SAI LẦM KHI ĐẾN CHÙA XIN TÀI LỘC
Hiện tượng đến chùa, đền trong các dịp lễ hội đầu năm để cầu xin tiền tài và may mắn đã trở thành thói quen của nhiều người. Nhưng suy nghĩ đó liệu đã đúng với Đạo Phật? Thượng tọa Thích Kiến Nguyệt – Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên đã trò chuyện nói về các quy tắc khi đến nơi cửa Phật.
- Khi lên chùa thờ phật, người đến lễ dâng những gì là đúng với Đạo Phật, thưa thầy?
- Người đến chùa chỉ cần cúng hương và hoa quả tinh khiết. Còn tiền mặt là để nhà chùa xây dựng và làm việc từ thiện nếu thầy trụ trì chùa đó tu chân chính.
- Xin thầy cho biết ý kiến về việc nhiều người dân lên chùa đốt rất nhiều vàng mã?
- Chuyện đốt vàng mã đến cửa phật để cầu xin tiền tài là chuyện hoàn toàn không có trong Đạo Phật. Đó là hành động hết sức lãng phí tiền của vào sai chỗ, sai mục đích và không đúng với Đạo Phật.
Phật dạy: Ta không ban phước, không giáng họa cho ai..."
- Thầy có thể cho biết hiện tượng người dân dùng tiền thật rải tràn lan với mục đích cầu lộc và may mắn liệu có đúng với tinh thần Đạo Phật ?
- Nếu đến chùa dâng tiền, cầu xin tài cầu lộc mà Phật có thể ban cho được thì phải chăng Phật biết nhận hối lộ? Hoàn toàn sai lầm và mê tín khi nghĩ như vậy.
Đã là người theo đạo Phật phải tuân theo luật Nhân-Quả. Gieo nhân gì gặt quả đó. Nhiều người hiểu sai lầm khi đến chùa cầu xin mà quên rằng Phật có dạy: “Ta không ban phước, không giáng họa cho ai hết mà chính các người lãnh cái quả do mình gây ra”
- Nhưng khi vào đền thờ các thần linh… việc cúng tiền theo nhiều người hiểu là vẫn được, và nhiều người cho rẳng dâng thần này mà không dâng thần kia sẽ gặp xui nên hiện tượng dâng tiền lẻ tràn lan vẫn vẫn xảy ra?
- Việc đến đền rồi dâng tiền để cầu xin các vị thần linh cũng chỉ là hoàn toàn mê tín và không đúng. Việc đến đền mà dâng tiền ông thần linh mà không dâng tiền ông thần linh kia rồi sợ bị trừng phạt thì ông thần linh đó cũng không xứng đáng để thờ.
Đặc điểm của thần linh là nóng giận sân si còn nhiều, phước kém hơn người cõi trời, vì trên cõi thần linh mới là cõi trời. Thần linh chính vì nóng giận, còn tham còn sinh nên khi không hài lòng hay trở lòng với người đến với mình.
Chính vì vậy người đến với thần linh vì không giải thoát được chính mình nên dễ tự làm điều xấu hại mình. Với Đạo Phật, người đến là để tự mình giảm bớt tham sân si để tự giảm bớt khổ. Đến với Đạo Phật là để học phương pháp để sống an lành và hạnh phúc cho mình chứ không phải để cầu xin và nuôi tham vọng.
Hãy dùng tiền công đức để làm từ thiện và nhận được cái tâm an lành
- Theo thầy, thay vì dùng tiền lẻ rải khắp nơi, người dân nếu khi muốn công đức thì phải làm thế nào cho đúng?
- Nếu có lòng công đức chỉ cần đặt tiền vào một nơi, đúng chỗ đặt hòm công đức mà trụ trì chùa đó đã đặt, vậy là đủ.Người đến chùa cúng là do cái tâm sẽ được cái nhân. Cứu giúp người ăn mày ăn xin cũng chỉ là cái nhân. Khi đó con người sẽ có cái tâm lành thiện và sẽ tự tạo nên được điều hạnh phúc đó là quả. Điều cốt lõi khi dâng tiền cho chùa cũng chính là như vậy, tất cả đều theo luật Nhân – Quả.
Nhiều người không hiểu được rằng khi dùng tiền cúng chùa Phật tam bảo sẽ chứng minh mà không cần ghi giấy ghi nhận hay bia công đức. Tôi cũng nghĩ rằng nếu có tâm muốn công đức cho nhà chùa, thay vì đổi tiền lẻ, hãy dùng luôn tiền đó làm việc thiện như đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, cho những trẻ em và người nghèo khó hơn là việc vừa mất tiền đổi và dâng khắp nơi mà không có ý nghĩa gì gây lãng phí.
- Chuyện tại một số đền đầu năm tổ chức việc “Lên Đồng” để thờ các thánh thần vẫn còn xảy ra, thầy có ý kiến gì về vấn đề này?
- Có câu chuyện rằng: Các vị thần linh đầu tiên có cái tâm tốt, muốn cứu nhân độ thế nên họ dựa vào xác Cô Đồng. Nhưng một thời gian thấy phủ mở ngày càng to, tiền bạc cúng rồi phí ngày càng tăng lên nên các vị thần linh chân chính bỏ đi và sau đó các vị thần linh yếu kém hơn đến nên các phủ không còn linh thiêng nữa…
- Xin cám ơn thầy !
minhthien
Administrator
*****
minhthien Avatar
Posts: 626
Jul 10, 2023 at 12:33pm QuotePost OptionsPost by minhthien on Jul 10, 2023 at 12:33pm
HỒI ÂM :
+ Nếu nói về quan điểm đầu năm đi chùa Phật Tử kéo nhau xin tài lộc, xin công danh, xin sự nghiệp, xin sức khỏe... sư sãi tăng lữ nói là ko đúng với quan điểm của Phật Đà, ko theo đường lối của Phật Đạo thì có hơi quả đoán, chính miệng Như Lai ko hề nói là ko thể hay ko được, chúng ta căn cứ theo những lời kệ mà người giáo hóa để lại mà suy luận ra.
+ Phật Đà là bậc thánh cao nhất trong 7 giới, thoát khỏi việc trách nhiệm của nhân gian, ko ban phát tội hay phước, ko thưởng phạt, Phật Đà là người đưa ra con đường triết lý vi diệu của cuộc sống giúp con người giải thoát, giúp bát bộ giải thoát, giúp tam giới giải thoát, giúp tất cả hữu tình giải thoát...
+ Như vậy chúng ta đừng quên rằng Phật Đà giáng thế đã là sự chờ đợi mà giải thoát của chúng hữu tình chứ ko chỉ riêng con người, xung quanh Thế Tôn có rất nhiều các bậc vô vi, nếu tăng lữ nói cầu xin là sai về tư tưởng do Phật Đà đề ra thì đúng 1 phần nhưng ko đúng hết, Phật Đà vương ra khỏi tam giới hình thành các quốc độ Phật quốc ko can thiệp vào nhân gian như các bậc thần thánh cõi trời... nếu chúng sanh muốn truy cầu đạo quả để sanh về Phật Quốc thì phải tu tập. Còn thần thánh họ có bổn phận chấp chưởng phước thọ, thưởng phạt nhân gian thì việc cầu bái lễ Phật thực sự mà nói chỉ là bái lễ Như Lai còn cầu xin được hay ko được là do phước báu và nghiệp báu của mỗi cá nhân mà căn cứ vào đó để thưởng phạt.
+ Giống như lễ hội chùa bà, vía thánh... các Tăng Lữ nói rằng ko tên tin tưởng vào bậc này vì họ là Atula,... xin thì cho nếu như làm ko đúng như lời hứa với họ, họ sẽ lấy đi hết điều đó ko sai, nhưng ko đủ, nếu nói như các tăng lữ nói thì thằng ăn mày nó cũng thành tỷ phú nếu nó đến cầu thánh và xin là xây đền cho thánh xây miếu, cúng dường... nhưng điều đó đâu có, nghèo vẫn nhiều hơn giàu mà. Tất cả đều quy về Phật Đà từng dạy là duyên và phước hay nghiệp, nếu ko có phước thì dù có số giàu sang cũng ko thể hưởng.
+ Còn như Phật Đạo nếu làm ác nhận quả ác vậy thì nói cái nhận quả ác này từ đâu mà ra ? chính là do bản thân tạo ra chứ ai, nếu xin thần thánh và nguyện làm thế này thế kia, nếu làm ko đúng bị quở đó chính là việc bản thân tự phá hợp đồng chứ ai phá mà nói rằng thần thánh là người lấy đi.
+ Nếu nói ko cầu tài lộc thì sao lại cầu sức khỏe đều là cầu xin van vái vì họ là người chấp chưởng quan sát con người chúng ta, chúng ta biết đâu là đúng sai mà tu tập để các vị đó độ trì, Phật Thích Ca trước khi thành Phật cũng từng là Bồ Tát Tất Đạt Đa mới thành chứ đâu thể nhảy vọt một cái mà chứng quả Phật vị.
+ Đốt vàng mã là mê tín ? Vậy đốt nhang để làm gì ? Cúng cơm cúng giỗ ai ăn ? Nếu ăn sao ko hết ?
Phật dạy thành thần thánh đều cần nuôi dưỡng bằng các thứ đồ hương như hương, hoa, thành nại, thực phẩm, đèn, nước... vậy ma lẫn thánh hưởng tại sao lại ko thấy hết ? => cúng bái là mê tín ?
+ Họ hưởng hương ko hưởng vật, có hưởng hay ko thì ai thấy ai chứng mình được, mà nếu họ ko hưởng được thì căn cứ đâu mà nói ?
+ Đích thân miệng của Như Lai ko có nói đến việc đốt vàng mã vì Ấn Độ ngày đó đâu có nghi thức này, Nhưng việc Phật Đà cho biết về việc nuôi dưỡng cứu vớt linh hồn chính miệng có nói, vậy vì sao cho ăn lại nhất quyết ko cho mặc là vì sao, còn nào là nhà giấy, ngựa giấy, xe hơi, dyland thì xài hay ko xài được ko ai biết vì linh giới đến nay đều căn cứ qua lời Phật mà chúng ta hình thành ra một hệ thống.
+ Nếu nói đốt là mê tín thì các chùa lẫn nghi thức đốt sớ tấu sớ cúng sao làm gì ? đốt thành tro thánh nào đọc cho ra cho nỗi, sao các Pháp hội Minh Vương Phật Mẫu Khổng Tước lại đốt cả các tràng phang... và tượng giấy Minh Vương để như kinh dạy toàn thân rực lửa để làm gì ?
+ Phật nói 1 đường, Pháp tương ứng với Phật Dạy, chỉ có Tăng lại đưa ra các lý thuyết khái niệm, tuyên thuyết nhiều điều gây nghi vấn ?