HIỂU VỀ NGHỊÊP VÀ TÁI SINH (ĐẦU THAI). Nghiệp, giản dị là Nhân và Quả. Mọi thứ trên thế giới này đều bị chi phối, cai trị bởi nghiệp, bởi sự thực là nhân và quả đang hiện hữu và áp đặt. Ví dụ, có những người có tài năng và khéo léo nhưng họ lại chẳng bao giờ được sống cho xứng đáng với những tiềm năng sẵn có của họ. Tuy nhiên lại cũng có những người thất học nhưng đã vượt lên cao trong những nỗ lực – trở thành những người lãnh đạo của lãnh vực theo đuổi. Nghiệp bao trùm cả nhiều đời và nếu chúng ta muốn biết tại sao vài biến cố nào đó xảy đến cho chúng ta ở đời này, thì chúng ta phải biết rằng “hôm nay chúng ta là gì, đó là kết quả của những việc làm của chúng ta trong quá khứ và tương lai của chúng ta được quyết định bởi những việc làm của chúng ta ở đời sống hiện tại này” Phật giáo đặt trên căn bản luật của nghiệp (law of karma), nó chuyển động trong các chu kỳ cuả quá khứ, hiện tại và tương lai. Luật nói rằng bất cứ thiện nghiệp hay ác nghiệp được tạo ra hôm nay sẽ dẫn đến hạnh phúc hay đau khổ trong tương lai. Người Trung Hoa thường nói rằng: “những tai ương và may mắn không bao giờ đi qua ngưỡng cửa nhà, trừ khi chúng được mời gọi vào.” Nói chi tiết hơn về vấn đề này thì việc làm tốt mang lại kết quả tốt và việc làm xấu mang lại kết quả xấu. Nghiệp luôn luôn công bằng, chỉ còn lại là thời gian chín đủ chưa thôi. Do bởi các hành động của chính mình mà chúng sanh chiêu cảm tất cả các loại hậu quả của nghiệp. Sau đó, chúng sinh phải trải qua những đời trong 6 cõi Samsara (cõi Trời, Người, A Tu La, Súc sinh, Quỷ đói và Địa ngục). Đây được biết như một sự đầu thai Nói theo cách ẩn dụ, thì nghiệp là cái trục, điều khiển bánh xe của sự đầu thai và đây cũng là lý do mà giống hữu tình cứ tiếp tục bị giam hãm trong vòng sinh tử. Đức Phật đã từng nói: “Cho dù cả trăm và ngàn kiếp số, nghiệp các con tạo ra vẫn không mất đi đâu. Khi những hoàn cảnh khởi đến, các con phải gánh chịu hậu quả của những hành động tạo nghiệp của các con.”
|