NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ TÔ ĐÔNG PHA
Đông Pha có một thiền sư thân tình là Phật Ấn, ông nầy rất lỗi lạc. Chùa của Phật Ấn ở bờ tây sông Dương Tử, trong khi nhà của Đông Pha ở bờ phía đông. Một hôm, Đông Pha đi thuyền sang thăm Phật Ấn, nhưng không có thiền sư ở nhà. Đông Pha bèn viết lên một miếng giấy mấy chữ có ý bông đùa: Tô Đông Pha là một Phật tử vĩ đại mà dù có 8 ngọn gió (Bát phong :tám ngọn gió độc: lợi, suy, huỷ, dự, xưng, cơ, khổ, lạc) thổi
cũng chẳng động được.
Phật Ấn về, thấy tờ giấy của Đông Pha viết như thế, sư mỉm cười và viết thêm:
Nhảm nhí ! Những gì mà ông vừa viết chẳng hơn một phát rắm.
Sư Phật Ấn sai đệ tử đem tờ giấy đó qua trả cho Đông Pha. Tô Đông Pha thấy
thiền sư Phật Ấn lăng mạ mình thì nổi giận, tức tốc đi thuyền qua sông để hỏi
Phật Ấn. Khi Đông Pha qua tới, thấy Phật Ấn liền la lên:
- Ông có quyền gì mà thóa mạ tôi bằng lời lẽ như vậy? Quen biết tôi lâu ngày mà
chẳng lẽ ông mù quáng đến thế sao?
Phật Ấn lặng lẽ quan sát họ Tô rồi mỉm cười nói:
- Tô Đông Pha, một Phật Tữ vĩ đại mà 8 ngọn gió không lay động được, thế mà giờ
đây chỉ một phát rắm cũng đủ thổi ông ta bay qua sông đến tận bờ bên nầy.
Tô Đông Pha nghe lời nói đó xong thì bất ngờ, đứng sửng khá lâu và tỉnh ngộ.
Đó là thiền sư Phật Ấn dùng cái mưu chước ấy để thức tỉnh Tô Đông Pha về cái
tánh Ngã mạn của mình, để họ Tô đến gần với giáo lý của Phật.
Một hôm TôĐông Pha tham thiền cùng tổ Phật Ấn, sau khi xả thiền cùng ngồi đàm đạo với nhau. Tô Đông Pha hỏi :
- Bạch Đại sư! Ngài nhìn thấy tôi ngồi thiền giống cái gì?
Thiền sư Phật Ấn trả lời một cách trang nghiêm và trân trọng :
- Xem ra giống một vị Phật!
Trong tâm của Tô Đông Pha nghe vậy hớn hở vui mừng, Thiền sư Phật Ấn mới hỏi lại
Tô Đông Pha :
- Ông thấy ta ra sao? Bấy giờ Tô Đông Pha nhìn thấy Thiền sư Phật Ấn mập tròn
bèn đáp :
- Nhưng mà tôi nhìn Ngài giống một đống phân
Thiền sư Phật Ấn mới bảo rằng:
- Ũa vậy à!!!
Tô Đông Pha sung sướng tươi cười cứ nghĩ là mình đã chiến thắng, trong lòng rất
sung sướng bèn đem câu chuyện kể cho tiểu muội nghe. Tiểu muội của Tô Đông Pha
nghe xong liền nói :
- Đúng rồi! Trong tâm của Tổ có Phật nên nhìn cái gì, nhìn ai cũng thấy là Phật,
còn trong tâm huynh thì.......
- Ôi trời........!!!
Đông Pha và Phật Ấn tiền thân trước
kia là hai sư huynh đệ, tu tập thiền định đạt đến công phu có thể tùy nghi mà
đi đến.vào một ngày nọ hai vị sư huynh đệ này cùng nhau tham thiền , không hiểu sao
hôm ấy vị sư đệ lại để tâm mình nảy sinh một niệm " sắc " . Vị sư
huynh trong định biết được điều này, bèn trêu chọc ( cũng đang ở trong định) .
Vị sư đệ khi xả định bèn thấy xấu hổ, công phu khổ tu , hôm nay chỉ vì một niệm
" sắc ái" mà làm hỏng hết, nghĩ vậy vị sư đệ bèn " thâu thần
nhập diệt " luôn !
vị sư huynh hối hận vô cùng , vì một niệm bất giác trêu chọc mà sinh ra đại sự
. Ngài xuất định và nghĩ : ta cũng phải theo để độ sư đệ chứ không thì sau này
sẽ sanh nhiều phiền não hệ lụy, Sư đệ vì tình ái vẫn còn nếu đi vào trong sanh
tử e sau này sẽ vì tình ái mà chịu hệ lụy (sau này Đông Pha có rất nhiều vợ) !
giao phó công việc xong, ngài cũng thâu thần thị tịch luôn
Vị sư đệ trong câu chuyện chính là tiền thân của Tô Đông Pha, vị sư huynh kia
chính là ngài Phật Ấn vậy !
Đông pha nhờ có công phu tu tập nên đời sau vinh hiển, tài phú hơn người, lại rất
phong lưu đa tình. Nhân do kiếp trước chưa tu trọn, nên rất đa văn một trong
tám nạn, ông thường tỏ ra ngạo nghễ thử thách chư Tăng bằng những câu hỏi bắt
bẽ
Một hôm Đông Pha đến chùa gặp ngài Phật Ấn và nói rằng :
Phật nói thân này là giả tạm, do duyên hợp mà thành, nếu thật như vậy
- Xin hòa thượng cho mượn cái thân tạm làm ghế ngồi được không ?
Ngài Phật Ấn mới bảo
-Nếu tôi trả lời được, xin đại quan cởi bỏ đai ngọc lại ? Tô Đông Pha gật đầu
- Cái thân " tứ đại ngũ uẩn " này là cái duyên hư hợp mà thành , tứ
tại vốn là không . Vậy xin đại quan cứ tự nhiên mà ngồi 'trên hư không
vậy" !
Tô Đông Pha cứng họng không trả lời được đành ấm ức mà cởi bỏ đai ngọc lại !
Bài học lớn chúng ta không thể không biết!
Chúng ta đều nghe biết về câu chuyện của Ngộ Đạt Quốc Sư Cao Tăng mười kiếp, mười kiếp là cao tăng mà còn rớt lên rớt xuống, trả cái nghiệp sát sanh bị oan gia
hiện làm mục ghẻ mặt người. Sau Nương Nhờ Phật lực mà chấm dứt sanh tử vãng
sanh về Tây Phương Cực Lạc
Tô Đông Pha cũng là một câu chuyện rất hay, nó minh chứng cho lời Phật dạy là
chẳng sai, cõi Ta Bà này là cõi dục giới tán địa, lấy ngũ dục làm đều vui thú,
chướng nạn thì nhiều, duyên ngăn trở tu hành rất lớn, kiếp trược, mạng trược,
phiền não trược,...Nếu cứ nguyện ở đây mà tu thì nay thời mạt pháp, sau mạt
pháp kinh điển diệt hết, chánh pháp chẳng cò,n thì sanh trở lại lấy gì mà tu?!
ngay đó cứ theo thói dục lạc mà làm sai trái mãi không ngày ra. Chi Bằng nguyện
về Cực Lạc ở đó tu học, sau đó đi mười phương cõi không chúng sanh nào không độ.
Ngay khi sống khi khuyên người tu thiện, niệm Phật,...khi chết rồi thì vãng
sanh tiếp tục hóa độ. cả một đời niệm niệm đều vì cứu độ cha mẹ anh em, thân bằng
quyến thuộc,..nhẫn đến chúng sanh trong mười cõi nước..hãy khéo suy xét câu
chuyện sau đây.
Ngài Quang Huệ và Giới Diễn là hai vị thiền sư đều ngộ đạo. Một hôm trong khi
cùng ngồi thiền, nơi tiềm thức của Ngài Giới Hiền chợt nổi lên một niệm sắc ái.
Ngài liền diệt trừ, nhưng bên kia thiền sư Quang Huệ đã hay biết. Sau khi xuất
định, Ngài Quang Huệ làm bài kệ có ý trêu cợt Ngài Giới Diễn. Thiền sư Giới Diễn
buồn thẹn, liền thâu thần nhập diệt. Ngài Quang Huệ hối hận, cho gọi đệ tử đến
phó chúc rằng:”Bạn ta trong khi thiền định có một niệm sắc ái, sau tất lụy về sắc,
vì phiền ta mà thị tịch, sau sẽ phá hoại Tam Bảo. Lỗi ấy một phần do ở nơi ta,
nếu ta không theo hóa độ, tất sẽ mang lấy hậu quả”. Dặn dò xong, Ngài cũng viên
tịch theo luôn.
Sau Quang Huệ chuyển thân làm thiền sư Phật Ấn còn Giới Diễn chuyển kiếp làm Tô
Đông Pha. Vì Đông Pha kiếp trước có tu nên thi đổ Tiến Sĩ vào đời vua Tống Nhân
Tông (1056 Tây lịch) làm quan đến chức Hàn Lâm Học sĩ kiêm Binh Bộ Thượng Thơ
tương đương với chức Bộ Trưởng Giáo Dục và Bộ Trưởng Quốc Phòng thời nay. Ông
thông minh trí tuệ mà cũng đa tài đa tình, có đến bảy người vợ và thường đem sự
thông minh bác lãm của mình mà vấn nạn các vị thiền sư. Về sau Ngài Phật Ấn chiết
phục, ông mới quay về đường lối tu Phật.
Bất cứ đi đâu, ông cũng mang theo bên mình một bức tượng tranh của Phật A Di Đà
và bảo cùng với mọi người rằng : ”Đây là quyển sổ Niệm Phật của tôi”. Đến khi
tuổi già, nằm trên giường bệnh, trong giờ phút tối hậu, có Thiện Tri Thức nhắc
nhở niệm Phật, ông phều phào trả lời rằng :
- Tôi vẫn biết niệm Phật có công đức không thể nghĩ bàn. Nhưng khổ nỗi, hiện giờ
thân thể tôi đau nhức quá, không sao niệm Phật được. (bình thời chẳng chuyên
niệm, công phu chỉ trên môi mỏ, những nghĩ đó là thật tín, thiết nguyện, nhưng
nhân quả chẳng sai lầm, bình thời tu như thế nào thì lâm chung như thế đó nhân
quả thật chẳng có lầm lạc)
Nói xong đoạn qua đời. Tiếc thay cho Ngài Giới Diễn, một cao tăng ngộ đạo khi
xưa mà kiếp này như thế! Chẳng biết kiếp sau sẽ lạc về đâu trong sáu nẻo luân hồi!
nên nói
“Công phu không thiếu cũng không dư
Muôn kiếp tham si chữa dễ trừ”.
Do khó trừ nên Bồ Tát muốn được bất thoái (không sanh trở lại) thì phải mất Ba
đại A Tăng Kỳ Kiếp...Nhìn vào gương Ngộ Đạt Quốc Sư, cùng Giới Diễn thì biết,
công phu của ta so với các Ngài một phần cũng chẳng thể bằng, ấy nên thật đáng
lo sợ trong đường sanh tử.
(BÀI ĐI SƯU TẦM)________________
CƯ SĨ DIỆU ĐỊNH