Trong các tôn giáo ở Ấn Độ từ thời Đức Phật cho đến ngày hôm nay gần như chỉ có một mình Phật giáo là không hoàn toàn ăn chay .Theo ghi chép trong kinh điển Phật giáo, Đức Phật và các vị Tỳ-kheo đệ tử thuở ban đầu không ăn chay, mà thực hành khất thực, nhận thức ăn từ sự cúng dường của người dân, ai cho gì thì ăn đấy.
Trong các truyền thống Phật giáo, có những truyền thống ăn chay, nhưng trong giáo lý căn bản Phật giáo không có ăn chay. Giới luật của người tại gia hay người xuất gia theo Phật giáo không có giới ăn chay. Trong bát Chánh đạo cũng không có cái đạo ăn chay.
Ăn chay đụng tới một Giới của người tại gia là Giới sát sinh. Đối với 10 giới Sa Di thì Giới sát sanh đứng đầu, trong Bát quan trai Giới Sát sanh cũng đứng đầu,nhưng trong Giới bổn của các vị tỳ khưu thì Giới sát sinh không phải đứng đầu. Lý do là trong Giới không sát sanh và Nghiệp không sát sanh nó phải đủ năm chi phần mới gọi là phạm Giới sát sanh.
Thiện Nghiệp không sát sanh khác với Giới không sát sanh phạm giới sát sanh phải bao gồm 5 điều sau :
Điều thứ nhất là giết hại một sinh vật đang sống
Điều thứ hai là mình biết rõ sinh vật đó đang còn sống
Điều thứ ba là mình chủ ý muốn giết.
Điều thứ tư là tạo mọi điều kiện tự mình làm hay bảo người khác làm, tạo điều kiện cho đối tượng đó bị chết.
Điều thứ năm mới là yếu tố quyết định khi đối tượng con vật hay con người đó bị chết bởi chủ ý của mình và mình thỏa mãn với hành động đó.
Hội đủ 5 yếu tố này mới gọi là tạo nghiệp sát sanh hay là phạm giới sát sanh.
Đứng về quan điểm nghiệp của Phật giáo Nguyên Thủy thì những người ăn mặn không phạm giới sát sanh,không tạo nghiệp sát sanh. Nhưng những người cố ý giết vật để cúng dường cho Chư tăng hoặc là cho người khác ăn thì phạm giới sát sanh, gọi là phi Công đức.
Nhưng nếu mua thực phẩm làm sẵn thì lại không có vấn đề gì. Trên là nói về mặt Giới luật, còn đứng về mặt hành Thiền quán Tứ niệm xứ của Phật giáo Nguyên thủy thì khi nói món ăn đó là đồ chay, món ăn đó là đồ mặn, món ăn đó là thịt là rau, là đậu thì các quý thầy đều coi đó là Khái niệm thôi.
Còn trong thực tại tu tập ,các quý thầy luôn nhận thức không có miếng thịt, không có đậu, không có rau, không có cơm… Khi các quý thầy ăn, các quý thầy chỉ ghi nhận sự mềm cứng, cay nóng của thức ăn thôi.
Khi người nào bước vào hành thiền quán Tứ Niệm xứ mà nghĩ rằng họ đang ăn miếng thịt thì đó là suy nghĩ không phải là Minh sát, không phải là Chánh niệm. Đó là suy nghĩ bằng Tưởng thì mới thấy là miếng thịt.
Còn một người đang hành Thiền Tứ niệm xứ, khi ăn một miếng gì trong miệng, thì luôn ghi nhận tính chất của nó, còn nếu mà nghĩ nó là miếng thịt hay là đậu hay là rau thì vị ấy chưa phải là đang thực hành Tứ niệm xứ, niệm Thân trên Thân.
Trong việc thực hành 4 Niệm Xứ không có Khái niệm thịt, cá, rau hay đậu… mà chỉ có mềm cứng, ngọt béo…. Nếu người thực hành còn dính mắc vào chuyện chay mặn thì họ không thể thực hành được Thiền quán Tứ niệm xứ.
Đấy là lý do rất quan trọng mà trong việc tu tập của Phật giáo Nguyên thủy không đưa ra cái chủ thuyết chay mặn này. Bởi vì thức ăn chỉ được thấy như là Pháp hay ngũ Uẩn, hay Danh Sắc, hay Hữu Vi, và nó không có chay mặn.
Đức Phật đắc đạo nhờ Trí Tuệ và Phật giáo Nguyên thủy không đặt nặng ăn món gì mà đặt nặng thái độ ăn.Món ăn đấy nếu thuộc về Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng thì là đúng pháp và khi ăn với Chánh niệm Tỉnh giác là đúng.Chánh niệm tức là nhận biết rõ tính chất của món ăn như mặn nhạt ngọt bùi cay đắng vậy thôi.
Vì vậy Đức Phật cũng nhấn mạnh rằng việc ăn chay không phải là điều kiện tiên quyết để giác ngộ, điều quan trọng hơn cả là ý thức hành động, tránh sát sinh và làm hại chúng sinh.
Tuy nhiên, truyền thống ăn chay trong Phật giáo có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố:
1,Muốn nuôi dưỡng lòng Từ bi vì có nhiều người quan niệm ăn chay giúp giảm thiểu sát sinh, hạn chế sự đau khổ cho muôn loài.
2,Làm thanh tịnh thân tâm vì có nhiều người quan niệm việc ăn uống thanh đạm giúp tâm hồn thanh tịnh, ít phiền não, thuận lợi cho việc tu tập.
3,Có yếu tố văn hóa: Ở một số vùng, việc ăn chay gắn liền với phong tục tập quán và tín ngưỡng địa phương.
4, Theo khoa học nghiên cứu chế độ ăn chay có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Vì vậy với chuyện ăn chay nếu người nào thấy phù hợp thì nên ăn, nhưng không nên quan niệm rằng mình ăn chay thì diệt được Tham Sân Si hay thành tựu đạo pháp, cái đấy không hoàn toàn đúng. Bởi vì không chỉ dòng Phật giáo Nguyên thủy mà ngay cả ở những dòng Mật tông Tây tạng các quý thầy cũng không ăn chay nhưng vẫn tu tập thành tựu được như thường, không lẽ vì vậy mà mình lại cho rằng các vị thầy đó không có lòng Từ bi hay vẫn còn nhiều Tham Sân Si hay sao ?
Vì vậy điều quan trọng với những Phật tử khi lựa chọn ăn chay thì nên lựa chọn hình thức ăn chay nào phù hợp với điều kiện sức khỏe, hoàn cảnh và khả năng của bản thân.
Và nên lưu ý việc ăn chay cần đảm bảo đủ dinh dưỡng để duy trì sức khỏe, nên biết ăn chay không phải là hình thức phô trương đạo đức hay để ganh đua so sánh,bởi vì nếu vậy thì lại làm tăng bản ngã một cách vô tình , mà trong khi đó đạo Phật chủ trương tu là để thấy được vô thường, khổ ,vô ngã, nếu giữ được nhận thức như vậy thì việc ăn chay sẽ hoàn toàn là một việc nên làm và đem lại lợi ích cho mỗi người.
Tìm hiểu và biên soạn.
MINH THIÊN 0943666611
MẬT LIÊN ĐĂNG 0987702012