Trước tiên nói cái thấy ,khi sanh khởi con người ai cũng có 6 căn ,khi tiếp xúc với 6 trần thì có sự nhận thấy qua thức giác.
Sự nhận thức qua thức giác này gọi là thấy ,thấy bằng tai,,thấy bằng mắt ,thấy bằng vị nếm ,hoặc thấy từ va chạm cảm xúc ,mới có sự thọ cảm như nóng,lạnh ,đau,giận ,hờn vui,buồn của nó .
Sự thọ cảm này mà sanh ra những cái biết khác nhau.
1 một Đứa trẻ có những bản năng là đói biết đòi ăn ,khát đòi uống như một thói quen ,và chỉ biết thọ lãnh lòng vị tha từ cha ,mẹ và người thân.
Đứa trẻ từ khi lọt lòng mẹ qua tiếp cận nên sự biết được mở rộng biết mọi thứ giận khi không được vừa ý ,,biết vui khi được thỏa lòng mong cầu ,nhưng cái biết của đứa trẻ đó chỉ biết tiếp nhận lòng vị tha mà không có suy nghỉ gì ,cha ,mẹ ,hay người thân cho gì nhận nấy ,đây gọi là tưởng ,vì cái tưởng chỉ tiếp nhận mà không suy tư ,chỉ làm và hành theo thói quen của người vạch sẳn và học các bài học từ người thân cận của mình .
2= Khi đứa bé lớn dần và học hỏi ,tiếp xúc nhiều hơn với đời trở nên thông minh ,và có sự phân biệt yêu thương ,oán ghét hận thù qua cảm thọ một cách sâu sắc ,Tâm trở nên biết bảo thủ ,ích kỷ nhỏ mọn ,hoặc cao thượng ,biết đạo lý v…v gọi đây là biết ,vậy cái biết là cái nhận cảm thọ sâu hơn tưởng của đứa trẻ nhiều ,từ đây đạo đức thiện ,hay ác rõ dần lên theo phân biệt của lương TÂM biết đâu đúng ,đâu sai ,biết rõ ràng ,chính có phân biệt nên TÂM có ác có thiện ,nghiệp lực lôi kéo ,từ đó có tánh THAM,SÂN,SI .
3=Khi đã nếm trãi cay ,đắng ngọt bùi qua nhiều thứ lớp ,đâu là ác ,đâu là thiện ,đâu là quả ,con người trở nên già dặn ,mổi khi làm gì đều có sự suy tư cặn kẻ hơn không còn bừa bãi như trẻ được ,bản TÂM trầm tỉnh ,nghiêm nghị hơn ,nói năng tề chỉnh hơn nên gọi là GIÁC
4 =KHI Tâm đã có GIÁC rồi tự nhiên TÂM không còn muốn tiếp xúc nữa thân TÂM trở nên vắng lặng ,muốn ngưng nghỉ đây gọi là GIÁC NGỘ
Tuy ngồi một chổ nhưng cái gì cũng biết ,thông hiểu hết ,nhưng chỉ muốn im lặng sự giác ngộ càng lúc càng thông gọi đây là toàn GIÁC (PHẬT )
Thấy và biết đến ngộ cũng phải trãi qua nhiều giai đoạn khác nhau .
Thấy thì ai cũng có thể thấy ,nhưng cũng có người không thấy vì không chú ý ,hoặc không muốn thấy ,khi vì miễn cưỡng thấy họ lại không biết ,.
Như vật để trước mặt họ thấy nhưng không biết đó là cái gì ,khi đã biết nhưng lại không ngộ .
Cho nên thấy, biết,và ngộ cũng phải trãi qua nhiều giai đoạn ,,nên đạo lý trên đời cũng chia ra nhiều giai đoạn để người tu thâm nhập khác nhau .
Theo trí tuệ từ thấp lên cao thì giáo pháp cũng từ thứ lớp từ thấp lên cao theo những bậc như sau
Cách tu trong trần gian được chia ra ba cấp ,y như ĐI HỌC vậy
CẤP 1=Khi một đứa trẻ đã có sự nhận biết rồi ,nó phải đi học là trường mẫu giáo ,nhà trường dạy ca hát ,tô vẽ và học đánh vần A B,C, rồi ráp vần ,ở tiểu học nó thích học vừa hát ,khi phát hiện cái gì hay nó muốn được khen tặng .
Được chấm điểm ,và được mọi người chú ý ,một đứa trẻ đó luôn vui mừng thường khoe thành tích ,lời nói quả thật ngây ngô thân tâm biết đó là thiện , biết đó là lành, chưa phát triển trí tuệ ,luôn cho việc làm của mình là hay hơn hết .
Khi bài vở từ cô giáo đưa đứa bé phải học thuộc ,lập lại lời của cô giáo,kỷ luật ,giới rất trang nghiêm cho có khuông khổ ,ăn uống nếu không có giới luật nó sẽ tranh dành và lộn xộn .
Sự tu học ở cấp một cũng vậy ,ai tu mà cũng có những đặt tính ham thích nơi vui nhộn ,tranh dành hơn thua ,ham những lời ngon tiếng ngọt vẫn gọi là con nít .
Cấp 2=đứa bé đã có suy nghỉ hơn , những bài do cô giáo đưa nó có nhận xét lập luận hơn , biết làm bài ,biết suy ngẫm tuy nhiên nó vẫn còn bản tánh tranh chấp,đương nhiên nó vẫn mong muốn sự khen tặng từ mọi người .
Nhưng đã có sự suy nghỉ nó lại hạn chế những ham thích nhỏ nhoi kia nữa ,mà người học trung học chỉ mong mình trở nên trưởng thành,có tài năng hơn để ra làm việc giúp ích cho đời, ko còn muốn long bong, nghĩa là sự tự do thoát .
Cấp 3=là đã có trí tuệ hơn ,bình tỉnh hơn, trưởng thành hơn ,và có ý thức từng hành vi, suy nghỉ ,hành động biết nên làm hay ko nên làm những nội quy ,kỷ luật ,bây giờ đã như ăn sâu ko còn bị lệ thuộc của nhà trường .
Người tu ở cấp 3 cũng vậy biết làm chủ biết quan sát ,oai nghi đức hạnh , người tu bậc tiểu học ko thể nhận ra người tu học bậc 3 , nhưng người tu bậc 3 lại nhìn ra người tu bậc 1
Người tu cao có thể nhận xét phê bình người thấp được ,người thấp ko thể phê bình nhận xét được người tu cao, Nếu người tu thấp phê người tu cao ,nghiệp quả ập xuống .Nên người tu phải cẩn thận khi nhận xét
Cách cư xử của cấp một :
Người tu ở cấp một khi chưa đủ trí tuệ,người tu phải dựa trên nền kinh tảng có sẳn ,luôn đọc học thuộc nếu thâm tâm chưa đủ trí thì đừng tranh cải, hoặc đem kinh ra để chấp kinh vì bản thân mình chỉ học kinh nhưng chưa thông hiểu ,chưa nếm đây là cách để người tu ở cấp 1 để tiến trình trên con đường tu .
Một đứa trẻ hay bắt chước những gì người lớn nói ,hành động hay suy nghỉ ,tập sự theo người lớn nhưng bản thân nó ko hiểu được tại sao/tôi cho một ví dụ :hai từ có ,và không,người tu ở bậc thấp nghe nhưng ko sao hiểu nổi hết cái có và cái không ,cũng thường lập lại nhưng ko hiểu hết .
Hoặc người nói tham danh tham lợi nhưng ngay bản thân lại ko sao hiểu nổi hết chữ của tham danh ,tham lợi này hầu đa số chỉ có nói người nhưng ko thấy mình vẫn đang vướn mắc .
Không riêng người tu cấp một mà tu ở cấp hai dẫu từng suy ngẫm ,nhưng vẫn tăm tối ,khi chưa đạt cái gì thì mong cầu cho đạt ,khi có một chút thành tựu được mọi người tôn sùng thì lại rơi ngược xuống ,và bản tánh đứa trẻ thường hờn dỗi ,lại ham thích leo cao .
Thích làm lớn ,ví dụ = thích làm phật ,thích làm bồ tát ,thích làm thánh, nhưng lại ko thấu đáo những quả vị này là sao?nghĩa là gì?và thường hay đánh những ai cười mình .
Muốn biết quan sát người tu cấp một phải biết quán sát tâm gọi là thiền minh sát cho cặn kẻ định cho vững mới quan sát được mình và người rõ ràng minh bạch ,và ko bị chi phối bởi sự phản kích của cảnh đời.
Người tu chẳng khác gì là người đang leo núi ,mọi sự hiện diện trên đường đi còn nhiều gian nan,và chính bản thân chưa hiểu hết ,cái gì cũng phải hỏi cái gì cũng phải suy ngẫm người nào đủ sức đủ trí thì vượt qua ,những trở ngại còn nhiều,cái dốc thấp đó chưa dùng sức nhiều ,nhưng đến bậc 2 lên nữa người tu phải dốc sức để leo ,những trở ngại là thử thách vô cùng khó khăn .
Người tu ở cấp ba =là người đã đi quảng đường gần đến đỉnh ,mọi sự ham muốn ,vướn mắc họ trãi qua đều là kinh nghiệm, thậm chí họ đủ sức nhảy vọt ko cần sự giúp đỡ của ai .
Ở cấp ba vẫn là người đang tập làm người lớn ,nhưng vẫn chấp đúng sai,phải trái ,vẫn chấp phân biệt giữa hai mé ,như người đã thấu hết như chưa giáp vòng của vũ trụ nên cái nhìn vẫn còn chấp nho nhỏ vi tế .
Khi đã thấu triệt rồi ,đã thấu đáo hai lề ,viên mãn thì không còn chấp ,thân tâm thành vô ngã ,không trụ nơi nào ý thức mọi thân khẩu ý ,và đạt đến đỉnh vô hạn ,chỉ đem dây thả cho những người ở dưới thấp níu kéo lên thôi .
Khi đã hoàn mãn thì họ quay về nơi họ đã từ đó đi
________________
CƯ SĨ DIỆU ĐỊNH thiền vô vi pháp