VÔ NGÃ
Vô Ngã là mục tiêu , cứu cánh của Đạo Phật . Để đạt đến Tâm Vô Ngã hoàn toàn thì chỉ có Đức Phật , bậc Bồ Tát , A La hán mới đạt được cảnh giới này . Sự xuất hiện của Đức Phật là một sự kiện vĩ đại , Ngài đã đem đến luận thuyết siêu việt nhằm xóa tan mọi chấp thủ của con người và mở ra con đường Trung Đạo hầu giúp cho chúng sinh vượt khỏi những trạng thái Tâm Thức hữu hạn và đi đến vô hạn Niết Bàn . Mặc dù Đức Phật đã dọn sẳn con đường giải thoát lý tưởng ấy nhưng không phải ai cũng đủ thắng Phước , phá vỡ lớp vô minh để đi đến đích cuối cùng là Vô Ngã . Hầu hết phàm phu chúng ta đều chấp ngã rất sâu nặng , bị kẹt vào Ngã sở .
Khi sinh ra đời không phải ai cũng may mắn sống trong môi trường thánh thiện cũng như gặp được Minh Sư , Thiện tri thức giúp ta hướng đến những giá trị tâm linh cao quý . Ở đây chính thiện nghiệp tu hành nhiều đời của ta sẽ khiến cho ta có Nhân Duyên gặp gỡ vào thời các Vị Thánh xuất hiện hoằng pháp ở thế gian .
Vô Ngã là gì ? Vô là không , Ngã là cái Ta , Bản ngã , Tự Ngã . Như vậy Vô Ngã là không có cái Ta thực thể cố định trong mỗi con người . Thân thể con người là hợp thể của hai thành phần là : sắc thân ( vật chất ) và tâm linh ( tinh thần ) . Sắc thân do Tứ Đại ( đất nước gió lửa ) hợp thành . Còn Tâm thì do các yếu tố : Thọ Tưởng Hành Thức và Đức Phật có dạy : Cái gì do nhiều Duyên hợp thành thì không có thực thể .
Hai thành phần vật chất và tâm linh luôn quyện vào nhau và từ đây sinh ra ảo giác về cái Ta rất thật , đồng thời tính cố chấp vào đó rất mãnh liệt cho nên mỗi người đều có cảm giác cái Ta khác với mọi người , mọi vật bên ngoài . Cũng vì cái Ta này mà sinh ra ích kỷ chỉ muốn lợi mình hại người và vô số Tâm bất thiện phát sinh như : kiêu ngạo , đố kỵ , sân hận , tham lam , ác độc v.v... . Vì thế con người chúng ta ai cũng mang sẳn trong mình một bản năng hưởng thụ , bướng bỉnh , cố chấp , thành kiến , chủ quan , hẹp hòi v.v... là do chú trọng cái Tôi .
Theo lời Phật dạy trong kinh Vô Ngã Tướng : Bản Ngã này tạo thành do 5 ấm là : Sắc - Thọ - Tưởng - Hành - Thức đã kết hợp với nhau . Do nhiều Duyên tạo thành như thế nên Bản Ngã không có thực thể và như thế không có cái Ta riêng biệt .
Khi Đức Phật còn tại thế , có vị Tỳ Kheo đã đến hỏi Ngài : " Bạch Thế Tôn nơi mỗi chúng sinh có bản ngã thật sự chăng ? "
Đức Phật trả lời : " Trong mỗi chúng sinh không hề có một tự ngã duy nhất bất biến vĩnh cữu mà được hình thành bởi hợp thể của 5 ấm , giống như trong thân cây chuối không hề có một lõi cứng " .
Chúng ta thường rất coi trọng cái Ta này nên khi bị người khác xúc phạm , coi thường đánh giá thấp thì cái Ta sinh ra bất mãn , buồn bực , chán nản , liều lĩnh , bất chấp hoặc phản đối chống cự . Sự phản đối trở thành một bản năng tự vệ mà không cần biết đúng sai , lý trí con người bị mờ ám và hơn thua , thương ghét cũng từ chấp ngã mà ra . Khi đã chấp ngã thì cho rằng việc làm của ta là hơn , ý nghĩ của ta là đúng , ta là trên hết mọi người . Tuy nhiên kết quả thực tế cho thấy người chấp ngã sâu nặng thường cố chấp nặng nề do đó luôn luôn bị thất bại trong cuộc sống và chuốc lấy phiền muộn khổ đau .
Khi chúng ta theo con đường Phật Đạo là đi tìm sự giác ngộ , giải thoát , vượt khỏi sự chi phối của bản ngã nhưng có được giải thoát hay không là tùy thuộc nhiều vào khả năng buông bỏ những chủ quan , cố chấp , thành kiến của mình .
Do bản ngã sai xử nên con người sống trên đời thường chỉ biết hưởng thụ , tham lam và ích kỷ , do tham đắm dục lạc thế gian mà sinh tội lỗi . Khi đã sa lầy vào tội lỗi thì càng bị Vô minh bao phủ . Ai động chạm đến cái Ta hay bị mất quyền lợi thì sân hận nổi lên mà tạo nghiệp bất thiện . Cái Ta hay Bản Ngã , Tự Ngã là một chướng ngại lớn lao làm giảm giá trị của con người , làm trở ngại trên bước đường tu hành Phật Pháp .
Đức Phật đã dạy chúng ta diệt Bản Ngã để đi đến Vô Ngã hoàn toàn . Khi không hiểu được lẽ Vô Thường của cuộc đời , vạn vật , cây cỏ , con người nên ta xem trọng cái Ngã của mình . Trái đất , vạn vật , thực vật , động vật không tồn tại vĩnh cữu , tất cả đều theo sự tuần hoàn sinh diệt .
Tất cả chúng sinh đều bị bản ngã chi phối do đó đã chịu luân hồi sinh tử trong vô lượng kiếp theo nghiệp đã gây tạo . Đức Phật đã tu tập trong vô lượng kiếp trước , vượt qua bao gian khổ nguy nan với mục tiêu duy nhất là thoát ra khỏi luân hồi sinh tử . Ngài đã hướng mục tiêu này cho mình và cho chúng sinh . Đức Phật đã đạt được sự chứng ngộ tuyệt đối và Ngài hiều chỉ có Vô Ngã mới làm cho chúng sinh không còn thối đọa trầm luân nữa .
Thông thường chúng ta hay nghĩ rằng hể nói tới tu hành giải thoát là phải bỏ tất cả , không màng tới bất cứ điều gì khác chỉ việc duy nhất là giữ Tâm sao cho thanh tịnh để mau được đắc Đạo . Tuy nhiên chúng ta không ngờ rằng điều đó tạo nên sự vị kỷ tiềm tàng và con đường dẫn đến giác ngộ đã đóng cửa lại với chúng ta . Vì sao như vậy ? Vì chỉ có cuộc sống tràn đầy lòng từ bi , vị tha nhìn thấy những bất an , đau khổ của những người xung quanh để tìm cách cứu giúp cho họ bớt khổ , thêm chút an vui thì mới đúng trên tinh thần của Đạo Phật . Đây cũng là hạnh nguyện của các bậc Bồ Tát dấn thân vào cõi ta bà độ sinh , hoằng Pháp .
Theo lời Đức Phật đã dạy rằng : Tính chất của Thể Tánh Vô Ngã là thông đạt tuyệt đối và tĩnh lặng . Từ nơi này hạnh phúc an lạc của Hành giả là không thể nghĩ bàn . Hạnh phúc ấy không giống như niềm vui xao động , tạm bợ của thế gian mà rất thanh tịnh và sáng suốt , tĩnh lặng . Khi thực hành Pháp Qúan Vô Ngã thấy cái Ta không thật nên sẽ không còn rơi vào bệnh chấp Ngã .
Vô Ngã là giáo lý vô cùng quan trọng trong Đạo Phật , là mục tiêu tối thượng mà người đệ tử Phật hướng đến . Chấp Ngã rất khó vượt qua , nó thầm lặng chi phối sai xử như hơn thua , chỉ trích , đố kỵ , luôn tìm những sơ xuất của người khác trong khi bản thân mình thì không đóng góp điều gì tốt , điều này khiến con người tạo nhiều ác nghiệp .
Con người có hai bản năng rất mạnh là bản năng sinh tồn và hưởng thụ . Bản năng sinh tồn là lúc nào cũng muốn giành giựt , bảo tồn sự sống cho riêng mình . Bản năng hưởng thụ thì luôn luôn khát khao , tìm kiếm những khoái lạc khiến sa đọa nhân cách , làm tổn giảm Phước lực và gây khổ cho bao nhiêu người khác .
Bản ngã đã làm cho con người có ảo giác thấy mình khác với vạn hữu bên ngoài do Tâm Thức ta cùng một lúc có hàng triệu vọng tưởng trùng điệp phát sinh quay cuồng do kết hợp với sự hoạt động của năm uẩn làm ta thấy mình hiện hữu , chứ thật sự không hề có một chủ thể bất biến . Khi cái Ta này hiện hữu thì đồng thời xuất hiện khuynh hướng muốn vượt trội hơn người khác hoặc thấy người khác giỏi hơn mình thì sanh Tâm đố kỵ , ganh ghét , mưu hại . Vì ích kỷ nên ai cũng muốn cá nhân mình được tất cả những gì tốt đẹp , vinh quang , sung sướng , hạnh phúc , thành công v.v... mà bất kể đến đau khổ của người khác hoặc tệ hơn nữa là thích thú trước sự thất bại , sụp đổ của người khác .
Thành quả của việc tu tập Tâm Vô Ngã không đơn giản , trước tiên phải xác định lý tưởng mục tiêu là hướng đến sự giác ngộ , giải thoát . Phải biết sống đời hy sinh , phụng sự , thương yêu trãi lòng đến tất cả mọi người . Phải biết tôn kính các bậc Thánh thì mới được làm Thánh , có tôn kính Chư Phật chúng ta mới có nhân giác ngộ giải thoát . Phải biết trãi lòng thương yêu đến vạn hữu , biết tôn trọng mọi người với Tâm khiêm tốn tầm thường nhỏ bé của mình .
Tất cả mọi chúng sinh , vạn hữu trên thế gian không ai có thể tự tồn tại độc lập một mình được mà đều có tương quan chặt chẽ với nhau . Sỡ dĩ chúng ta không nhận ra điều này bởi vì chấp ngã đã tạo ra cái Ta riêng biệt khác với mọi người , tạo thành bức tường vô hình ngăn cách giữa người với người .
Chúng ta thường nghe nói tu hành là Tâm bất động không dính mắc gì với cuộc đời , không quan tâm gì đến con người , cứ để duyên đến duyên đi , điều này không đúng với tinh thần Đạo Phật . Tất cả các bậc Bồ Tát hay chúng sinh đang đi trên con đường Bồ Tát Đạo đều phải lụôn lắng nghe , luôn thấu hiểu tâm tư , vướng mắc , hoạn nạn của chúng sinh để tùy Duyên mà cứu độ như là hạnh nguyện của Đại Từ , Đại Bi Qúan Thế Âm Bồ Tát . Khi đạt được Vô Ngã với hạnh nguyện độ sinh , các bậc Đại Bồ Tát đã không quản ngại gian lao nguy khó dấn thân vào trong luân hồi sinh tử để dẫn dắt , giáo hóa , cứu độ chúng sinh khỏi bể trầm luân .
Vô Ngã là Thánh tính của Chư Phật 10 phương , 3 đời và Vô Ngã cũng chính là Niết Bàn tuyệt đối vĩnh hằng . Vô Ngã là gì ? Vô Ngã là không có cái Ta chân thật , bởi chúng sinh mê mờ chấp Thân Tâm này là thật , chấp vạn vật là thật trường tồn nên suốt đời bị cuốn hút say đắm vào danh lợi , tiền tình cho đến gần hết cả cuộc đời mà vẫn chưa tỉnh mộng .
Nhờ giáo lý Đạo Phật soi sáng người Phật tử biết Thân Tâm này do tứ đại , ngũ uẩn hợp thành , sự sống tồn tại trong từng hơi thở sát na và không có cái Ta nào là chắc thật vĩnh cữu . Tất cả là do nhân duyên tồn tại nên hết duyên thì tan hoại , thay ngôi đổi chủ .
Vô Ngã là giáo lý vi diệu của Đạo Phật . Đức Phật của chúng ta đã đạt Vô Ngã giải thoát hoàn toàn với Tâm Đại Bi phủ trùm cả vũ trụ . Trong mỗi chúng sinh đều ẩn sâu một chấp ngã rất mãnh liệt và thường biểu lộ trên nhiều lĩnh vực từ vật chất đến tinh thần , những cảm xúc , niềm vui , hưởng thụ dục lạc với nhiều mức độ khác nhau . Nếu không biết giáo lý của Đức Phật , con người rất dễ bị bản ngã sai xử , lường gạt lôi kéo ta vào những mục đích tầm thường như thích ăn ngon , mặc đẹp , lắm tiền nhiều của , muốn được mọi người nể phục v.v... Cũng vì cung phụng cho cái bản ngã , cái Ta này mà con người đã tạo ra không biết bao nhiêu lỗi lầm , nghiệp chướng để rồi chìm đắm trong vòng luân hồi sinh tử .
Tất cả những hạnh phúc , vui tươi hay đau khổ của con người , nó là kết quả trung thành bởi những hành động của con người gây ra mà Tâm là chủ tạo tác . Thật vậy tất cả chúng ta không ai muốn mình đau khổ , ai cũng muốn sống hạnh phúc . Đau khổ là kết quả của những hành động sai lầm và bất thiện . Hạnh phúc là kết quả đơm bông kết trái của việc làm tốt đẹp . Muốn lọai bỏ điều xấu và làm điều tốt ta sẽ bắt đầu thâm nhập giáo lý Đạo Phật để chuyển hóa nội tâm , để có những suy nghĩ , lời nói , việc làm tốt đẹp đúng Đạo lý . Tâm là nguồn gốc của mọi hành vi và lời nói bên ngoài , kiểm soát được Tâm là nắm được giềng mối Đạo Đức , công hạnh . Người có trí tuệ trong Đạo Phật không phải là người có hiểu biết cao siêu , tiên đoán quá khứ vị lai mà chính là người biết xoay chuyển , hóa giải những ý niệm bất thiện nơi chính mình để tránh tạo bất thiện nghiệp và ngày thăng tiến về tâm linh . Tâm là nhân duyên chính khiến ta luân hồi nhưng cũng chính Tâm là duyên lớn nhất giúp ta thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử . Mục tiêu của Đạo Phật là đạt tới Vô Ngã và loài người chúng ta may mắn nhờ lời dạy của Đức Phật mà có khả năng đạt được mục tiêu này .
Vô Ngã là thấy ta cùng vạn hữu đều như nhau và chỉ có những bậc Thánh mới đạt được đỉnh cao này . Để đạt được Vô Ngã rất khó bởi vì trong thẩm sâu ai cũng có chấp ngã rất sâu dầy . Hể thấy ai hơn mình thì ganh ghét , đố kỵ hoặc ai đụng chạm đến quyền lợi , thể diện ta nổi sân hận tìm cách đáp trả . Nói đến Vô Ngã là nói đến mấu chốt vô cùng quan trọng trong tiến trình tu tập cho bất kỳ những ai đi trên Đạo lộ giải thoát giác ngộ . Gíao lý về Vô Ngã do chính Đức Phật thuyết giảng và chỉ duy nhất được đề cập trong giáo lý Đạo Phật mà thôi .
Nói đến Vô Ngã là nói đến mấu chốt vô cùng quan trọng trong tiến trình tu tập cho những ai đi trên lộ trình gíac ngộ giải thoát . Để đạt được Vô Ngã thì điều đầu tiên là phải phải hóa giải hết ngã chấp . Gíao lý Vô Ngã chỉ duy nhất có trong Đạo Phật và không có trong bất cứ tôn giáo nào trên thế giới . Tận trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi người chúng ta dù già hay trẻ , nam hay nữ vẫn luôn mong muốn tìm được hạnh phúc . Do đó hể có được hạnh phúc là nắm giữ để hưởng thụ . Đây chính là bản năng tự nhiên của mỗi con người và nó có sức mạnh tiềm tàng mãnh liệt ẩn sâu trong mỗi người . Đạt được Vô Ngã cũng đồng nghĩa với việc cứu độ bá tánh không hề mệt mõi . Để đạt được những quả vị như Đức Phật , Bồ Tát chúng ta phải hết sức cố gắng tinh cần thanh lọc thân tâm với tất cả tâm hạnh đạo đức bền bĩ từ kiếp này qua kiếp khác . Thông thường chúng ta thích đòi hỏi người khác làm theo ý mình , ít chịu nhường nhịn vì vậy bản ngã ngày càng lớn . Tâm nhu thuận , khiêm cung sẽ giúp chúng ta lắng nghe , học hỏi diệt trừ bản ngã . Người có bản ngã lớn hay đòi hỏi người khác phải tôn trọng mình , nếu không sớm diệt trừ nó sẽ phá tan hết công đức và lý tưởng tu hành .
Vô Ngã là không có cái Ta , không thấy mình khác với mọi người . Các bậc Thánh khi đạt đến trạng thái này sẽ thông đạt hết tất cả bởi Tâm phủ trùm khắp pháp giới . Những bậc Bồ Tát , các bậc Thánh khi đạt đến Vô Ngã thấy mình và chúng sinh là một , họ thương yêu tất cả chúng sinh và sống vị tha quên mình lo cho tất cả . Từ đây các bậc Bồ Tát đủ dũng lực đi vào sinh tử hóa độ chúng sinh không bao giờ mệt mõi . Vì thế Vô Ngã với Đại Bi là một , Vô Ngã với vị tha là một .
Đối với Đạo Phật thì mục tiêu tu tập của tín đồ là đạt được Vô Ngã , vượt ra khỏi 3 cõi , 6 đường và không còn tái sinh luân hồi nữa . Đây là mục tiêu mà các đệ tử Phật hướng tới . Nếu không hiểu thì dù chúng ta có học thiên kinh vạn quyển và công phu tu tập có sở đắc tâm linh mức độ nào đó thì vẫn còn bị trói buộc trong hình thức ngã chấp khác mà thôi .
Vô Ngã nghĩa là không có thực một bản thể trường tồn bất biến , mọi sự vật do chúng ta cảm nhận bằng những giác quan của mình đều là hư giả , không thực có , chúng đều do nhân duyên tập hợp mà thành . Trong kinh Vô Ngã Tướng , Đức Phật có dạy bản ngã chỉ là một ảo giác do vô minh tạo ra , không có một cái Ta chân thật vĩnh cữu . Tuy nhiên do cấu trúc là một hợp thể bởi yếu tố vật lý cộng với tâm linh mà thành nên chấp ngã trong mỗi chúng sinh rất là sâu kín và mãnh liệt . Cái chấp ngã này cung cấp cho con người cảm giác rằng cái Ta này là thật , rồi xem nó là quan trọng . Tự Ngã này phát sinh những ích kỷ , tham lam , đố kỵ , độc ác và từ đó gây ra biết bao cảnh tang thương , đau khổ cho con người . Do bởi những ác nghiệp đã gây tạo mà con người phải chịu quả báo đau khổ và mãi chìm trầm luân trong luân hồi sinh tử .
Trạng thái Vô Ngã mà Đức Phật đã chứng đạt không phải là hư vô , tịch diệt . Ngài đã trở thành tòan thể vũ trụ , với Tâm từ bi phủ trùm khắp pháp giới . Ngài là trăng sao , là mây gió , là núi sông , là chiếc lá rơi , trở thành chung đồng tất cả , không còn ranh giới phân biệt với chúng sinh . Nơi bản thể tuyệt đối , Đức Phật vẫn âm thầm gia hộ cho tất cả chúng sinh bằng tấm lòng thương yêu vô bờ bến . Đó là Thánh tính cao cả của những bậc Thánh đã đạt được sự Vô Ngã tuyệt đối . Vì hạnh nguyện đó các Ngài đã không quản ngại gian lao nguy khó dấn bước vào luân hồi sinh tử để dẫn dắt , giáo hóa chúng sinh đến bến bờ giải thoát an lạc . Để diệt trừ chấp ngã chúng ta phải biết tạo nhiều công đức , huân tập thanh lọc thân Tâm , trước hết phải có lòng tôn kính Đức Phật , trãi rộng lòng từ bi , tu tập khiêm hạ , đồng thời xác định lý tưởng tu hành là tìm cầu giải thóat gắn liền với việc hóa độ chúng sinh .
Gíao lý Vô Ngã của Đức Phật đã trãi qua hơn 2500 năm , bằng trí tuệ giải thóat tuyệt đối Ngài đã dạy rằng " Trong mỗi chúng sinh không hề có một lõi cứng duy nhất bất biến " và bởi do nhân duyên mà thế giới hình thành hay tan họai . Đức Phật dạy cái mà ta nhận thức như bất diệt trong ta chỉ là sự phối hợp của các uẩn . Ngài nói rằng do vô minh và ảo tưởng mà con người say mê cái ngã thực thể hiện hữu . Tư tưởng vị kỷ xuất hiện trong Tâm con người là do quan niệm về cái Ta và lòng bám víu vào sự hiện hữu đó .
Trong Kinh Vô Ngã Tướng , Đức Phật có nói : " Này các Tỳ Kheo , Sắc không phải là ta , Thọ không phải là ta , Tưởng không phải là ta , Hành không phải là ta , và Thức cũng không phải là ta . Nhận định như vậy , này các Tỳ Kheo , người hành giả không thấy giá trị nào của Sắc Thọ Tưởng Hành Thức . Nhận thấy chúng không giá trị hành giả không còn ràng buộc bởi đam mê và sẽ được giải thóat . Sự hiểu biết về giải thóat phát sinh trong tâm tư và hành giả biết mình đã làm xong điều gì cần phải làm , để cuộc sống thánh thiện và không còn trở thành cái này hay cái kia nữa , rằng tái sinh đã bị đọan diệt "
Đọan kinh trên nói rất rõ chúng ta thấy cái Ta không có thật , tất cả do duyên hợp nên nó vô thường biến đổi và không tồn tại . Từ đó không có sự tham đắm , không chấp có cũng không chấp không , không chấp thân , không chấp ý cũng như không chấp vào các sở đắc , các trạng thái Định an lạc .
Cái bản ngã được thể hiện qua những hình tướng thô như sự sân hận , ham muốn dục lạc , vật chất chúng ta nhận thấy dễ dàng , còn khi Tâm thanh tịnh thì bản ngã dấu kín hơn , khó thấy hơn . Chúng ta hiểu cái Ngã hay còn gọi là Bản Ngã chính là cái cảm giác làm cho chúng ta phân biệt có ta và người khác nhau . Khi có cảm giác phân biệt với đối tượng khác đã đưa đến sự chấp ngã . Đây chính là khởi điểm tạo thành khuynh hướng ích kỷ và từ khuynh hướng này con người đã tạo nhiều ác nghiệp và bị đẩy vào quả báo .
Trong ta có một thói quen ẩn sâu bên dưới tầng ý thức gọi là tập khí . Tập khí này luôn ở trong ta người ít , kẻ nhiều mà thôi , nó gây hờn giận , phiền não , trầm luân , đẩy ta vào nẽo đường đau khổ . Tập khí là chướng ngại lớn trên đường tu mà người Đạo phải hóa giải qua công phu , rèn luyện , thúc liễm , tinh cần thân tâm .
Để đạt được trạng thái Vô Ngã , đó chính là một kết quả tối thượng đưa con người đến với an lạc hạnh phúc , giải thóat mọi khổ đau ràng buộc . Trí tuệ , Đức hạnh viên mãn nhất trong Phật Pháp chính là Vô Ngã . Một người đạt đến trạng thái giác ngộ phải có hai điều là Trí tuệ & Đức hạnh . Tất cả các giáo Pháp của Đức Phật dù có phát triển thiên kinh vạn quyển tới đâu cũng phải căn cứ trên chuẩn mực Vô Ngã . Người tu theo Đạo Phật lấy Vô Ngã làm mục tiêu để không bị tự mãn hay lạc lối trên đường Đạo .
Con người cứ mãi đau khổ trôi lăn trong 3 cõi , 6 đường và tạo nhiều ác nghiệp cũng đều do chấp ngã mà ra . Do được sinh ra từ sự kết hợp giữa nghiệp thức tâm linh và thể xác nên chấp ngã giống như ảo giác không thật nhưng có khả năng bám giữ , chấp chặt rất mãnh liệt . Biểu hiện của bản ngã là muôn vàn vọng tưởng sinh diệt liên tục với tốc độ cực nhanh đã cung cấp cho con người cảm giác như có thật . Do chưa nhận ra điều đó nên trong cuộc sống chúng ta thường có sự chung đụng xích mích lẫn nhau . Nếu có ai xúc phạm đến thì ta liền dùng mọi lý luận để minh bạch hoặc dùng quyền lực dập tắt đối phương để bảo vệ mình . Từ nơi chấp ngã mãnh liệt này , Tâm ta sẽ xuất hiện thêm những ham muốn về danh lợi , nhà cửa , tài sản , những lợi ích cho thân bằng quyến thuộc gia đình ta v.v... và ý thức bảo vệ những điều này rất mãnh liệt . Tất cả những thứ đó xuất phát từ Tâm vị kỷ và điều này đã ràng buộc chúng ta từ kiếp này đến kiếp khác vào trong đau khổ bế tắc . Con người bất chấp những thiện ác , đúng sai , phải trái miễn sao đoạt được nhu cầu lợi ích cho cá nhân mình .
Trong Phẩm Hoa ở Kinh Nikaya , Đức Phật xác định trong mỗi vật thể không hề có một lõi cứng tồn tại mãi mãi . Ngài dạy rằng : bất cứ sắc pháp nào dù quá khứ , hiện tại hay vị lai được quán sát với chánh trí như thật , đây không phải là ta , đây không phải là của ta , cho đến sắc thọ tưởng hành thức đều như thế . Nói một cách dễ hiểu là thân và tâm con người do nhiều yếu tố hợp thành , khi hết Duyên sẽ biến đổi tan hoại . Những tình cảm thương ghét , ký ức ghi nhớ đều sanh diệt vô thường , khi sống thì lưu trữ , khi chết thì chuyển sang một trạng thái khác và chịu sực tác động của nhân quả nghiệp báo .
Đức Phật đã tìm ra được con đường giải thoát giác ngộ sau 6 năm khổ hạnh và 49 ngày nhập Đại Định dưới cội cây bồ đề . Ngài đã thoát khỏi luân hồi sanh tử , hòa nhập với vạn vật , sống một đời thánh thiện cao cả an lạc hạnh phúc . Đức Phật đã tìm ra con đường đi đến giải thoát , lập nên một tôn giáo , Ngài là một Vị Giáo Chủ , một bậc Thánh tuyệt đối . Đức Phật lấy việc giáo hóa chúng sinh từ nơi mê lầm về đường giác ngộ , từ đau khổ đến an vui hạnh phúc , thoát khỏi trầm luân sanh tử , là mục tiêu tối thượng trong đời hành Đạo của Ngài . Gíao lý Vô Ngã là thánh tính Niết Bàn , Đức Phật dạy cái ta là đầu mối của mọi sự tranh chấp , xung đột , mâu thuẩn do chấp ngã mà ra , Vô Ngã là không chấp có cái ta , là cánh cửa dẫn đến an vui hạnh phúc . Trên tinh thần nhân quả hể mình mang cho người niềm an vui , lợi ích , hạnh phúc thì sẽ được hưởng niềm vui cao thượng nhất . Ngược lại nếu cứ vun quén lo cho riêng mình , tranh danh đoạt lợi thì Tâm sẽ phiền muộn bất an .
Trong lịch sử có rất nhiều gương hạnh các Vị Thánh , Bồ Tát với tâm từ bi rộng lớn thương yêu tất cả chúng sinh . Các Ngài hy sinh chính thân mạng các Ngài để phụng sự , giáo hóa chúng sinh biết được lẽ thật , vượt ra khỏi chốn tăm tối lầm lạc si mê đến bến bờ giác ngộ giải thoát . Vô Ngã với Đại Bi là một , khi một người đạt đến Vô Ngã thì mọi sự phân biệt đây là ta , kia là người , cái chùa này , tôn giáo này là của ta ...sẽ hoàn toàn tan biến , lúc này tâm thể đồng nhất và trùm khắp vũ trụ .
Suốt 45 năm giảng Đạo từ lúc giác ngộ dưới cội Bồ Đề cho đến ngày nhập Niết Bàn , Đức Phật đã dạy rất nhiều điều nhưng cốt lõi nhất là chỉ rõ cuộc đời này vốn khổ đau và dạy phương pháp đọan trường khổ đau . Phương pháp tu tập để đạt đến giác ngộ giải thoát được rút gọn trong 3 điểm là Giới - Định - Tuệ , là bước tu để đi đến Vô Ngã .
Vô Ngã đồng nghĩa với giải thoát , để đạt đến đó thì phải có công đức vô lượng với một sự cố gắng nỗ lực phi thường . Đức Phật và chư Bồ Tát đã đạt đến đỉnh cao của Tâm Vô Ngã . Các Ngài đã trở thành toàn thể vũ trụ , sống với chúng sinh bằng tình thương đầy ắp , bằng trí tuệ tuyệt vời , nhìn thấy nỗi khổ của nhân loại như của chính mình .
Bản ngã là cái cảm giác làm cho chúng ta thấy mình khác với mọi người xung quanh . Từ trong vô thức , chấp ngã luôn biểu hiện bằng muôn trùng ý niệm sinh diệt liên tục khiến cho mỗi người thấy có một cái ta và những sở hữu thuộc về ta như thật .
Vô Ngã là không còn Bản Ngã , thấy cái ta chỉ là hư ảo . Người chứng được Vô Ngã thì thấy Tâm chung đồng với mọi người , mọi vật , vạn hữu .
Trên cuộc đời này con người ta luôn mưu tìm lợi ích , hạnh phúc cho riêng mình . Động cơ tìm cầu này xuất phát từ lòng ích kỷ và bản năng chấp ngã tiềm tàng sâu kín bên trong . Con người luôn thấy cái ta là quan trọng và luôn tìm cách tôn vinh nó nhưng càng tìm kiếm hạnh phúc vị kỷ cho riêng mình chừng nào thì nỗi bất an phiền muộn sẽ càng lớn theo chừng đó . Về bản chất thì bản ngã không thuộc về thân hay thuộc về Tâm , nó nằm trong sự kết hợp 5 ấm với nhau . Vì thế bản ngã khi ẩn , khi hiện , khi thấy và khi không thấy . Bản ngã của mỗi người có hai phần : phần cạn của bản ngã là phần ý thức được , còn phần sâu nằm tận trong vô thức . Chúng ta biết thân vật chất của con người được tạo thành bởi 4 yếu tố là Tứ Đại ( Đất Nước Lửa Gió ) , đó là phần đơn giản thô mà ai cũng biết . Sự sống của một con người gồm 2 phần là vật chất và tâm linh . Kết hợp 2 yếu tố trên chúng ta gọi chung là ngũ uẩn , trong ngũ uẩn này bản ngã đã có mặt , nó là hợp thể của ngũ uẩn . Bản ngã có mặt ở bất cứ nơi nào trong 5 uẩn . Tùy theo mức độ tu tập của mỗi người mà chúng ta thấy bản ngã ở nơi đâu , tuy nhiên gốc của bản ngã là nằm sâu trong Thức ấm .
Sắc uẩn là phần thể hiện ra bên ngoài như mắt , tai , mũi , lưỡi , thân . Khi những căn này tiếp xúc với trần cảnh nên có sự đối đãi đưa đến cảm giác khổ vui .
Vô Ngã là không còn chấp vào cái ta hư giả tầm thường , đến đây Tâm của hành giả thênh thang hòa vào vũ trụ với lòng từ bi vị tha vô hạn . Chỉ có Chư Thánh , Bồ Tát , Đức Phật mới đạt được hoàn toàn mà thôi . Vô ngã và Vị tha đi đôi vì có đạt đến Vô Ngã thì Vị tha mới tuyệt đối . Như Đức Phật vì lòng từ bi bao la đã từ bỏ cung vàng điện ngọc , quyền lực cao sang mà nhiều người mong muốn có được . Ngài từ bỏ tất cả quyết tìm ra chân lý để cứu chúng sinh thoát vòng luân hồi sinh tử .
Vô ngã là không hề có một chủ thể bất biến duy nhất trong mỗi chúng sinh . Vô ngã còn là thành quả cao tuyệt đối vượt ra khỏi vòng luân hồi sinh tử mà Đức Phật cùng Chư Thánh đã chứng đạt được . Trong mỗi chúng sinh thường chấp có hình tướng , có một tự ngã riêng biệt . Như người thì thấy có hình tướng của người , còn vật thì có hình tướng của vật , thế giới có hình tướng của thế giới . Đã chấp có hình tướng của mình thì tất nhiên thấy khác với hình tướng của người , đồng thời thấy cái này là của ta , cai kia là của người . Suy xét ra không có pháp nào là tuyệt đối , mọi sự vật đều không đứng yên , không độc lập tồn tại mà do nhân duyên hợp thành .
Trong kinh Lăng Nghiêm có câu : " Nhân duyên hòa hợp , hư vọng hữu sanh , nhân duyên ly biệt , hư vọng hữu diệt " nghĩa là tất cả các vật thể có hình tướng như đất đai , sông núi , nhà cửa cho đến thân thể , muôn loài vạn hữu đều do duyên hợp mà thành , không hề có một bản ngã duy nhất cho nên gọi là giả tướng không có thật . Vì vạn vật do nhân duyên hợp thành nên hết duyên là tan hoại .
Vô Ngã là trạng thái chứng quả của những Vị Thánh đã tu tập và làm không biết bao nhiêu công đức trong các kiếp sống quá khứ để đem lại hạnh phúc an lạc cho chúng sinh .
Vô Ngã là một trạng thái đã hoàn toàn thoát khỏi sự trói buộc của các kiết sử và không còn chịu sự tác động của bản ngã nữa .
Người tu tập đạt đến Vô Ngã thì vượt ra khỏi cảm giác chấp ngã , không còn thấy cái tôi riêng biệt bị ràng buộc bởi bản năng của con người . Tính chất siêu việt của trạng thái Vô Ngã mà Chư Phật đã chứng được về định lực là tĩnh lặng tuyệt đối , về trí tuệ là thông đạt tuyệt đối và từ bi là cảm ứng vô biên .
Khi con người bị bản ngã chi phối , con người luôn xử sự theo những bản năng ham sống , sợ chết , tham lam , ích kỷ , vì lợi mình hại người . Từ trong thẳm sâu trong tâm hồn con người , bản ngã luôn cung cấp cảm giác khát khao chiếm hữu tất cả mọi thứ và sẽ bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được những điều mình muốn
Vô Ngã là một trạng thái nội tâm cực kỳ thanh tịnh và trở thành đồng nhất với bản thể vũ trụ . Nơi đây Tâm Đại Bi và Trí tuệ tuyệt đối phủ trùm tất cả chúng sinh , không còn sự phân cách ranh giới giữa người và ta . Hể còn tự ngã chi phối thì chúng ta luôn thấy cái tôi riêng biệt khác với mọi người . Sỡ dĩ chúng ta chưa đi đến Vô Ngã là do trong thâm tâm mỗi người đều tiềm tàng một bản năng chấp ngã mãnh liệt . Do bản năng chấp ngã , những ảo tưởng hư vọng cứ thúc đẩy khiến con người ta sa vào những cạm bẫy , tham đắm , tìm cầu sự hưởng thụ khoái lạc , rồi hơn thua , lường gạt , tranh giành , mưu hại lẫn nhau . Ngay nơi này , nếu chúng ta không tỉnh táo để hóa giải những tư tưởng ngã chấp của mình , chúng ta sẽ rơi vào sự ô nhiễm tràn đầy tội lỗi .
Do những khuynh hướng chấp ngã trên nên chúng ta luôn có những tư tưởng thầm kín thấy thân này là thật và những vật sở hữu của mình có được là của ta . Vì chấp thân này là của ta nên ta luôn cung phụng cho thân này được sung sướng , ăn ngon , mặc đẹp , giàu sang quyền quý . Sâu hơn chấp thân là những sở chấp vào tư tưởng thành kiến , quan điểm , danh vọng địa vị .
Do những chấp ngã mê mờ đó mà một khi bị ai xúc phạm chê bai , chúng ta sẽ buồn bực bất an và tìm cách để bào chữa , hoặc khi được khen ngợi tán thán thì ta vui thích . Chỉ có những ai dám khước từ những ham muốn , dục lạc thế gian mới có đủ Đạo lực để đứng vững và vượt lên con đường giải thoát . Với lý tưởng cao cả vì lợi ích của chúng sinh các bậc hiền Thánh , chư Vị Bồ Tát , chư Phật đã vượt ra khỏi những tham đắm dục lạc thế gian để chứng đạt Vô Ngã giải thoát hoàn toàn . Với tâm nguyện mong muốn tất cả chúng sinh đều đạt được sự giác ngộ , Đức Phật , bậc Bồ Tát đã không quản ngại gian khó dấn thân đi trong luân hồi sinh tử để giáo hóa chúng sinh .
Để hiểu Vô Ngã có biết bao nhiêu vấn đề đặt ra , nếu không có cái ngã thì ai là người cố gắng tu tập , ai tái sinh , ai nhớ , ai giận , ai yêu ? thông thường phàm phu rất sợ ý niệm này bởi cho rằng mình sẽ bị tan biến vào hư vô . Khi chúng ta tu tập chánh niệm vững vàng ta khám phá ra rằng , ta không phải thân này , cảm xúc này , ý tưởng này . Ý thức về cái ngã , cái ta chỉ là một ý niệm , một tạo vật của Tâm thức mà thôi . Nếu không có cái Ta thì tại sao ai cũng tin vào sự hiện hữu của nó . Có một cái Ta không ? Chúng ta phải tìm hiểu từ đâu mà xuất hiện ý niệm kiên cố về cái ngã , cái ta này . Nếu tìm kiếm chúng ta sẽ thây nó vô hình trong suốt linh động nguyên sơ . Trong các loại Tâm thức thì tâm hành ( tưởng ấm ) có bản chất chấp thủ hết sức mãnh liệt . Chỉ khi nào tri giác được chánh niệm thì chúng ta mới có sự quán chiếu chín chắn sâu sắc và đúng với lẽ thật . Nhờ có tu tập chúng ta hiểu mọi vật trên thế gian đều biến đổi theo lẽ vô thường mà buông bỏ được sự bám víu cố chấp vào thân tâm và sở hữu .
Đức Phật đã diễn tả về trí tuệ Vô Ngã ngắn gọn , súc tích : " Khi nào các ông nhìn thấy một hình sắc , hãy chỉ đế có cái thấy ; khi các ông nghe một âm thanh , hãy chỉ để cái nghe ; khi các ông ngửi một mùi gì , hãy chỉ để cái ngửi ; khi các ông nếm một mùi vị nào , hãy chỉ để cái nếm ; khi các ông kinh nghiệm cảm giác ở thân , hãy chỉ để cảm thọ ấy ; và khi một tư tưởng khởi lên , hãy chỉ có hiện tượng ấy trong tâm mà thôi . Được như vậy không có ngã , không có sự di động từ nơi này sang nơi khác và chẳng có sự dừng lại một nơi nào hết , đó là sự chấm dứt của đau khổ . "
Trong bài Pháp này Đức Phật đã dạy một kinh nghiệm về tu tập Vô Ngã hết sức sống động thiết thực . Chấp Ngã vốn ẩn sâu từ trong vô thức với những tính chất đặc trưng là ích kỷ , loạn động , luôn khát khao chiếm hữu mọi thứ mà không bao giờ thấy thỏa mãn . Tâm bất thiện sẽ phát sinh khi các giác quan tiếp xúc với sự vật bên ngoài và đồng thời tác động trở lại làm bản ngã ngày thêm lớn . Cho nên Phật dạy người tu phải luôn tỉnh giác biết rõ , không cho những tâm bất thiện phát sinh mỗi khi có sự tiếp xúc nơi các giác quan . Điểm đặc biệt của pháp tu này là không ngân chận , tiêu diệt mọi sự cảm nhận của các giác quan mà chỉ cần tỉnh giác biết rõ mọi trạng thái đang hiện hữu là tự ngã sẽ bị chận đứng và không còn hoành hành chi phối nữa
Chúng ta biết các tôn giáo thì cho rằng có một linh hồn , tự ngã trường cữu , Đức Phật thì hùng hồn tuyên thuyết là Vô Ngã . Vào thời nguyên thủy thì chưa nói đến chân tâm , Phật tánh , trong kinh Đại Niết Bàn sau này mới nói đến chân tâm , Phật tánh . Đức Phật cho rằng Vô Ngã là mục tiêu cao hơn tất cả , đó là nơi bản ngã tan biến thành Vô Ngã , là Niết Bàn tuyệt đối .
Vô Ngã là một pháp đặc biệt chỉ có trong Đạo Phật , vì hầu như mọi tôn giáo đều chủ trương một hình thức bản ngã nào đó dưới nhiều tên gọi khác nhau như : Linh hồn , Tiểu ngã , Đại ngã , cái Ta , bổn Tâm , chân Tâm v.v... ngay cả Phật giáo Bắc tông hệ phát triển sau này cũng chủ trương có một thực thể thường hằng bất biến ( Chân Tâm , Phật tánh ) . Theo Đức Phật tuyên thuyết cho dù có hay không có một thực thể vĩnh hằng thì tất cả các pháp đều Vô Ngã . Gíao lý Vô Ngã mà Đức Phật chỉ bày là một sự thật hiển nhiên đối với người đã thấy Pháp , đơn giản chỉ vì các pháp tự thân vốn Vô Ngã , chứ không phải là kết quả của một chuỗi lý luận hay được xác minh bởi những chứng cứ khoa học . Vấn đề không phải là cố chứng minh có ngã hay không mà điều cốt yếu phải thấy ra rằng bao giờ còn có cái Ta ảo hóa của vọng thức thì không bao giờ có được sự tự do tự tại . Hiểu biết đựoc Vô Ngã là vấn đề hết sức quan trọng , giúp người tu tập theo Đạo Phật mở được cánh cửa vào những lời dạy thâm sâu và giải thoát của Đức Phật .
Gíao lý Vô Ngã phủ nhận bất kỳ và tất cả mọi thực thể tâm lý cũng như tác nhân nào ở bên trong con người . Trong nghĩa tuyệt đối mọi hiện tượng kể cả những gì được gọi là một con người đều bao gồm những yếu tố , các lực và một dòng những trạng thái tương tục . Đức Phật đã sắp xếp các hiện tượng ấy thành các nhóm thường gọi là Uẩn như : Sắc , Thọ , Tưởng , Hành , Thức . Khi các hiện tượng Tâm và vật lý được phân tích thành các yếu tố hay các Uẩn đó ta không thể tìm thấy một thực thể nào tồn tại còn lại như linh hồn , bản ngã hay cái tôi . Đối với chúng ta cách vận hành của các nhóm Tâm , vật lực và các Uẩn này có vẻ như cái tôi cá nhân nhưng trong thực tế cái tôi hay bản ngã hoặc tác nhân của hành động chỉ là một sự hiện hữu ảo .
Ở mức quy ước cách vận hành của những lực , yếu tố , các Uẩn này được sắp đặt bởi luật nhân quả , mặc dù chúng không cách nào tạo thành cái ngã hay linh hồn . Sự kết hợp phức tạp của các tiến trình Tâm Vật lý hoàn toàn tùy thuộc vào những tiến trình trước , đặc biệt tính liên tục của nghiệp . Như vậy những khác biệt cá nhân đã được giải thích . Một cá nhân có thể là một người sân hận , nóng tính chẳng hạn bởi trong quá khứ anh ta đã thực hiện những hành động để lại những điều kiện cho những nét đặc trưng phân biệt , vốn là những quả của nghiệp nảy sinh trong hiện tại . Song điều này xảy ra là vì nghiệp để lại tiềm lực cho những nét sân hận hay ác ý đó nảy sinh , chứ không phải có một bản ngã nào của con người đang tiếp tục . Thực ra cá nhân con người không tồn tại giống nhau trong 2 sát na liên tiếp . Vạn vật là một chuỗi nối tiếp của những lực và yếu tố , chứ không có gì thực sự tồn tại .
Tất cả những khái niệm của các tôn giáo liên quan đến một cái ngã hay linh hồn thuộc bất kỳ loại nào đã bị Đức Phật phủ nhận sự hiện hữu của nó trong nghĩa tối hậu . Tuy nhiên chúng ta có thể dùng những từ như bản ngã để mô tả một sự sắp xếp đặc biệt của 5 Uẩn vốn cho vẻ bề ngoài không thật của một cá nhân như một bậc A la Hán Ni Vajira thời Đức Phật đã nói :
" Các bộ phận có mặt
Tên " chiếc xe " được dùng
Cũng vậy có 5 uẩn
Ta gọi là " chúng sinh "
Gíao lý Vô Ngã do Đức Phật dạy từ cái nhìn trí tuệ của một bậc Toàn giác , một cái nhìn vốn thấy vạn pháp đều Vô Ngã . Giáo lý Vô Ngã là một trong những giáo lý quan trọng nhất của Đạo Phật , nó làm cho Đạo Phật khác với các tôn giáo khác . Trong khi các tôn giáo khác đều chấp nhận sự hiện hữu của một thực thể tinh thần sịêu hình , sự hiện hữu của một linh hồn hay bản ngã .
A Dictionnary of Mind anh Spirit ( Page 314 ) : " Trong các tôn giáo chính của thế giới , chỉ duy nhất Đạo Phật phủ nhận hay bất khả tri về sự hiện hữu của một linh hồn " .
Theo giáo lý Thiên Chúa thì mỗi linh hồn sẽ bị xét xử vào ngày tận thế ...chính linh hồn là cái sẽ quyết định cá nhân ấy hoặc bị trừng phạt ở hỏa ngục hoặc được ban thưởng một cuộc sống vĩnh hằng trên Thiên Đàng ...còn Đạo Phật dạy rằng không có gì được xem là linh hồn hay cái ngã thực và thường hằng như vậy . Đạo Phật là tôn giáo chính duy nhất phủ nhận sự hiện hữu của một thực thể siêu hình được gọi là bản ngã hay linh hồn .
Gíao lý Vô Ngã luôn là trung tâm của tranh luận Phật Giáo , có thể xác quyết chính Đức Phật Thích Ca đã lấy nó làm một trong những điểm chính yếu của Giáo Pháp . Phần lớn các nhà Phật giáo Bắc tông sau này đều công nhận giáo lý Vô Ngã nhưng về sau các trường phái Phật giáo Bắc tông do các chư Tổ xiển dương đã trôi dạt vào một học thuyết giống như bản ngã vậy ( Phật tánh , chân tâm ) , điều này không còn đúng với tinh thần nguyên thủy theo lời dạy của Đức Phật là Vô Ngã . Những tranh luận về giáo lý Vô Ngã dường như dựa trên một sự sợ hãi sâu xa về việc phủ nhận sự hiện hữu của một linh hồn . Người ta thường bám chấp rất mãnh liệt vào thân tâm , rất quý sự sống của họ vì thề họ thích tin rằng phải có một cái gì đó như linh hồn trường cữu bất diệt và thường hằng bên trong họ . Khi Đức Phật nói không có cái gì thường hằng trong họ , không có cái gì như một linh hồn nhờ đó họ sẽ tiếp tục sống đời đời , điều này làm họ trở nên khiếp sợ . Họ tự hỏi điều gì sẽ xảy ra với họ trong tương lai , họ mang nỗi sợ hãi về sự diệt vong . Đức Phật rất hiểu điều này , chúng ta có thể thấy qua câu chuyện sau đây :
Vacchagotta là một du sĩ ngoại đạo , một lần nọ đi đến gặp Đức Phật để đàm luận về một số vấn đề quan trọng . Ông Vacchagotta hỏi Đức Phật : " Bạch Thế Tôn , có Tự Ngã không ? " . Đức Phật giữ im lặng . Sau khi Vacchagotta bỏ đi , Đức Phật giải thích cho thị giả A Nan lý do tại sao Phật đã giữ im lặng .
Đức Phật giải thích : Ngài biết rằng Vacchagotta rất lầm lẩn trong ý tưởng của ông về Tự Ngã ( Linh hồn ) . Nếu Ta trả lời là có Tự Ngã , thời Ta sẽ cho là đang trình bày quan điểm của những người thường kiến , chủ trương có cái Ngã thường hằng , điều mà Ta không đồng ý . Nhưng nếu Ta nói rằng không có Tự Ngã thời Vacchagotta nghĩ rằng Ta trình bày quan điểm của những người đoạn kiến , cho rằng con người không là gì cả sẽ bị huỷ diệt hoàn toàn vào lúc chết . Bởi lẽ quan điểm sau phủ nhận Nghiệp , tái sanh và Duyên khởi nên Đức Phật cũng không đồng ý với quan kiến này .
Thật sự Đức Phật dạy rằng con người tái sanh với " Thức hay Tâm tục sinh " . Một cái Thức tái sinh vốn không chuyển đi từ kiếp sống trước nhưng đi vào hiện hữu nhờ những điều kiện trong những kiếp sống trước như là Nghiệp chẳng hạn . Như vậy người tái sinh không phải là một với người đã chết và người tái sinh cũng không hoàn toàn khác với người đã chết . Điều quan trọng hơn cả là không có thực thể siêu hình , không có linh hồn , không có loại bản ngã tinh thần nào tiếp tục từ một hiện hữu này đến một hiện hữu khác . Nhưng lời dạy này lại quá khó đối với Vacchagotta nên Ngài đợi đến một thời điểm thích hợp , Ngài dẫn Đạo tùy theo căn cơ , hoàn cảnh của con người , vì lợi ích của họ . Sau này Vacchagotta nhận ra tính chất Vô Thường , Khổ , Vô Ngã của các Pháp và đắc Đạo thành một bậc A La Hán .
Trước khi Đức Phật xuất hiện ở thế gian này thì Bà La Môn giáo hay Ấn Độ giáo đã thịnh hành ở đất nước Ấn Độ . Bà La Môn giáo dạy giáo lý về sự hiện hữu của Linh hồn hay Tự ngã . Khi Đức Phật xuất hiện Ngài tuyên bố không có Linh hồn . Gíao lý Vô Ngã này quan trọng đến mức chỉ 5 ngày sau khi thuyết bài Pháp đầu tiên Tứ Thánh Đế thì Đức Phật đã công bố giáo lý Vô Ngã này . Khi 5 anh em Thánh Tăng Kiều Trần Như nghe bài Pháp Vô Ngã này đến cuối bài Pháp đều đắc quả vị A La Hán .
Linh hồn là cái gì mà Đức Phật phủ nhận ? Theo Ấn Giáo thì Linh hồn là cái lõi bên trong của bất kỳ vật gì hàm ý là sự tồn tại lâu dài . Cái lõi cũng hàm ý là cái tốt nhất của một vật gì được xem là tinh chất , trong sạch , chân thật , bền lâu . Một ý nghĩa khác của Linh hồn là quyền lực làm cho những người khác phải tuân theo mệnh lệnh . Linh hồn là người có quyền lực cao nhất và được xem là ông chủ của chính nó . Linh hồn còn là tác nhân của hành động làm mọi sự tốt hay xấu . Trong một nghĩa khác của Linh hồn theo kinh điển Ấn Giáo là cái Ngã cá nhân đồng nhất với cái Ngã vũ trụ , Đấng tối cao hay còn gọi là Phạm Thiên cư trú trong mọi người và trong mọi hữu tình chúng sinh . Theo lý luận này thì giải thoát là Tự Ngã đồng nhất với bản thể vũ trụ hay Phạm Thiên .
Đức Phật đã phủ nhận thuyết Linh hồn của Ấn Giáo . Theo Đức Phật không có gì chúng ta có thể gọi là một cái lõi bên trong vĩnh hằng và hạnh phúc như vậy và cũng không có gì chúng ta có thể kêu cầu để vận dụng quyền lực của họ đối với bản chất của các Pháp . Trong Đạo Phật không có người làm hay người tác nghiệp ngoài nghiệp và cũng không có người cảm thọ ngoài cảm thọ . Không có cái gì hoặc không có người nào có quyền lực tuyệt đối vì vạn hữu , vạn vật đều phó mặc cho sự sáng tạo và hoại diệt không ngừng của các Pháp hữu vi . Đức Phật dạy rằng chỉ có 5 Uẩn kết hợp ( Sắc , Thọ , Tưởng , Hành , Thức ) , nếu nói chuyên biệt hơn chỉ có Tâm và Thân hay Danh và Sắc . Ngoài Thân và Tâm không có bất cứ cái gì khác hiện hữu để chúng ta có thể gọi là Linh hồn . Pháp duy nhất tồn tại ngoài lĩnh vực Danh và Sắc là Niết Bàn giới Vô Vi , là chân lý tuyệt đối nhưng ngay cả Niết Bàn cũng là Vô Ngã .
Trong Trung Bộ Kinh ( Majjhima Nikaya ) chúng ta thấy có câu chuyện kể về một Du sĩ ngoại đạo rất nổi tiếng tên là Saccaka . Một hôm ông ta nghe Đức Phật dạy về giáo lý Vô Ngã , vì lẽ ông ta là một nhà biện tài rất sắc bén , ông quyết định sẽ đi gặp Đức Phật để thuyết phục Ngài rằng giáo lý Vô Ngã là sai lầm . Ông Saccaka cảm thấy rất tự tin và ông tuyên bố rằng nếu ông có tranh luận với một cột trụ đá thì trụ đá ấy sẽ toát mồ hôi vì sợ . Ông còn nói ví như một lực sĩ nắm lấy một con dê và quay nó quanh vai mình như thế nào , ông cũng sẽ nắm lấy sa môn Thích Ca mà xoay như vậy trong cuộc tranh luận .
Saccaka và những đệ tử của ông đến gặp Đức Phật và chào hỏi Ngài . Sau đó ông mời Đức Phật giải thích về giáo lý mà Ngài đã dạy . Đức Phật trả lời rằng Ngài dạy Vô Ngã . Ông Saccka nói ngược lại là : " có Ngã , 5 Uẩn là Tự Ngã . "
Đức Phật nói : " Ông có thật sự cho rằng sắc uẩn là Tự Ngã không ?
Saccaka vốn xấu trai nên nếu ông nói rằng sắc ( thân ) là Tự Ngã thì Đức Phật sẽ hỏi ngược lại : " Vậy thì tại sao ông không làm cho diện mạo mình đẹp trai lên đi ? "
Thế là Saccaka buộc phải nói Sắc thân không phải là Tự Ngã .
Ở đây chúng ta thấy Đức Phật đánh đổ một số đặc điểm được người ta cho là Tự Ngã . Nếu Saccaka có một Tự Ngã , thì ông có thể kêu gọi nó vận dụng quyền lực , sức mạnh để thay đổi diện mạo của ông . Vì suy cho cùng Tự Ngã đồng nhất với Đại Ngã tức cái Ngã vũ trụ , Đấng sáng tạo quyền năng vô tận , nguồn cội của vạn vật thế gian . Tuy nhiên Đức Phật cho biết chỉ có 5 Uẩn hiện hữu và 5 Uẩn này không phải là Linh hồn hay Tự Ngã bởi vì chúng phải tuân theo những quy luật của vô thường , khổ , vô ngã . Sắc không phải là linh hồn , nó không phải là ông chủ và người cai trị của chính nó , nó còn phải chịu sự đau khổ . Các Uẩn khác như Thọ , Tưởng , Hành , Thức cũng phải theo những quy luật như vậy . Do đó Saccaka đã bị đánh bại .
Trong bài kinh Vô Ngã Tướng ( Anatta Lakkana Sutta ) , Đức Phật có nói :
" Ví như một con rối làm bằng gỗ , mặc dù không thực chất , không có sự sống và không hoạt động , song bằng cách kéo những sợi dây người ta có thể làm cho nó cử động , đứng lên , ngồi xuống và có vẻ như đầy sức sống và hoạt động . Tâm và Thân này cũng vậy là một cái gì đó rỗng không , không có sự sống và không hoạt động nhưng nhờ sự vận hành hỗ tương của chúng với nhau do nghiệp, sự kết hợp tâm vật lý này có thể chuyển động , và có vẻ như đầy sự sống hoạt động . "
Trong Trung Bộ Kinh , Đức Phật mô tả sự tin tưởng nơi Tự Ngã ( Linh hồn ) như một ý tưởng dẫn đến sự vị kỷ và ngã mạn :
" Như Lai thoát khỏi mọi tà kiến vì Như Lai đã thấy Sắc là gì , và Sắc sanh và diệt như thế nào . Như Lai đã thấy Thọ ...Tưởng ...Hành ...Thức là gì và chúng sanh và diệt như thế nào . Do đó Như Lai nói rằng với sự đoạn trừ , đoạn diệt , biến mất , xả bỏ tất cả mọi ảo tưởng , mọi phỏng đoán , mọi khuynh hướng đối với tính tự đắc về " Ta " và sở hữu " của Ta " mà Như Lai được giải thoát hoàn toàn . "
Nam Mô A Di Đà Phật
Chúng ta có thể đi đến kết luận bằng việc giải thích một lời tuyên bố rất quan trọng Vô Ngãi Giải Đạo và trong Nikaya . Câu đầu tiên có nghĩa : " Các Pháp hữu vi là vô thường " . Câu thứ hai có nghĩa : " Các Pháp hữu vi là khổ " . Tuy nhiên câu thứ ba lại khác là : " Tất cả các Pháp hữu vi cũng như vô vi đều Vô Ngã " . Do đó ngay cả Niết Bàn vốn là vô vi cũng không phải là Tiểu Ngã hay Đại Ngã . Lời tuyên bố của Đức Phật rõ ràng xác quyết , phủ nhận bất kỳ linh hồn nào , ngay cả trong chân lý cùng tột tuyệt đối của sự giác ngộ , ngay cả trong Niết Bàn vĩnh hằng cũng vậy .
PHƯƠNG DUNG sưu tầm