PHƯỚC THIỆN
Khi quan sát ở trần gian người giàu kẻ nghèo hay bị chênh lệch vì sao vậy ? Vì người giàu họ đã gieo nhiều phước thí, người nghèo vì phước họ cạn, điều này phải nói sao ? Cư sĩ Diệu Định sẽ mở một đường làm sáng tỏ vấn đề này.
Trước tiên mình nhìn một người làm vườn, họ vun đắp gốc chăm sóc cho cây, nhưng họ luôn uể oải lười biếng, chính họ lười như vậy cây cũng mọc, cũng ra hoa kết trái, nhưng trái nó èo uột, ít trái đậu, cứ trông lên xem trái nào chín thì hái ăn liền cho đỡ rồi lại làm tiếp. Đây gọi là phước hữu lậu, làm việc gì cũng muốn nhận liền cứ sợ việc làm của mình ko ai chứng minh, hoặc cứ lo mình làm cái gì đó mà ko có sự đáo lại, thật là ko xứng đáng.
Có hạng người sáng say chiều xỉn, vợ con đói mặc kệ, cha mẹ thì bỏ bê không báo hiếu, nhìn vào người ta gọi đây là gia đình vô phước, tức ko gieo một chút phước nào. Ngay bản thân họ đã ko đủ ăn, làm gì bố thí cho ai, làm gì có dư để cứu giúp ai, đến đời người con, ko được ăn học khổ sở lăn lóc chợ đời tại sao ? Vì ngay đời trước đã không dư để giúp đời sau tiến, thì đây là sự truyền nối, đến người con khổ lại lập lại của đời trước, nếu người kế đó giác ngộ ra sự khổ là do sự lười biếng của đời trước, thì phải làm biết sống nhân hoà biết yêu thương thì sự khổ sẽ chấm dứt. Vậy phước là do sự tích luỹ từ trước mà tự nó lên cây, ra hoa kết quả nhiều hay ít do mình có vun đắp chăm bón hay không.
Phước vốn là vô hình không ai nói được, ngay trước mắt mọi người ai cũng thấy hễ mình giúp ai cái gì tự nhiên họ lại trao tặng lại cái khác, mình càng biết tu, biết yêu thương biết quan tâm họ thì họ cũng lại biết yêu thương quan tâm lại cho mình, hễ làm phước mà mong cầu cái gì đó mà đáo ngay lại đó là mình đang được phước hữu lậu.
Nếu mình quan sát loại người thứ hai làm vườn họ chăm chút vun sới cứ làm dù đủ ăn nhưng họ vẫn làm không ỷ lại cái trái trên cây họ ăn không hết có dư đem chia sẻ cho người đang đói bất lực không điều kiện vươn lên. Cái dư đem giúp đó chính là phước mà họ dư giả không một chút gì cầu đáo lại, họ tích như vậy đến khi luân hồi họ được tái sinh trong gia đình giàu có vì họ đã đem phước để tích lũy lan tràn, khi tái sinh trong gia đình vừa biết tu hành, vừa biết tích luỹ của cải tất cả phương tiện đầy đủ thì người đó đã tràn phước, nếu như phước tràn mà biết gieo phước, thì phước tạo phướccòn không biết tạo phước thì phước tích luỹ sẽ cạn, phước tạo chưa có lâu ngày thì phước tích luỹ hết, phước hiện tại vừa đủ nên có hạng người vừa phải lao vào để lo sự sống mà vừa tạo phước, vậy mà nạn tai lại luôn theo vì phước của người đó cạn.
Có hạng người luôn làm ác mà họ vẫn giàu vì họ tích luỹ phước, lúc trước quá nhiều, hiện họ làm ác nhưng phước chưa cạn, đến khi cạn rồi họ cũng bắt đầu nhận cái ác mà họ gieo. Vì vậy người nào hay gặp nạn, hay gặp chuyện không may đó là phước báo đáo hạng tuỳ theo thiện ác trong hiện đời hoặc trong tiền căn mà tự nhiên đáo lại. Nhiều người cứ hay nói tại sao tôi làm thiện, mà toàn gặp ác, vì đó là phước báo đáo lại của mình. Người làm phước ko suy tính phước đáo đó sẽ nhận phước đáo lai ở trong những kiếp kế tiếp một lúc nào đó nó sẽ báo cái nhận lại là vô tận nếu làm phước không toan tính, thì phước đó gọi là phước vô lậu.
LÀM THẾ NÀO PHƯỚC THIỆN MỚI GỌI LÀ THIỆN
Bây giờ ta phải quan sát một người làm phước bố thí gạo, người bố thí này phát tâm bố thí nhưng trong bố thí đó họ nghĩ :
- Ừ mình mới trúng một tờ vé số đem một phần để bố thí cầu sao mình được lộc được phước được ....... nhiều thứ.
Người khác bỏ tiền tài ra đắp tượng Phật, nghĩ hôm nay mình đắp tượng Phật mong sao sau này để phước cho con .
Người thắp nhang, cúng cầu đầu khấn con cầu cho tất cả đều có một mong cầu phước đáo lai.
Người tu xây chùa, hay hiện tướng Phật được danh, được địa vị rồi ngồi độ bá gia đã có một sự tính cho bản thân.
Có khi người tu xây chùa đắp tượng mở đường chủ yếu để bá gia khen tặng thì phước này trong thế gian chiếm 90%.
Nhưng làm phước có mưu cầu thiện cho mình thì được hưởng một nửa, vì cái thiện trổi lên vì mưu cầu đạo mà thiện.
Còn người làm phước nghĩ hôm nay mình làm phước cái việc làm phước này để hưởng cái lộc kia, ví dụ : Người đắp tượng trị giá 2 triệu nâng giá 3 triệu tức mình lợi 1 triệu nhưng người ngoài nhìn vô nói vị này đắp tượng phước vô tận nhưng thiệt ra phước đức đắp tượng này, vị phát tâm đó hoàn toàn không hưởng.
Như xây chùa người tu trong ngôi chùa đó đứng ra xây, nếu người nghĩ vị thầy này phước cao hưởng ngôi chùa lớn, hưởng lộc cúng nhiều thật ra vị thầy này đang tu cho ai ? Dẫu chùa là nơi mượn để thí pháp nhưng nhìn cho kỹ thì vị thầy đang trả nợ cho bá gia, chính thầy không hề có cái gì trong đó, 1000 người cúng dường cầu được cứu, cầu được vãng sinh, vị thầy này có thể cứu có thể vãng sinh cho hết thảy không ? Vì các pháp thiện phải đi với hành thiện nên nhìn kỹ phước trừ phước hưởng sẽ chẳng có còn nên luật bù trừ sẽ hết phước .Như anh bán tôi mua kể như xong vậy.
PHƯỚC HƯỞNG PHƯỚC
Còn người thấy người nghèo khổ không đành lòng mà phát tâm đem gạo bố thí và nghĩ tại họ đói nên cho họ, hoặc thấy nơi nào người ta đang túng quẩn ra tay cứu mà không hề cần sự báo đáp, làm phước vì chúng sinh cần mà bản thân không có sự mưu cầu đây mới hưởng trọn vẹn phước.
Người làm phước chỉ là ý tốt, không có mưu cầu bản thân đó là phước thiện, đồng thời được hưởng phước vô tận, nếu người tu không chấp phước báo sẽ được thăng, được thoát luân hồi vay trả luôn còn chấp phước sẽ đáo lại mà hưởng hoặc trả ở cõi ta bà.
Nên người tu cẩn thận ở chỗ làm phước thiện, suy nghĩ trước khi hành lơ mơ cứ đảo lại lục đạo mà trả hoặc hưởng hoặc mượn hoặc đòi lên xuống hoài không ra khỏi lục đạo luân hồi.
PHƯỚC THIỆN
Nếu nói làm phước được phước nhiều vậy người giàu họ có phước tạo phước nhiều rồi đắc quả, còn nghười nghèo ko tiền hay ko có cơ hội làm phước , ví dụ người có thời gian tụng kinh tu hành còn người nghèo lo bôn ba , chẳng lẻ ko có cơ hội làm phước sao ?.
Bây giờ hãy quan sát người tụng kinh ,người tụng kinh như thế nào mới có phước ,khi thấy người nào tụng kinh gõ mỏ siêng năng tụng , tung ngày tụng đêm tứ thời tụng , thắp nhang liên tục ,lạy phật tứ phương ,nhìn vô ta nói người này siêng tu , thực chất không phải ,trong lòng người này hoảng loạn ,trong cuộc sống từng làm việc sái hoặc thiếu lương tâm ,bản tâm đã hết phước , nhiều nạn ,nhiều nghiệp đỗ dồn đều này chính họ đang tu cho mình ,trong cấp bách chỉ cầu cho mình thôi ,ko thể cầu nổi cho ai , và bản tâm ko an ,và người xuất gia ,ta quan sát tu ráo riết ,đạo mạo ,tin tấn ,siêng năng cứ quan sát thân tướng ta sẽ nhận ra người tu đó vì chúng sanh hay vì bản thân , hay vì nghiệp báo mà tu.
Bây giờ ta lại quan sát loại người tu thứ hai , gia đình rất giàu có , dư ăn dư để ,có quyền có thế ,ung dung tụng kinh rất mực siêng năng ,bố thí ,thực chất khi chấm thì các phần vô vi lại chấm rớt ,vì thực chất những vị này tu để làm màu cho thiêng hạ ,trong sự giả tạo đó họ cho vay cắt cổ , buôn gian bán lận ,họ ko hoảng loạn ,nhưng tu tin tấn.
Người tu thực sự phước ,trong phong cách tụng kinh rất thong thả , nhẹ nhàng ,thư thái ,nguyện cầu luôn nghỉ đến chúng sanh , việc làm hằng ngày cũng thật quang minh , đúng lương tâm ,tiếng mỏ câu kinh như để thanh tịnh. Những người tại gia ,ko tụng kinh ,muốn làm phước , cứ tuỳ duyên ,giả sử người bị trúng gió mình cạo gió ,hoặc người khốn khổ mình đến an ủi ,ko nhất thiết cần có tiền bạc hay ko,làm phước thì nhiều cơ hội ,giúp người tuỳ hoàng cảnh , tuỳ cơ hội , tuỳ duyên . ko phải bắt buộc .Tuỳ theo khả năng của mình mà cứu giúp .Đã gọi là phước ko hẳn mình làm phước này mà được hưởng phước báo của phước này , mà làm phước này lại được phước báo khác ở trong kiếp kế.
Có nhiều người vừa nghe nói làm phước là phước nhiều , in hàng đống kinh cúng dường , trời ơi kinh nơi chùa chất cao mà kinh cúng dường cũng nhiều rồi chất kho ,đem gạo cúng dường ,gạo nhiều đến ăn ko hết để mọt ,tôi có chuyến đi núi GIA LÀO nơi đây họ ko nhận tiền muối gạo họ đem lên cúng , muối chất cao như núi ,có nơi trái cây nhiều ăn ko hết để thúi luôn.
Vậy việc đó có phước ko?có nơi thắp nhang , khói mịt mù ,từng đống , đến phát hoả ,sự làm phước là tập cho người phật tử biết chan hoà tình yêu thương ,biết sang sẻ ,phát huy lòng từ bi ,nhân ái ,chứ phật đã từng bỏ ngai vàng để đến với đạo , chang hoà cùng chúng sanh , thờ ngài là thờ tấm gương , thờ các chư vị đều là tấm gương thắp sáng ngọn đuốc ,chứ ngài ko đòi hỏi vàng bạc châu báu của trần gian ,người chỉ để lại con đường vạch sẳn để đến toàn giác chơn ,có hữu vi rồi có vô vi.
Phước do tích luỷ , chứ ko phải gieo phước muốn có phước liền nhiều khi những sự mong cầu đó ko như ý muốn , vì phước báo chưa đáo lai thì đành chịu ,vì vậy mình tu phải tu liên tục , chứ đừng chờ nạn đến mới tu thì quá chậm
Ko phải mọi vật chất mua được vô vi ,tu phải biết vận dụng ,bằng trí tuệ ,thông minh ,mọi hữu hình của thế gian chỉ để cứu bệnh trần gian chứ ko nói được đắc chơn tâm ,ko phải đem của cải cúng nhiều hay ráo riết lạy khắp nơi , hoặc tu loạn cào mà cho có thể đắc thành ,mà do tâm này có thành tâm , có an định ,có trong sáng của thần thức mới có đắc thành , tự tu mới có mà thôi ._______________
CƯ SĨ DIỆU ĐỊNH
Bồ đề vốn không thọ
Hoa sen vốn không đài