Đây là sự trải nghiệm hành đạo hơn 20 năm của nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Thanh Lan mình đưa lên đây để mọi người cùng tham khảo
CÁC DẠNG LINH HỒN
Nói chung - Linh hồn là một dạng phi vật thể, tồn tại bằng những sóng năng lượng. Có hai loại: linh hồn cấp cao và linh hồn cấp thấp. Linh hồn cấp cao: Còn gọi là Linh Căn, Linh Điển, Linh thể - Linh hồn cấp thấp: Âm hồn hay âm vong, âm căn!
I. LINH HỒN CẤP CAO:
Gồm có những phần hồn đã tiến hóa, nói nôm na là “Có tu luyện” bằng một đạo pháp nào đó, trở nên có phép thuật hoặc đạo quả cao - Ta gọi chung là các Đấng hoặc Ơn Trên…
• Tùy theo chứng đắc đạo quả nào, còn có tên gọi riêng như: Phật, Chúa, Tiên, Thánh, Thần, Thánh Tổ, Thiên Tướng hoặc Trạng…
01 / Cõi Trên: Còn gọi là cõi Trời - Trong cõi Trời còn có cõi Phật. Cõi Phật chia ra làm hai cung: Cung Đạo Lợi và cung Đâu Suất
- Cung Đạo Lợi: Là cung của các bậc chứng đắc quả vị Phật, vĩnh viễn thoát luân hồi, không còn sinh tử!
- Cung Đâu Suất: là cung của Bồ Tát và các vị Thánh - Chia làm hai: Nội Cung và Ngoại Cung.
** Nội cung: Gồm những linh hồn đắc quả vị Thánh do xuất gia đầu Phật, cạo đầu và trường chay, giữ nghiêm giới luật.
** Ngoại cung: Bao gồm những bậc đắc quả vị Thánh do tu trì tại gia, có trường chay hoặc không. Các vị Thánh ngoại cung vẫn còn để tóc như người thường
- Và vì còn vướng vọng trần nên dễ bị đọa xuống làm người trần thế trở lại như cũ.
- Riêng các vị Bồ Tát cũng có hai dạng: Dạng tịnh giới sống ở Nội Cung - Và dạng phát nguyện hành pháp, thường xuyên vân du đây đó các cõi để hóa độ chúng sinh.
02 / Cõi trần thế hay cõi người: Là cõi trung chuyển! Do những hành vi tạo tác ở cõi này mà khi mãn kiếp linh hồn con người đi về cõi trên hay đọa xuống cõi dưới.
03 / Cõi đọa: còn gọi là địa ngục, ngục A Tỳ hay Diêm La Cung, Diêm Phù Đề. Chủ quản cõi này là Diêm Chúa, Cung Chủ các cung (còn gọi là Tần hoặc Điện!) Trong cõi Địa ngục còn có các Vị Chúa Quỷ và Linh thần, giữ nhiệm vụ trông coi và hành xử!
Những người trông coi cõi Địa ngục cũng là các Đấng, những linh hồn đã chứng đắc Đạo quả.
Ở Cung Trời còn có Cung của Thiên Ma là Vua Trời - cai quản các loài Ma. Các vị Thánh, Thần, Tướng cũng ở trong cung Trời. Đây nói về những linh hồn đắc quả vị do đạo đức và tài năng.
Ngoài ra - Còn có các vị Thần tự do - có nghĩa là tự tu luyện mà có phép Thần! Loại này tương tự như những “Hồn xiêu phách lạc” không có trong danh sách chính quy, xem như “ngoại Càn Khôn”!
Các vị Thần tự do cũng có “Linh vị Thần” như các Vị chính thức - Song “đi mây về gió” tự do, không được cấp phép (hay còn gọi là lệnh bài).
Thần đắc đạo quả có áo mão cân đai như quan tướng triều đình, Thần tự do thì không có!
- Cõi dưới nước là thủy cung. Đây là một cõi chuyên biệt, không liên quan đến cõi người. Người trần thế chết dưới nước linh hồn bị bắt giam giữ, ít khi được trở về! Chỉ có những vị thầy bùa, thầy pháp biết cách lập đàn tế lễ xin rước vong thì vong mới được lên bờ.
II. LINH HỒN CẤP THẤP:
Có thể phân định linh hồn theo các dạng tổng thể như sau: Qua màu sắc của các trường năng lượng phát ra từ đôi mắt hoặc tỏa ra chung quanh (bức xạ).
§ Ánh sáng hào quang màu xanh biển: Nhà Phật.
§ Màu vàng: Địa tiên.
§ Màu trắng thủy ngân: Các Linh hồn tiến bộ (linh hồn tốt).
§ Màu đỏ: Các vị Thần.
Những người có đôi mắt của tâm linh (còn gọi là: Huệ Nhãn, Bát Nhã kiến) nhìn bằng “thể vía” thấy được phần âm! Đây là khả năng đặc biệt của những phần linh căn cao…
Về âm phần - Loại có đôi mắt xạ ra tia lửa màu đỏ máu là ngạ quỷ - loại xạ ra tia lửa màu xanh là yêu tinh!
- Ngạ quỷ có thể biến hoặc hiện hình thoắt đi thoắt đến nhanh như chớp
-Nhưng riêng bản thân tôi chưa thấy “Chân đi cách đất“ bao giờ!
- Loài yêu tinh đặc biệt là biết bay, dạng thể chung là đôi cánh bao phủ chung quanh mình như một chiếc áo choàng lớn màu khói nhang - Yêu tinh bay là là trên mặt đất ngang tầm mắt người, và cũng bay dốc đầu về trước như loài chim, khi đứng trên mặt đất chúng hiện nguyên hình như người, khuôn mặt luôn che kín bằng mái tóc rất dài…
Ngạ quỷ và yêu tinh là loài có luồng sóng điện tần âm mạnh nhất! Khi chúng hiện diện, ngay lập tức chúng ta nghe toàn bộ cơ thể lạnh giá từng luồng, thần trí trở nên hoảng loạn tay chân bủn rủn, cả người lạnh toát như sắp xỉu..
Linh hồn tồn tại và di chuyển bằng sóng năng lượng (còn gọi là thể khí). Chính vì phi vật thể - linh hồn có thể xâm nhập vào mọi nơi chốn, án vào đâu thì phá phách, làm hư hại ở đó! Án vào người tạo ra những cơn “đau giả” mà bệnh viện và các phương tiện y học không chẩn được. Án vào máy móc làm hỏng hóc các bộ phận, hư hoại các vi mạch..
Sự xâm nhập nầy tạo ra hư hỏng vĩnh viễn hay tạm thời. Khi linh hồn rời khỏi, các bộ phận hư hỏng có thể trở lại bình thường!
- Ngạ quỷ và yêu tinh các loại luôn luôn bỏ tóc xỏa che gần hết khuôn mặt
-Đáng sợ nhất là quỷ Dạ Xoa: cả gương mặt bị tàn phá trông rất kinh khủng… Đây là vong hồn của những người chết do tai nạn - Và chết với thể xác hoặc khuôn mặt không toàn vẹn!
Tôi cũng có vài lần được xem phim kinh dị, phim ma… Những hình ảnh về ngạ quỷ với gương mặt biến dạng tương tự như những gì mà đôi mắt tâm linh của tôi thấy được. Theo tôi thì những nhà làm phim hay viết kịch bản chính là những người có linh căn, đã nhìn thấy được bằng thể vía - Đương nhiên kết hợp thêm trí tưởng tượng và kỹ xảo của điện ảnh!
- Các loài vật thì loài nào có ma loài ấy! Ông bà xưa hay bảo: “Trần sao âm vậy”!
- Ma rừng: Sóc, Chồn, Khỉ, Vượn, Tắc kè, Đười ươi, Cọp, Beo, Hoẵng, Linh
miêu…
- Ma nước: Rắn, con Vắt, Đ a, Ma da, Sứa, Cá sấu, Hải cẩu…
- Còn một dạng đặc biệt của âm hồn, cũng là loại “ngoại càn khôn” - Đó là các âm binh hoặc binh gia (là binh của thầy bùa thầy pháp hoặc của tổ nghiệp trong nhà).
- Binh cõi Trên ta gọi là tinh binh hoặc Thiên binh - là dạng binh chính quy!
- Binh gia hay âm binh là những “hồn xiêu phách lạc” đi lang thang, bị các vị
thầy có pháp thuật chiêu dụ hoặc vây bắt về làm binh tướng cho mình…
Mọi người hay tìm đến các vị thầy để xin phép về làm ăn hoặc hỗ trợ cho một
việc nào đó, không hay biết là mỗi lá phép đều có một hoặc hai đội âm binh hoặc
binh gia (mỗi đội có 12 binh và 1 tướng là Thần hoặc Chúa Quỷ).
Lá phép xin về đồng nghĩa với việc ta rước âm binh vào nhà - Phép để lâu,
không ai biết để cúng cho ăn, binh đói thì binh phá! Trong nhà có âm binh, nửa
đêm về sáng trong bếp hay có tiếng va chạm nồi niêu, bát đĩa (mặc dù không có
chuột). Đó là âm binh phá…
- Các vị thầy bùa, thầy pháp cũng có hai loại: Loại thầy tổ có nhiều binh tướng do chính mình chiêu dụ và loại thầy hành theo nghiệp tổ tại gia hoặc thụ ấn từ Thầy tổ - Những vị nầy không hề biết trong lá phép của mình có âm binh.
III . NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA LINH HỒN
Bản chất của âm hồn là uất kết, sân si và phẩn hận,vì do lúc sanh tiền đã tạo
nhiều nghiệp chướng hoặc vì đau đớn và uất kết mà chết đi. (Là nói về loại hồn
quỷ, ngạ quỷ hoặc yêu tinh), nên đa số chỉ thích phá khuấy hại người và làm việc
ác!
Mỗi con người sống khi chết đi có thể có ba hoặc bốn âm phần khác nhau, phân biệt dễ dàng qua cung cách hành xử, dù cũng có cùng một nhân dáng: linh hồn vĩnh cửu, linh hồn hiện kiếp, âm căn hoặc linh căn (Có người vừa có linh căn vừa có âm căn). Cộng lại là bốn âm vong khác biệt nhau về tính cách nhưng gương mặt có thể giống nhau.
01 / Linh hồn vĩnh cửu: mang dấu ấn và họa phúc của tiền kiếp, nhập xác trần từ khi trẻ lọt lòng mẹ bắt đầu lên tiếng khóc - Ta có thể gọi là định mệnh hay định nghiệp bắt đầu…
02 / Linh hồn hiện kiếp: Thụ lãnh dấu ấn của linh hồn vĩnh cửu cộng thêm họa phúc do xác trần tạo tác cho đến khi mãn phần.
Theo giáo lý nhà Phật, linh hồn có tội bị đày xuống địa ngục và bị tra tấn, hành xử nhiều ít hay lâu mau tùy theo nghiệp qủa mỏng dày - Sau đó linh hồn hiện kiếp triệt tiêu, hồn vĩnh cửu cộng thêm họa phúc chuyển đi đầu thai sang kiếp khác - Quá trình tạo tác lại bắt đầu… Nhà Phật gọi là “vòng luân hồi”.
03 / Linh căn: Các phần căn cao xuống thế tạm chia thành ba trường hợp:
- Lọai tình nguyện hoặc được án lệnh xuống trần để gọi là “cứu nhân độ thế” - Mỗi người một việc riêng lẻ hoặc hợp quần. Là việc của những phần linh căn có quả vị cao, hầu như những người trần thế có thiên tài hoặc bác học, thần đồng
-Những người đi tiên phong sáng chế hoặc phát minh của nhân loại đều là phần linh căn, được chỉ định hoặc tự nguyện xuống trần để dìu dắt và giúp đỡ loài người, giúp sự tiến hóa về mặt khoa học vật chất hoặc tâm linh.
Các phần Linh căn từ cõi Trên xuống, nếu thuận cách - mỗi người đều có một lệnh bài, người của nhà Phật không có!
- Loại đi tu tập: là những linh căn xuống trần để học tập rèn luyện, trau dồi năng lực để đạt quả vị cao hơn khi trở về…
Loại nầy thường đầu thai làm người bình thường có hoàn cảnh khó khăn nhiều nghịch cảnh, trong môi trường sống phù hợp để rèn luyện tính cách, thường chỉ là hoàn cảnh để phấn đấu vượt qua chứ không có hoàn cảnh để phát minh sáng chế hay hoằng pháp độ đời.
Đây là các linh căn bậc trung: Thánh Cậu, Thánh Cô, Tiên Cậu, Tiên Cô, Thần Cậu, Nữ Thần…
- Loại bị “đi đày” vì có tội: Khổ sở nhất là loại nầy vì rất nhiều khó khăn, hoạn nạn và tai ương đang chờ trước mặt. Tội ít còn được thân mạng xinh đẹp hoặc vẹn toàn… Đáng thương nhất là loại có tội nặng: bị xấu xí, hình dong quái dị hoặc bị tật nguyền vì tai nạn, đau đớn triền miên suốt kiếp!
Khi mãn hạn lưu đày - được trở về nhập căn, đó là lúc xác trần hết kiếp, nếu ngoan ngoãn chịu thọ hình không gây thêm nghiệp chướng mới. Ác nỗi - Căn nguyên đọa vào ác nghiệp cũng xuất phát từ đây… Vì uất kết và oán hận khi phải chịu nhục hình - họ sinh ra ác tâm, tạo thêm nhiều tội lỗi. Đến khi hết kiếp - Linh hồn vĩnh cửu bị đọa làm ngạ quỷ, yêu tinh. Từ nay phát sinh thêm một nhánh mới nữa của linh hồn, ta gọi là “Âm căn”.
- Còn một loại hình dị biệt của linh căn là những phần không có án lệnh, tự xuống trần, hoặc hồn các phần tự do, tự mình “độn kiếp” hoặc “nhập xác” vào người bình thường nào đó. Loại nầy thường chỉ mang thân mạng người rất ngắn ngủi: mười năm, hai mươi năm hoặc ba mươi năm… Khi cõi Trên hay biết lập tức bắt về - xác trần chết “yểu”!
Tùy theo căn cơ cao hay thấp, tội quả dầy mỏng ta có thể tạm phân tích nhưsau:
- Trừ những linh căn bị đi đày, phần nào cũng có “oai nghi“ như chân tướng chính của linh căn: Các vị Phật, Bồ Tát, Thánh Cô, Thánh Cậu thường dung mạo trần thế đoan nghiêm, ăn vận kín đáo, cư xử khiêm cung hòa ái hoặc tàng ẩn “Quyền uy nội tại” - Làm cho vẻ ngoài khiến cho người sinh lòng tôn kính khi đối diện hoặc tiếp xúc.
- Các vị Thần thì dung mạo trần thế oai dũng, cứng cỏi - “Râu hùm, hàm én, mày ngài”. Bản tính nóng nảy, cương trực, thích đấu tranh, hiếu chiến hiếu thắng, có khi kiêu căng và ngạo mạn - Các vị Thiên tướng cũng vậy!
- Các linh căn là Trạng thường biết nhiều về Thiên Cơ, định nghiệp nên độn kiếp làm người coi bói, thầy bùa, thầy pháp phán bảo đủ chuyện “Trên trời dưới đất” - Tuy nhiên loại nầy thường không tồn tại lâu, vì biết nhiều trở nên kiêu ngạo, lộ Thiên Cơ nhiều sẽ bị Trên bắt về trị tội!
v- Bé nhỏ và “thấp cơ” là các “Đồng Cô Bóng Cậu” - thường rất dễ phạm sai
lầm sa vào đường xấu, đam mê dục lạc nên tạo ra nhiều nghiệp
chướng
Cô Đồng, Cậu Đồng là loại hình trung gian của các cõi, là một “xác mượn” -
Chính vì vậy kiếp sống trần thế may rủi bất thường, họa phúc như cơm bữa mà năng lực chống đỡ không cao, xác trần nhiều tai ương, thảm họa - trừ khi được nâng đỡ, dìu dắt bởi một linh hồn cấp cao!
- Linh căn là các Tiên Cô Tiên Cậu thường đều có nhân dáng đẹp đẽ, thích điểm trang, làm đẹp. Vì dung mạo xinh đẹp nên dễ bị lôi ko bởi dục lạc, sa ngã vào đường dữ, dẫn đến đọa vào ác nghiệp mà mất hết thân căn.
-Về âm căn hay các âm hồn, vong hồn: Đến đây - ta lại phải mở ngoặc ra để giải thích rõ ràng hơn: Âm căn là linh hồn vĩnh cửu hoặc linh căn bị đọa, thường là ngạ quỷ hoặc yêu tinh - Âm vong hay vong hồn là hồn hiện kiếp, loại này sẽ mất đi khi đầu thai sang kiếp khác!
Vong hồn ít tội nhất là hồn ma bình thường hoặc quỷ. Hai loại nầy có khi hiền lành nhu thuận, biết cãi hối và tu sửa.
Hồn ác nghiệp sâu dầy gọi là âm căn, thường mang nhiều uất kết, tham sân si hận! Tiếc nhớ những quả vị ở cõi Trên, hoặc những dục lạc trần thế, sinh ra lòng phẫn hận, ác độc và hung dữ…
Loại nầy đáng sợ nhất vì hay sanh tâm làm điều ác hại người, khó bề “cải tà quy chánh”.
• Loại “chuyên biệt” nằm ngoài danh sách, nói nôm na là “ngoại càn khôn”: đây nói về loại hồn xiêu phách lạc, bao gồm những linh hồn cá thể và âm binh (hay binh gia).
** Hồn xiêu phách lạc: là những linh hồn chết đường chết chợ không được về
nhà hoặc những hồn điên dại lang thang, không biết nơi chốn để tìm về, không có
con cháu để chăm lo hương khói. Ta còn thấy ở loại người chết do tai nạn hoặc
tật bệnh nặng nề, trước khi chết từng bị đau đớn nhiều đến mất trí, chết trở thành
hồn điên hoặc mất trí nhớ bỏ nhà cửa đi lang thang không biết đường về…
- Tất cả những điều Tôi đã đề cập đến trong bài tham luận nầy, đều là kinh nghiệm thực tiễn (Người thật việc thật) trong suốt 23 năm theo dõi, nghiên cứu về linh hồn - Mỗi một hiểu biết đều có cơ sở thực tế, có ghi chép rõ ràng tên tuổi và địa chỉ, hoặc được cung cấp thông tin từ các Đấng. Tuy nhiên - vẫn còn hạn hẹp trong khuôn khổ của một người đạo Phật - Và chỉ biết chừng ấy!
Xin cung cấp cho công trình nghiên cứu chung, để có một cơ sở đánh giá về mặt linh hồn một cách khoa học.
NGUYỄN THỊ THANH LAN