Sau khi đã quy y nên nghe giảng nhiều về chính pháp, có như vậy mới có thể tiến thẳng vào Phật đạo. Tất cả các kinh điển đều nói tu học Phật pháp không thể không nghe giảng pháp. Nếu không chịu nghe bất cứ cái gì, thì làm ao có thể biết liễu sinh thoát tử? Làm sao có thể biết là có thế giới cực lạc, có Phật A Di Đà? Làm sao có thể biết khái niệm tâm linh hướng thượng? Làm ao có thể biết thế nào là chính pháp của Phật giáo? Nếu hết thảy đều không nghe, không xem (đọc) thì ngay cả đến quy y Tam bảo cũng không biết nữa!
Có thể nói hết thảy công đức của công đức của Phật pháp đều do nghe giảng pháp mà có. về nghe pháp Long Thụ Bồ tát từng nói “Có ba nguồn để nghe pháp: nghe Phật, nghe đệ tử của Phật và nghe pháp từ các sách kinh điển”.
Khi thuyết giảng chính pháp, Phật thường răn dạy chúng sinh: “Hãy chú ý lắng nghe! Nghe xong phải suy đi nghĩ lại, lựa chọn thật tốt!”. Bởi vì nếu nghe pháp mà không làm theo pháp thì không thể đạt được công đức của việc nghe pháp.
Sau đấy xin nêu ví dụ để nói ý khi nghe pháp cần phải loại bỏ ba loại sai lầm. Ví dụ như khi trời mưa, chúng ta lấy một cái bát hay cái chén để hứng nước mưa. Muốn hứng được nước thì phải tránh ba sai lầm:
1. Nếu úp ngược cái bát hoặc cái chén trên mặt đất thì nước mưa không rơi vào trong bát hoặc chén được.
2. Nếu trong bát hay trong chén có những thứ bẩn thỉu, độc hại, thì dẫn có hứng được nước cũng không thể dùng được. Hơn nữa nếu uống thứ nước đó còn có thể nguy hại.
3. Nếu cái bát hay cái chén có chỗ nứt vỡ, thì dù có hứng được nước sạch cũng chảy hết ra ngoài.
Người nghe pháp cũng vậy:
1. Nếu nghe pháp mà không chú ý, không chuyên tâm (chẳng khác nào úp ngược bát), thì nghe cũng như không nghe.
2. Tuy có chú ý lắng nghe, nhưng tâm có sẵn thành kiến, hoài nghi, chấp trước, tà kiến (cũng như trong chén, bát có sẵn thứ độc hại, bẩn thỉu), thì dẫu có nghe được chính pháp, cũng không thể có được công đức nghe pháp; trái lại còn phạm tội ác dẫn phát tà kiến hủy báng chính pháp.
3. Tuy không có thành kiến, hoài nghi, nhưng nội tâm tán loạn, công việc bận rộn (giống như chén, bát nứt, vỡ), chẳng bao lâu sẽ quên hết không còn nhớ gì.
Nghe pháp mà phạm phải ba loại sai lầm như vậy thì không thể có được công đức, lợi lạc đáng có của việc nghe pháp. Cho nên Phật nói: “Hãy chú ý lắng nghe! Nghe xong phải suy đi nghĩ lại, lựa chọn thật tốt!”