô đọng trong truyền và cảm.
"dieu dinh" viết: người học võ cũng lợi dụng thiền để luyện, người bị bệnh cũng thiền để trị bệnh, khi tâm hoảng loạn bất an ,tâm điên đảo cũng thiền, vậy thiền thành một tiêu đề hữu ích, mà cả thế giới đông phương, tâyphương, và cả thế giới hiện đang nghiên cứu, và có những nhà triết lý v…v..đều quan tâm.
Thiền phát xuất từ trung quốc ,là một nước hay có nhiều chuyện phép tắc tiên, hay cách tham thiền bởi các vị tiên gia, các phim võ hiệp cũng hay nhắc đến thiền ,rồi biến hóa v..v…
Xin thưa, thiền vốn có từ nguyên thủy, có trước cả khi Phật xuất thế trên ta bà này. Xa xưa thiền được dùng để luyện tinh khí thần, mong cầu trường sinh bất tử, cũng như quan điểm bất sinh bất diệt của Phật Giáo. Dẫu không mang lại được trường sinh bất tử nhưng những điều thiền mang lại có ý nghĩa gần đạt được mục đích thấu đạt sắc không. Trong đạo giáo mặc dù chưa ý thức được vượt ra ngoài phạm vi rộng lớn chân lý Thiền nhưng cũng nhiều vị cũng thành chính quả trước khi Thích Ca mâu ni Phật giáng thế.
Không người chỉ dạy, không thày không thuyết, chỉ Thiền mà ngộ đó là hàng Duyên Giác...
Bài tập thiền thì mênh mông, nhưng quan trọng là lý khí và cái tướng của Chân là giữa Sắc và Không. Thiền và Quán liên hệ mật thiết nhưng là hai bước song song và dần dần tách rời. Quán là động, thiền là tĩnh. Quán chiếu, quán sát, quán tưởng là hình thức phát động nguồn Tâm thức trong bản thể Ta. Thiền là mượn quá trình quán đó mà đi - đi tới đâu là tùy theo khả năng và Tâm thức của người thiền.
Thiền động mà ta nhìn thấy bằng các động tác vận chuyển tay chân hoặc bộ phận nào đó của thân thể, đây là giai đoạn thiền động. Thiền động có thể đang nghĩ đến vấn đề của cuộc sống hiện tại như bệnh tật, oán thù, phiền não, và những điều khác chi phối trong cuộc sống ... Bài tập này là dùng năng lượng của cái sắc tướng, lý khí, mà đè ép những chướng ngại đó phá vỡ và xua tan nó, rồi bắt đầu tĩnh...
Đối với người theo Tịnh độ phù hợp với quán niệm hơi thở, quán niệm danh, quán niệm tâm
Đối với người theo Mật phù hợp với quán hình tướng của bổn tôn, quán nghiệp, quán chủng tự, và bắt đầu đi xa hơn tùy theo tâm thức...
Đối với người Thiền Tông là quán Lý - Khí, quán Sắc, Quán không, Quán thành - trụ - hoại - không, chủ pháp là quán Không Không mà từ đó có những công án đầy không không do quán.
Nam mô quán tự tai vương Phật
Nam mô quán thế âm bồ tát
Nói chung mỗi bài viết là một điều để khảo cứu, chẳng có gì đúng, không có gì sai, vấn đề là ai sẽ làm được những gì qua những thành quả tiếp thu để mà ngộ.
Đối với người thiền Nam và Thiền nữ có những cách hành thiền cần phải khác ở giai đoạn đầu, giai đoạn sơ cơ nhập thiền, nếu không tuân thủ phần đa là bị chứng tẩu hỏa nhập ma, chứ đừng nói là công năng nào của Phật Pháp đỡ được.
Khi tuân thủ rồi, vượt được phạm vi bản trụ thì lúc này người quán ngược, kẻ quán xuôi khi thành Phật, bồ tát đều có công năng cấp bậc không hơn nhau.
Hơn nữa thiền chưa hẳn là xuất phát từ Trung Quốc cổ xưa, mà nó xuất phát từ lâu và nhiều nơi khác...mọi thứ được công nhận cũng chỉ là dưới con mắt những nhà khoa học mà thôi. Khoa học luôn luôn tìm cách kiểm chứng và bác bỏ nhau, chỉ công nhận nhau khi chưa bác bỏ được.
.............................................................................
Đây là bài viết của CƯ SĨ diệu định đã hành trì ,và đã có thành tựu
Khi tham thiền phải biết vận chuyển của tác động của nội ,ngoại ,khí ,thần ,chân khí phải biết nó chạy ra sao ,sắc ngoại cảnh ,sắc nội cảnh ,quán sát rõ ràng .
Cho nên người mới tập phải biết thiền minh sát ,rồi qua thiền định ,biết động phải biết tịnh ,biết tịnh rồi biết định ,biết định biết xã ,
Khi có thành tựu sẽ hiện hỷ ,lạc ,tịnh, định, xã .
Từ bật TU ĐÀ HOÀN ,sẽ hỷ ,lạc, tịnh ,định xã ,ra sao?bật TƯ ĐÀ HÀM hỷ ,lạc,tịnh,định,xã ra sao?A NA HÀM hỷ lạc tịnh định xã ra sao?,A LA HÁN hỷ,lạc,tịnh,định,xã như thế nào?khi đắc định phải hiện cái gì cho đúng đắc định .
Đây là thực chứng của quả thành tựu,không mơ hồ ,không phải lý thuyết đem ra mà là kinh nghiệm mà DIỆU ĐỊNH trãi qua ,đem ra để chia sẽ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
________________
CƯ SĨ DIỆU ĐỊNH
Bồ đề vốn không thọ
Hoa sen vốn không đài
Bài tập thiền thì mênh mông, nhưng quan trọng là lý khí và cái tướng của Chân là giữa Sắc và Không. Thiền và Quán liên hệ mật thiết nhưng là hai bước song song và dần dần tách rời. Quán là động, thiền là tĩnh. Quán chiếu, quán sát, quán tưởng là hình thức phát động nguồn Tâm thức trong bản thể Ta. Thiền là mượn quá trình quán đó mà đi - đi tới đâu là tùy theo khả năng và Tâm thức của người thiền.
---------------------------------------------------------------------------------------
QUÁN là động là QUÁN vọng tâm ,ví dụ khi ra ngoài thấy một người đẹp ,tâm sẽ nghỉ đến sắc ngoại cảnh ( hình ảnh người đó)lập tức tâm sẽ vọng động cảnh sắc ngoại ,khi tham thiền trong đầu luôn nghỉ hình ảnh đó sanh tâm niệm ,nghỉ nó thuộc về mình hoặc mình sẽ là trong cảnh đó gọi là niệm ,vọng niệm sẽ sanh tâm loạn động thành ma ảo .
Nếu lúc tham thiền là mượn quá trình quán đó mà đi - đi tới đâu là tùy theo khả năng và Tâm thức của người thiền.thì MA DẪN ,người thiền sẽ bị ảo giác lập tức hỏa tẩu nhập ma
Thiền động mà ta nhìn thấy bằng các động tác vận chuyển tay chân hoặc bộ phận nào đó của thân thể, đây là giai đoạn thiền động. Thiền động có thể đang nghĩ đến vấn đề của cuộc sống hiện tại như bệnh tật, oán thù, phiền não, và những điều khác chi phối trong cuộc sống ... Bài tập này là dùng năng lượng của cái sắc tướng, lý khí, mà đè ép những chướng ngại đó phá vỡ và xua tan nó, rồi bắt đầu tĩnh...
--------------------------------------------------------------------
Khi động tay chân ,chuyển là mình để tâm ra ngoài ,vì khi giơ tay lên ,mình biết mình đang giơ tay ,khi mình hạ tay xuống mình biết đang hạ tay xuống cái buộc tâm vào ngoại cảnh để thiền không dứt hẵn phiền não ,nó chỉ tạm cho mình quên oán ,thù ,hận không bền bỉ ,Vậy QUÝ ĐẠO HỮU cứ ngồi suy ngẫm xem mình có dứt phiền não ko?,có còn tham ,sân ,si,ko?
Tâm thấy có an lạc ,hoan hỷ ko?,muốn biết hôm nào bị chửi mắng ,quý ĐH ngồi xem mình còn nổi tâm gì ,phiền não ,hoảng sợ ,hay sân hận ,lúc đó biết mình đã đạt được định chưa ?đó là minh chứng đạt định .
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
_________________
CƯ SĨ DIỆU ĐỊNH
Bồ đề vốn không thọ
Hoa sen vốn không đài