Dù cho khoa học cứ tiếp tục theo đà tiến bộ nhanh chóng như trong mấy thập niên vừa qua, người ta không tin rằng nhân loại sẽ có một đáp án đồng nhất cho vấn nạn về nguồn gốc con người. Sự đối nghịch giữa hai chủ thuyết duy tâm (hay duy linh) và duy vật có lẽ còn lâu lắm mới bị xóa nhòa. Sự sụp đổ của các quốc gia từng theo chủ thuyết cộng sản đặt nền tảng trên biện chứng duy vật kéo theo sự lung lay niềm tin của khá nhiều người đối với chủ thuyết này nhưng điều đó không có nghĩa là biện chứng duy tâm có thêm căn bản khả tín của khoa học.
Nhân Điện, dù không phải là một tôn giáo nhưng tin rằng con người có linh hồn và mọi vật đều xuất phát từ một ‘Đấng’ tối cao được xưng tụng dưới tên ‘Thượng đế’. Tuy nhiên, Nhân Điện nhìn vấn đề tâm linh và quan niệm về vai trò của Thượng đế có vẻ hơi khác biệt với một vài quan niệm thông thường khác.
Tâm linh
Trong vài thập niên gần đây, từ ngữ ‘Tâm linh’ được dùng một cách khá phổ quát, nhưng dường như chưa có một định nghĩa thống nhất.
Theo nhiều từ điển, ‘tâm linh’ có nghĩa là: tinh thần, tâm lý, là phần không phải thể xác của con người. Trong ‘từ điển Phật học’ của Đoàn Trung Còn (sách đã dẫn), ‘… Tâm linh được định nghĩa là tâm thức linh diệu. Về triết học, tâm ấy biết cảm giác, có đủ các mối tình, ý, các sở vọng. Môn học về tâm linh (spiritual) ngày xưa nay gọi là tâm lý học (psychic). Về tôn giáo, tâm ấy rất linh hoạt , biến thiên vô ngại. Phái Duy thức gọi tâm linh là A-lại -da (Alaya) thức, cao trội nhất trong 8 thức. Trong nhà đạo tham thiền, người có thể đưa cái tâm linh ấy đến các cảnh giới tùy theo ý muốn của mình…’
Nói chung tâm linh gồm hai nghĩa:
1) Niềm tin tôn giáo, triết học và sự tồn tại sau cái chết;
2) Tâm trí, tâm hồn, tinh thần và psychic (theo nghĩa các hiện tượng dị thường, huyền bí). Nghĩa này ít thông dụng hơn. Những hiện tượng hay trải nghiệm liên quan với kinh nghiệm của con người được gọi là hiện tượng ‘tâm linh’ - đôi khi bị xem là ‘dị thường’ bao gồm: thần giao cách cảm, tiên tri, hậu tri, thấu thị, thấu thính, ngoại cảm, viễn di sinh học, kinh nghiệm cận tử, xuất hồn, thóat
xác, luân hồi, ma ám, giao tiếp với người chết,…
Theo các từ điển Tây Phương, ‘tâm linh’ (Spirituality) được định nghĩa như là ‘một nỗ lực tìm kiếm mục đích của cuộc đời và phát triển nội tâm’ (a search for life's purposes and inner growth). Theo những điều Thầy Lương Minh Đáng hướng dẫn cho các môn sinh Nhân Điện, Tâm linh được hiểu như là một tập hợp của những gì gọi là tinh thần, là linh hồn, là những việc nằm trong lĩnh vực siêu hình, những gì không thuộc về thể xác và vật chất.
Luân hồi
Duy vật biện chứng xem những gì còn sót lại sau khi chết chỉ là những ‘bức xạ tàn dư’ và các ‘tàn dư’ này có thể tồn tại trong không gian một thời gian ngắn dài tùy trường hợp. Vì phủ nhận linh hồn nên duy vật biện chứng chỉ xem những gì còn sót lại chỉ là những năng lượng sẽ bị tan biến không còn dấu vết.
Những người tin vào thuyết duy tâm hay duy linh gọi cái phần vô hình, loại năng lượng xuất ra từ cơ thể của một sinh vật sau khi chết là ‘linh hồn’. Nói cách khác, lúc sống, sinh vật có hai phần, cơ thể vật chất và linh hồn. Trong khi thể xác sẽ bị hoại diệt sau một thời gian nhất định, linh hồn tồn tại vĩnh viễn. Vì quan niệm thể xác có linh hồn nên nhiều người có ý nghĩ rằng linh hồn mang hình dạng giống như thể xác và do đó linh hồn đi về đâu sau khi chết được hình dung bằng nhiều cách khác nhau.
Thiên chúa giáo không mô tả rõ ràng cấu tạo của linh hồn và trong nhiều thế kỷ, dù đề cập đến ‘thiên đàng’, ‘địa ngục’ sau khi chết, tôn giáo này không bàn đến luân hồi mà ngừng lại ở sự chờ đợi ngày ‘phán xét cuối cùng’ của Đức Chúa trời.
Theo Phật giáo, sau khi chết, năng lượng xuất ra khỏi thể xác và trong vài trường hợp, tầng năng lượng này rất dày và đậm đặc có thể thấy được bằng mắt thường. Tuy nhiên linh hồn của một sinh vật chỉ là một điểm ‘linh quang’ rất nhỏ nằm trong khối năng lượng này và điểm linh quang này sẽ đi theo một trong sáu đường (lục đạo): địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh và atula, người, trời, (trong đó có 3 đường dữ còn gọi là tam đồ: địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh. Linh hồn sẽ luân hồi vào một trong sáu nẻo tùy theo nghiệp quả của mình.
Thầy Lương Minh Đáng hướng dẫn các môn sinh theo chiều hướng khác. Thầy tin rằng mọi sinh vật đều có linh hồn và sau khi chết linh hồn sẽ tái kiếp.
Tuy nhiên Thầy không đồng tình với ‘luân hồi’ trong sáu nẻo, không ‘tam đồ’ hay ‘lục đạo’. Thầy đồng ý có ‘linh hồn’ và có ‘tái kiếp’ nhưng linh hồn luôn tiến hóa và mượn thể xác (vật chất) để học hỏi. Linh hồn của một sinh vật hạ đẳng sau khi bỏ xác sẽ tái kiếp vào một thể xác của sinh vật có trình độ tiến hóa và tri thức cao hơn. Linh hồn không đi thụt lùi, không từ con người xuống làm súc
sinh. Con người sau khi chết chỉ tái kiếp lại làm người để tiếp tục học những gì chưa học kịp từ các ‘kiếp người’ trước đó hoặc để thi hành một sứ mạng do thượng đế giao phó hay những linh hồn đã tiến hóa thành bồ tát, tự nguyện tái kiếp làm kiếp người để giúp người. Việc một linh hồn tái kiếp vào một thể xác có đời sống ‘vật chất’ khổ sở hơn kiếp trước là để học những gì chưa học chứ
không có nghĩa là trả nghiệp quả xấu từ kiếp trước.
Tuy nhiên, có nhiều linh hồn không chịu tái kiếp hoặc không có cơ hội tái kiếp mà Thầy Lương Minh Đáng thường gọi dưới tên chung là ‘linh hồn bất tử bất diệt’.
Các linh hồn không chịu tái kiếp gồm linh hồn của các vị binh sĩ, những người chết bất đắc kỳ tử… tâm thức mù mờ chưa chịu tin mình đã chết, cũng có linh hồn của những người đang giữ một bí mật quan trọng nào đó chưa tiết lộ được cho người thân trước khi qua đời hoặc một tâm nguyện chưa thực hiện được hoặc u uất chưa giải được… nên cố bám víu vào cõi trần để giải kết mà họ không ý thức được rằng họ đã trở thành vô năng trong cõi thế, họ chỉ là một thể năng lượng, không phải trong thể vật chất hữu hình của thể xác.
Các linh hồn không có cơ hội tái kiếp là những linh hồn quyến luyến cõi trần (gia đình, người thân, tình bạn, của cải, …) không vứt bỏ được những ham muốn đời thường (nghiện ngập, mê luyến…), lúc mới chết đã trốn tránh không muốn tái kiếp, qua thời gian dài, ý muốn tái kiếp không còn, ý chí quyết tâm đầu thai hay điện tu và cơ hội để thực hiện việc đó không còn nữa.
Nhân Điện tin rằng năng lượng vũ trụ có thể giúp các linh hồn bất tử bất diệt đó tái kiếp hoặc chọn đường tiến hóa cao hơn bằng cách cầu nguyện và truyền năng lượng vũ trụ.
Bệnh thần kinh giả
Thông thường, người bị xem là mắc ‘bệnh thần kinh’ là người mà đầu óc không bình thường, mất trí nhớ, thần kinh rối loạn khiến có những phản ứng, hoạt động mà người khác cho là ‘bất bình thường, rối loạn’. Hầu hết nguyên nhân của ‘bệnh thần kinh’ là não bộ bị chấn thương, tỳ vết, không làm được nhiệm vụ bình thường của nó.
Tuy nhiên có trường hợp một người chỉ thỉnh thoảng mới có những hoạt động không bình thường nhưng không phải do nguyên nhân não bộ bị thương, bị khuyết tật mà dường như do một ‘cái gì đó’ ảnh hưởng, điều khiển, ám ảnh… Nhân Điện tạm gọi những trường hợp giống như bệnh ‘thần kinh’ mà không do não bộ bị thương tích, giống như bệnh thần kinh mà không thường xuyên gọi là bệnh ‘thần kinh giả’ để phân biệt với trường hợp thần kinh thật sự bị tổn thương. Nói cách khác, bệnh ‘thần kinh giả’ chỉ trường hợp một người bị một‘cái gì đó’ và trong lúc bị ảnh hưởng, người bệnh có những hoạt động rất gần với hoạt động của người bị thần kinh thật sự.
Theo Nhân Điện, thần kinh giả thường do một trong ba nguyên nhân. Thứ nhất là do khí âm hàn tích tụ quá nhiều trong cơ thể do điều kiện hoạt động trong nhiều năm tháng. Thứ nhì là do chính người sử dụng bùa, ngải (xin, thỉnh, bùa, ngải để nuốt, mang theo trong người hoặc để ở nhà) hoặc bị người khác dùng bùa, ngải để thu, ém. Thứ ba, là do một ‘âm hồn’ nào đó dựa hay nhập vào sai khiến, điều khiển, ảnh hưởng.. khiến nhiều lúc người đó không còn tự chủ được.
Y học Đông phương tin rằng có khí âm hàn nhưng Tây phương lại không chấp nhận. Bùa ngải trong thế giới văn minh khoa học hiện tại bị liệt vào loại mê tín dị đoan, dù không tin nhưng không mấy ai dám tìm hiểu mà chỉ ‘kính nhi viễn chi’.
Trong thế giới chịu ảnh hưởng của khoa học và nguyên tắc vật lý hữu hình, nhiều người không tin là con người có linh hồn bởi vì khoa học chưa chụp hình được, chưa rờ mó được và chưa thí nghiệm được. Ngược lại mọi tôn giáo đều đặt trên căn bản con người có linh hồn và sau khi chết, linh hồn thóat ra khỏi xác để đi vào một cảnh giới khác, một không gian khác nhiều chiều hơn không gian 3 chiều của thế giới loài người.
Nhân Điện tin vào thuyết của mọi tôn giáo là con người có linh hồn và sau khi chết đi, có linh hồn bị lạc lõng, mê muội, hoặc do tình cảm riêng không dứt bỏ được cõi trần để đi vào một không gian khác hay tái kiếp làm người để tiếp tục học hỏi và thăng hóa. Những linh hồn đó luôn tìm cách luẩn quẩn bên thế giới loài người và có khi ‘dựa’ vào một người sống hay bị người có một ‘quyền phép’
nào đó bắt giữ và sai khiến hoạt động theo lệnh.
Người sống bị một linh hồn khác ‘dựa’ hay ‘bám’ vào có thể có những hành động hay phản ứng rất thất thường, da xanh, mắt thiếu thần, thường nhức đầu và tay chân, lúc bệnh, lúc khỏe. Có khi một người nghe trong đầu mình có sự đối thoại của nhiều người và Tây y gọi trường hợp này là ‘multi - personalities’. Các chứng triệu chứng này cũng có thể thấy ở những người lượng khí âm hàn chất chứa trong cơ thể nhiều hơn bình thường do việc sống nơi ẩm thấp, nơi hoang dã tích tụ nhiều khí hàn độc, thiếu sinh hoạt ngoài trời, ‘cái gì đó’ và trong lúc bị ảnh hưởng, người bệnh có những hoạt động rất gần với hoạt động của người bị thần kinh thật sự.
Trong thế giới chịu ảnh hưởng của khoa học và nguyên tắc vật lý hữu hình, nhiều người không tin là con người có linh hồn bởi vì khoa học chưa chụp hình được, chưa rờ mó được và chưa thí nghiệm được. Ngược lại mọi tôn giáo đều đặt trên căn bản con người có linh hồn và sau khi chết, linh hồn thóat ra khỏi xác để đi vào một cảnh giới khác, một không gian khác nhiều chiều hơn không gian 3 chiều của thế giới loài người.
Nhân Điện tin vào thuyết của mọi tôn giáo là con người có linh hồn và sau khi chết đi, có linh hồn bị lạc lõng, mê muội, hoặc do tình cảm riêng không dứt bỏ được cõi trần để đi vào một không gian khác hay tái kiếp làm người để tiếp tục học hỏi và thăng hóa. Những linh hồn đó luôn tìm cách luẩn quẩn bên thế giới loài người và có khi ‘dựa’ vào một người sống hay bị người có một ‘quyền phép’
nào đó bắt giữ và sai khiến hoạt động theo lệnh.
Người sống bị một linh hồn khác ‘dựa’ hay ‘bám’ vào có thể có những hành động hay phản ứng rất thất thường, da xanh, mắt thiếu thần, thường nhức đầu và tay chân, lúc bệnh, lúc khỏe. Có khi một người nghe trong đầu mình có sự đối thoại của nhiều người và Tây y gọi trường hợp này là ‘multi - personalities’. Các chứng triệu chứng này cũng có thể thấy ở những người lượng khí âm hàn chất chứa trong cơ thể nhiều hơn bình thường do việc sống nơi ẩm thấp, nơi hoang dã tích tụ nhiều khí hàn độc, thiếu sinh hoạt ngoài trời, Nhân Điện chỉ dùng năng lượng vũ trụ thu hút được, một thứ năng lượng thuần dương, một loại tiên thiên khí, một thứ ‘chính khí’ để đưa vào cơ thể người bệnh nhằm triệt tiêu ‘khí âm hàn’, tống các ‘âm khí’ ra ngoài giúp người bệnh trở lại trạng thái cơ thể bình thường, loại bỏ các thứ ‘giả’ bám vào thần kinh người bệnh.
Rất nhiều học viên Nhân Điện đã có dịp kiểm nghiệm nhiều lần cách chữa bệnh thần kinh giả nói trên và đạt đến kết quả kỳ diệu dù khá khó tin theo nhãn quan khoa học thực nghiệm. Cũng chính vì lẽ đó mà có người cho rằng Nhân Điện sử dụng bùa ngải, làm phù phép vì họ cho rằng chỉ có bùa, ngải mới khử được bùa, ngải và thầy pháp mới bắt, ém được ma. Điều kết luận vừa rồi có thể không phải
do ác ý mà bắt nguồn từ sự hiểu biết thông thường trong đó hiệu năng của năng lượng vũ trụ, một loại tiên thiên khí, chính khí chưa bao giờ được sử dụng một cách phổ biến trước đây.
Nhiều vị chân tu Phật giáo cũng từng làm những việc mà học viên Nhân Điện đang làm nhưng được hiểu theo chiều hướng tâm linh và tôn giáo là vị chân tu đó dung ‘đạo hạnh’ của mình xua đuổi tà ma (‘đức trọng quỷ thần kinh’). Học viên Nhân Điện nên lưu ý đến điều này để khi giải thần kinh giả đừng bày vẽ cho khung cảnh thành huyền bí gây hiểu lầm không cần thiết.
Thương và ghét
Trong đời sống hàng ngày, con người một mặt phải chống chọi với thiên nhiên để sinh tồn, mặt khác phải đối phó với chính đồng loại và đôi khi còn làm khổ nhau nhiều hơn là thiên nhiên, muông thú.
Ghét người khác, bị người khác ghét, thù người khác, bị người khác thù… là những chuyện đời thường. Tuy nhiên ghét hay thù người khác là một thứ tình cảm vô cùng khó chịu, nó là một độc tố làm hại con người, nó là một thứ ‘địa ngục trần gian’. Phật giáo gọi ‘sân hận’ là một trong ‘tam độc’- tham, sân, si.
Phật giáo dạy Phật tử dùng lòng từ bi, quán niệm nhân quả và các triết lý khác để tự mình dứt bỏ sân hận. Chúa Jesus dạy đưa má phải cho người đã đánh vào má trái của mình, tha thứ và khoan dung với kẻ thù hay kẻ làm hại mình.
Cái lợi ích trước tiên ai cũng thấy rõ là sự sân hận trong ta sẽ hết. Mỗi ngày để tâm thật thanh thản, truyền năng lượng vũ trụ cho những người có tên trên tờ giấy với một lòng ước muốn những người đó hết bệnh, hết đau và an lạc. Mỗi lần truyền năng lượng cho người ghét, cho kẻ thù là mỗi lần nghĩ đến những người đó bằng một thứ tình cảm như họ là những người thân thương với mình thì sự sân hận đối với họ không thể tồn tại lâu. Những người mình ghét hay ghét mình đó mỗi ngày nhận được một luồng năng lượng hòa ái từ chính người mình từng không ưa thì chắc chắn thời gian không lâu, tâm tình họ cũng sẽ thay đổi.
Truyền năng lượng cho người ghét, cho kẻ thù là hành động hết sức tích cực chẳng những đem đến an lạc cho mình mà còn cho người khác. Nhiều hành giả Nhân Điện đã thực tập điều này và không lâu sau, tâm tình họ đã thoải mái rất nhiều, nhân sinh quan cũng dần thay đổi.
Thầy Lương Minh Đáng cũng khuyên hành giả Nhân Điện nên truyền năng lượng mình bằng Luân xa 6 đến những vùng bị thiên tai, những nơi mà thù hận, tham vọng và đố kỵ đang làm hại nhiều người để làm giảm hung khí, bớt thiệt hại và những nạn nhân nhanh chóng phục hồi, đỡ bị suy sụp. Chính thầy cũng làm điều này và nhiều lần thông báo cho học viên toàn thế giới để cùng lúc truyền năng lượng đến một nơi nào đó nhằm làm giảm hay ngăn chặn một biến cố tác hại đến nhiều người.
Cho dù không chấp nhận những khám phá mới của khoa học rằng năng lượng có thể di chuyển tức thời đến người hay nơi người truyền năng lượng muốn và cho dù không tin rằng năng lượng vũ trụ giúp được gì cho con người, điều không thể phủ nhận là ‘thương được người ghét’ sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều, phần thưởng quý giá mà người hữu tâm nhận được trong hành động ‘cho’ và ‘tha thứ’.
Nhân Điện và tôn giáo
Căn bản của luyện tập Nhân Điện là thiền tịnh. Cách chữa bệnh của Nhân Điện không sử dụng dược chất.
Mục đích tối hậu của Phật giáo và một số ngành học thiền khác là giải thóat sinh tử luân hồi. Mục đích của tôn giáo khác là linh hồn được về nước Chúa, được lên thiên đàng sau khi xác thân này tàn hoại.
Phương tiện mà Tây y và ngành Đông y dùng thuốc là dược chất. Nhân Điện không phải là một tôn giáo cũng không dùng dược chất như các ngành y học phổ thông nên dễ bị nhìn bằng con mắt nghi kỵ.
Kinh điển Đại thừa của Phật giáo cho rằng bất kỳ cách tu tập nào không đưa đến mục đích sau cùng nhằm thóat khỏi kiếp luân hồi - sinh tử thành bồ tát, thành Phật - là’tà’. Nhiều ngành học thóat thai từ Phật giáo cũng chủ trương như vậy.
Phương pháp thiền tịnh của Phật giáo và thiền tông dùng phương pháp tĩnh tọa để quán chiếu Phật pháp và làm cho tâm thanh tịnh với mục đích giải thóat, đạt được cõi giới ‘niết bàn’ (nirvana). Tuy nhiên trong suốt quá trình thiền định, hành giả có khi đạt được khả năng chữa bệnh thần kỳ như chỉ cần đặt tay lên đầu người bệnh cũng chữa được lành bệnh nhưng hành giả được khuyên là đừng lưu tâm đến ‘thành quả’ này để tránh xao lãng trong mục đích tối hậu là tự giải thóat
Nhân Điện dễ bị xếp vào loại ‘tà’ vì mục đích không phải là hoàn toàn giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi mà chỉ đưa ra mục tiêu chữa bệnh. Tịnh độ phái trong Phật giáo dựa vào niệm Phật hiệu, cầu Bồ tát để được độ trì và không nhằm mục đích vĩnh viễn thoát luân hồi nên bị xem là dùng ‘tha lực’ và chưa đạt được mục đích của người tu Phật theo tinh thần Kim Kinh Cang và diệu pháp Liên Hoa (kinh Pháp Hoa). Nhân Điện dùng ‘tha lực’ để khai mở Luân xa nên dễ bị nhìn bằng nhãn quan nghi ngờ.
Với những người hành nghề trị bệnh hay quen cách trị bệnh bằng dược chất khó chấp nhận hiệu quả thật sự của cách trị bệnh không dùng thuốc. Nhân Điện dễ bị đồng hóa với những thầy pháp, thầy bùa, những ‘lang băm’ dùng các hình thức mê tín để gạt người kiếm sống.
Nhân Điện cấm tuyệt đối việc học viên chữa bệnh lấy tiền, giúp người khác với mục đích thương mại. Học viên Nhân Điện muốn chữa bệnh hiệu quả phải dùng long từ ái của chính mình để bức xạ năng lượng truyền sang cho người bệnh. Nhân Điện hoàn toàn không làm hại gì cho sức khỏe bệnh nhân hay gây phản ứng phụ, người bệnh không tốn kém vật chất gì hết cho người chữa bệnh, học viên Nhân Điện không ‘dụ’ người bệnh chữa bệnh cũng không khoa trương chữa lành bách bệnh nên dù chữa hết bệnh hay không, người tìm đến Nhân Điện để chữa bệnh không thể bị xem là những người bị gạt gẫm.
Chữ ‘tà’ trong Hán ngữ có nghĩa là nghiêng, không đứng thẳng. Trong chữ nôm, ‘tà’ được dùng với nghĩa ngược lại với chính và đôi khi được đồng nghĩa với ‘ma quỷ ‘, những thứ xấu xa hại người. Học viên Nhân Điện được đào tạo để giúp người bất vụ lợi. Học viên Nhân Điện không có khả năng hại người bằng Nhân Điện. Nhân Điện không luyện bùa, nuôi ngải, hay học bất kỳ một thuật nào không chính đáng.
Người luyện tập Nhân Điện ban đầu thường chỉ nhắm mục đích tự chữa bệnh cho mình và giúp thân nhân. Nhân Điện không phải là một tôn giáo, không phải Phật giáo nên không buộc người học phải nhắm đến mục đích giải thoát sinh tử luân hồi, không có giáo lý để quán niệm nhưng cách tập luyện Nhân Điện là dùng thiền tịnh - phương pháp của tôn giáo - cho mục đích chữa bệnh, ngừa bệnh y học.
Nhân Điện là y đạo. Người tập luyện Nhân Điện buổi đầu giữ được sức khỏe, vượt qua những khó chịu của bệnh tật, giúp được người khác bớt bệnh hết đau. Nhân Điện làm công việc của y học. Người luyện tập Nhân Điện thiền tịnh mỗi ngày, tâm dần xa với tạp niệm, tĩnh lặng dần. Sự tu tập bằng thiền tịnh để tâm được thanh tĩnh, xa dần vọng chấp thế tục là một hình thức của đạo.
Mục đích của Nhân Điện là dùng phương thức và thành quả của ‘đạo’ cho mục đích phục vụ cho sức khỏe nên Nhân Điện là ‘y đạo’, không phải ngành thuần túy y học cũng không phải là tôn giáo cho mục đích giải thoát.
Nếu người tu thiền trước khi đạt được mục đích tối thượng là giải thoát, là niết bàn thì có thể trải qua giai đoạn có khả năng trị bệnh. Nhân Điện chỉ giúp học viên đạt đến khả năng trị bệnh, đạt dưới mục đích y đạo, mà không quảng bá
các thành quả tâm linh đạt được sau đó. Điều đó không có nghĩa là tất cả những người tập luyện Nhân Điện sẽ dừng lại ở chỗ chữa được bệnh. Nhiều người đi xa hơn trong tôn giáo để tìm đến mục đích sau cùng. Căn bản do Nhân Điện đào luyện giúp người luyện tập vượt qua dễ dàng những giai đoạn khó khăn ban đầu của thiền tu và nếu thích, học viên Nhân Điện có điều kiện theo đuổi tôn giáo mình chọn.
Nguồn: Wdan801
HUYHOANG TITC